Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh là quốc bảo của dân tộc

Vương Trần |

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là quốc bảo, đồng thời là một đóng góp của văn hóa Việt Nam đương đại vào kho tàng văn hóa chung của nhân loại.

Ngày 17.5, Học viện Chính trị tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Giá trị tư tưởng và ý nghĩa hiện thực”. Đây là một trong những hoạt động nhân dịp kỷ niệm 129 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890 – 19.5.2019) và kỷ niệm 50 năm công bố Di chúc của Người.

Dự chương trình có Trung tướng Lê Hiền Vân - Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.

Phát biểu tại chương trình, Thiếu tướng, PGS. TS Nguyễn Văn Bạo - Giám đốc Học viện Chính trị nhấn mạnh: Kỷ niệm 129 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh là dịp để chúng ta bày tỏ lòng tri ân, kính trọng Người - một con người vĩ đại đã cống hiến trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc và phong trào cộng sản, công nhân quốc tế.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh Trần Vương
Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh Trần Vương

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Bạo, Di chúc là tâm nguyện, tình cảm, ý chí, niềm tin, trách nhiệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh với Tổ quốc, với nhân dân và sự nghiệp cách mạng. Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là quốc bảo, đồng thời là một đóng góp của văn hóa Việt Nam đương đại vào kho tàng văn hóa chung của nhân loại.

Dù chỉ với vỏn vẹn nghìn từ, nhưng Di chúc của Người chứa đựng nội dung của một đại tổng kết lý luận và thực tiễn và là một thiết kế lý luận về đổi mới - phát triển, định hướng cho cách mạng Việt Nam trong tương lai.

Thiếu tướng, PGS. TS Nguyễn Văn Bạo - Giám đốc Học viện Chính trị. Ảnh Trần Vương
Thiếu tướng, PGS. TS Nguyễn Văn Bạo - Giám đốc Học viện Chính trị. Ảnh Trần Vương

Giám đốc Học viện Chính trị cũng khẳng định, triết lý nhân sinh trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là triết lý sống và hành động, triết lý ở đời và làm người, kết hợp nhuần nhuyễn chất dân gian và trí tuệ bác học, truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế ở tầm thời đại.

Giá trị nhân văn đã làm nên sức sống mãnh liệt, ý nghĩa thời đại trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về con người, giải phóng con người và phát triển con người toàn diện.

Toàn cảnh chương trình. Ảnh Trần Vương
Toàn cảnh chương trình. Ảnh Trần Vương

Phân tích, làm rõ giá trị xây dựng văn hóa Đảng trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung tá, PGS.TS Nguyễn Đình Bắc (Chủ nhiệm bộ môn, Khoa Triết học Mác – Lênin- Học viện Chính trị Quân sự) cho biết, xây dựng văn hóa Đảng đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm nghiên cứu từ rất sớm và được thể hiện xuyên suốt, nhất quán trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi của mình.

Trong đó, Di chúc của Người là sự kết tinh, hội tụ cô đọng và hàm súc nhất. Đặc biệt là vấn đề xây dựng sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, văn hóa tự phê bình và phê bình, thực hành đạo đức cách mạng, văn hóa trọng dân, gần dân và sự nêu gương của người lãnh đạo, người đầy tớ của nhân dân...

PGS.TS Nguyễn Đình Bắc. Ảnh Trần Vương
Trung tá - PGS.TS Nguyễn Đình Bắc. Ảnh Trần Vương

PGS. TS Nguyễn Đình Bắc cho rằng: “Không xây dựng và thực hành được văn hóa Đảng thì Đảng sẽ không thể đứng vững, không đủ sức lãnh đạo cách mạng và đưa đất nước tiến lên. Chính vì vậy, toàn Đảng và mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn quán triệt, thấm nhuần tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; trong đó trước hết, chủ yếu và rất thiết thực là cần nhận thức sâu sắc, đầy đủ hơn, thực hiện triệt để hơn những giá trị khoa học và cách mạng của Người về xây dựng văn hóa Đảng trong bản Di chúc lịch sử”.

Ban tổ chức chương trình cũng cho biết, chương trình đã nhận về hơn 100 các bài tham luận. Nội dung các bài đã lý giải các vấn đề như làm rõ bối cảnh ra đời; tiếp tục khẳng định và làm sâu sắc thêm giá trị tư tưởng, giá trị lý luận và ý nghĩa thực tiễn Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

W.Burchett - Ấn tượng Hồ Chí Minh và câu chuyện nhà báo chiến trường

Vương Trần |

Chiều 16.5, Bảo tàng Báo chí Việt Nam phối hợp cùng gia đình nhà báo Wilfred Burchett thực hiện triển lãm chuyên đề: “Wilfred Burchett - Ấn tượng Hồ Chí Minh và câu chuyện nhà báo chiến trường”. Đây là một trong những hoạt động nhân dịp kỷ niệm 129 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890 – 19.5.2019).

Trưng bày chuyên đề: Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh qua tranh cổ động

VƯƠNG TRẦN - PHẠM ĐÔNG |

Kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 - 2019), ngày 10.5, tại Hà Nội, Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia và Bảo tàng mỹ thuật Việt Nam tổ chức trưng bày chuyên đề "Chân dung Hồ Chí Minh - Góc nhìn từ tranh cổ động" (1969 - 2011).

Bài học sáng soi cho Đảng cách mạng

VƯƠNG TRẦN |

Đã 50 năm, kể từ ngày bản Di chúc đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh được công bố nhưng cho tới nay, những giá trị lý luận và giá trị thực tiễn của văn kiện quý giá này vẫn còn nguyên giá trị. Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là chúc thư của một lãnh tụ thiên tài, một nhà cách mạng lỗi lạc có tầm nhìn xa, trông rộng, một chiến sĩ cộng sản suốt đời yêu thương, trân trọng con người, phấn đấu hy sinh vì tự do, hạnh phúc của con người. Một nội dung cốt lõi, bao trùm lên tất cả trong Di chúc đó là phần viết về xây dựng và chỉnh đốn Đảng. Những giá trị đó còn mãi tới hôm nay và mai sau.

U22 Việt Nam chuẩn bị lực lượng cho SEA Games 32

TAM NGUYÊN |

U22 Việt Nam nên đón nhận quy định không sử dụng cầu thủ quá tuổi SEA Games 32 theo cách nào?

QL1 qua Phú Yên: Sửa chữa không triệt để, lưu thông bất an

Hoài Luân |

Dù đã được đơn vị thi công khắc phục trước Tết, thế nhưng đến nay, nhiều đoạn trên tuyến QL1 qua Phú Yên vẫn chưa được sửa chữa triệt để, khiến cho người tham gia giao thông cảm thấy lo lắng, bất an, đặc biệt là xe máy.

Hình tượng “Nhà hát Đó” ở Nha Trang gây tranh luận

Hữu Long |

Trên một số phương tiện truyền thông giới thiệu nhà hát mới xây ở Nha Trang có tên “Đó” như một biểu tượng về du lịch, văn hóa mới của địa phương. Nhiều tranh luận đã nổ ra ngay sau khi về ý nghĩa thực sự của nhà hát này.

Quyền Linh: Khán giả khiếu nại vì tưởng tôi PR cho hơn 100 sản phẩm giả mạo

ĐÔNG DU |

Trả lời phỏng vấn Lao Động, nghệ sĩ Quyền Linh nói suốt hơn 1 năm qua, anh bị hàng trăm người lợi dụng cắt ghép hình ảnh để PR cho sản 100 sản phẩm của họ nhằm trục lợi.

Hội nghị An ninh Munich: Ông Zelensky kêu gọi hỗ trợ Ukraina nhanh hơn

Thanh Hà |

Tại Hội nghị An ninh Munich, Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky kêu gọi các đồng minh hỗ trợ nhanh hơn.

W.Burchett - Ấn tượng Hồ Chí Minh và câu chuyện nhà báo chiến trường

Vương Trần |

Chiều 16.5, Bảo tàng Báo chí Việt Nam phối hợp cùng gia đình nhà báo Wilfred Burchett thực hiện triển lãm chuyên đề: “Wilfred Burchett - Ấn tượng Hồ Chí Minh và câu chuyện nhà báo chiến trường”. Đây là một trong những hoạt động nhân dịp kỷ niệm 129 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890 – 19.5.2019).

Trưng bày chuyên đề: Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh qua tranh cổ động

VƯƠNG TRẦN - PHẠM ĐÔNG |

Kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 - 2019), ngày 10.5, tại Hà Nội, Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia và Bảo tàng mỹ thuật Việt Nam tổ chức trưng bày chuyên đề "Chân dung Hồ Chí Minh - Góc nhìn từ tranh cổ động" (1969 - 2011).

Bài học sáng soi cho Đảng cách mạng

VƯƠNG TRẦN |

Đã 50 năm, kể từ ngày bản Di chúc đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh được công bố nhưng cho tới nay, những giá trị lý luận và giá trị thực tiễn của văn kiện quý giá này vẫn còn nguyên giá trị. Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là chúc thư của một lãnh tụ thiên tài, một nhà cách mạng lỗi lạc có tầm nhìn xa, trông rộng, một chiến sĩ cộng sản suốt đời yêu thương, trân trọng con người, phấn đấu hy sinh vì tự do, hạnh phúc của con người. Một nội dung cốt lõi, bao trùm lên tất cả trong Di chúc đó là phần viết về xây dựng và chỉnh đốn Đảng. Những giá trị đó còn mãi tới hôm nay và mai sau.