Đề xuất thành lập 3 tòa án chuyên biệt, kéo dài nhiệm kỳ thẩm phán

Việt Dũng |

Tại dự thảo lần 2 hồ sơ xây dựng dự án luật sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức TAND năm 2014, TAND Tối cao đưa ra nhiều đề xuất đổi mới liên quan mô hình tổ chức toà án và chức danh thẩm phán.

Nhiều đổi mới liên quan đến mô hình tổ chức tòa án

Hiện mô hình của TAND gồm: 1 TAND Tối cao, 3 TAND cấp cao, 63 cấp tỉnh, 702 cấp huyện và tòa án quân sự.

Qua vận hành, TAND Tối cao cho rằng việc tổ chức này có nhiều hạn chế khi chưa theo thẩm quyền xét xử mà gắn với địa giới hành chính

Cụ thể, TAND cấp huyện là nơi giải quyết, xét xử sơ thẩm trên 80% các loại vụ việc thuộc thẩm quyền. Số lượng mỗi nơi khác nhau, có huyện một năm trên 3.000 vụ nhưng có nơi chỉ dưới 100.

Việc này dẫn đến hệ quả, các tòa án có khối lượng công việc lớn thì chịu gánh nặng về đội ngũ cán bộ và cơ sở vật chất. Trong khi tòa ít việc nhưng vẫn phải bố trí đầy đủ nhân lực, trụ sở cho đến phương tiện, gây lãng phí.

Với TAND cấp tỉnh, các tòa vừa xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, lại vừa phải kiểm tra bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của TAND cấp huyện. Điều đó khiến công việc dàn trải, thẩm phán thiếu tập trung vào một giai đoạn tố tụng nhất định.

TAND Tối cao còn nhận thấy tổ chức tòa án theo địa giới hành chính còn dẫn đến nhận thức rằng "tòa án là một đơn vị hành chính thuộc địa phương", còn tòa tối cao là cơ quan Trung ương. Việc này khiến hạ thấp địa vị của tòa cấp tỉnh, huyện, gây khó khăn trong giải quyết vụ án.

Với những phân tích trên, TAND Tối cao đề xuất xác định thẩm quyền của tòa án "theo cấp xét xử thay vì theo cấp hành chính".

Theo đó, mô hình tổ chức mới của TAND được đề xuất gồm: TAND Tối cao, cấp cao, phúc thẩm, sơ thẩm, sơ thẩm chuyên biệt và tòa án quân sự.

TAND phúc thẩm được xây dựng tại 63 tỉnh, thành, có nhiệm vụ chính là xét xử phúc thẩm các vụ án của tòa sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị. TAND sơ thẩm được tổ chức tại các quận, huyện, thị xã.

Như đề xuất này, TAND cấp tỉnh sẽ đổi thành toà phúc thẩm, cấp huyện đổi thành sơ thẩm. Ví dụ, TAND phúc thẩm Hà Nội, TAND sơ thẩm Hoàn Kiếm.

Một điểm mới so với hiện hành là TAND Tối cao đề xuất thành lập ba tòa chuyên biệt là Hành chính, Sở hữu trí tuệ, Phá sản trong cơ cấu tổ chức của TAND Cấp cao.

Tòa Hành chính sẽ xử sơ thẩm các vụ án hành chính, tòa Phá sản xử sơ thẩm các vụ việc phá sản, toàn Sở hữu trí tuệ giải quyết các vụ án liên quan sở hữu trí tuệ.

TAND sơ thẩm chuyên biệt có Chánh án, Phó Chánh án, thẩm phán, thẩm tra viên, thư ký tòa án, Chánh Văn phòng và tương đương...

Dự thảo đề xuất trước mắt sẽ thành lập một TAND Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội, hai TAND Phá sản tại Hà Nội và TP HCM. Người tham gia xét xử ở TAND chuyên biệt là chuyên gia, có chuyên môn cao về lĩnh vực xét xử.

TAND đề xuất kéo dài nhiệm kỳ công tác của thẩm phán

Hiện tại, thẩm phán TAND gồm thẩm phán TAND Tối cao, thẩm phán cao cấp, trung cấp, sơ cấp.

Theo quy định này, TAND Tối cao không có thẩm phán cao cấp, trung cấp, sơ cấp; TAND cấp cao không có thẩm phán trung cấp, sơ cấp.

Theo TAND Tối cao các vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Hội đồng thẩm phán đều là án khó, đòi hỏi người giải quyết phải có chuyên môn vững, kinh nghiệm xét xử.

Bởi thế theo quy định hiện hành không còn phù hợp, không huy động được thẩm phán giàu kinh nghiệm đến làm việc tại TAND Tối cao và Cấp cao.

TAND Tối cao đề xuất sửa đổi, bổ sung ba ngạch của thẩm phán theo hướng: thẩm phán TAND Tối cao, thẩm phán và thẩm phán dự bị. Thẩm phán bao gồm các bậc từ bậc 1 đến 8.

Thẩm phán dự bị sẽ do Chánh án TAND Tối cao bổ nhiệm, thực hiện một số công việc của thẩm phán trong giai đoạn chuẩn bị xét xử nhưng không được làm chủ tọa phiên tòa hoặc tham gia các phiên họp giải quyết vụ việc thuộc thẩm quyền của tòa án.

Về nhiệm kỳ của thẩm phán, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 quy định nhiệm kỳ đầu là 5 năm. Khi bổ nhiệm lại hoặc bổ nhiệm vào ngạch thẩm phán khác thì nhiệm kỳ tiếp theo 10 năm.

Tuy nhiên, TAND Tối cao cho cho rằng, quy định nhiệm kỳ như hiện hành chưa tạo tâm lý yên tâm công tác cho các thẩm phán.

TAND Tối cao đề xuất bổ sung theo hướng kéo dài nhiệm kỳ của thẩm phán nhưng chưa nêu thời gian bao nhiêu năm.

Việt Dũng
TIN LIÊN QUAN

Chuyển đổi số trong hoạt động tố tụng ngành toà án

Việt Dũng |

Xét xử trực tuyến, phần mềm trợ lý ảo thẩm phán, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến... là các chương trình được ngành toà án triển khai trong chuyển đổi số.

Chi tiết bảng lương của thẩm phán, thư ký toà án năm 2022

Bảo Hân (T/H) |

Mức lương cơ sở để tính bảng lương cho thẩm phán, thư ký tòa án vẫn sẽ là 1.490.000 đồng trong năm 2022.

Các toà án nhân dân có 15.237 biên chế giai đoạn 2022-2026

Vương Trần |

Bộ Chính trị quyết định, tổng biên chế của các toà án nhân dân giai đoạn 2022 - 2026 là 15.237 biên chế, gồm 15.137 cán bộ, công chức và 100 viên chức.

Vật dụng, tranh ảnh của vua Khải Định, Bảo Đại được đấu giá

Huyền Chi |

Phiên đấu giá các hiện vật của vua Khải Định, Bảo Đại sẽ diễn ra vào ngày 17.3 tại Paris, Pháp.

Hoạt động đăng kiểm ở Bắc Kạn tê liệt, UBND tỉnh kiến nghị được hỗ trợ

An Trịnh |

UBND tỉnh  Bắc Kạn có văn bản gửi Bộ GTVT, Cục Đăng kiểm Việt Nam đề nghị sớm có phương án hỗ trợ giải quyết khó khăn về đăng kiểm trên địa bàn.

CEP đóng góp hiệu quả vào phòng chống tín dụng đen trong công nhân lao động

Nam Dương |

TPHCM - Các khoản vay với lãi suất thấp và lịch hoàn trả phù hợp từ Tổ chức Tài chính vi mô CEP (CEP) đã giúp công nhân và gia đình tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống, tránh vay “tín dụng đen”.

Doanh nghiệp số phải gắn sứ mệnh của mình với sứ mệnh quốc gia

HỮU CHÁNH |

Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, các doanh nghiệp số Việt Nam đi ra nước ngoài là nhiệm vụ khó khăn nhưng đầy vinh quang, là sứ mệnh giúp Việt Nam trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045.

Ám ảnh với những hội nhóm “rủ nhau làm liều” trên mạng xã hội

Phùng Nhung |

Hiện nay trên mạng xã hội có rất nhiều những hội nhóm mang tính chất tiêu cực như: Những người vỡ nợ muốn làm liều; những người muốn tự tử; những người chán sống… Nhiều vụ việc vi phạm pháp luật cũng xảy ra từ đây.

Chuyển đổi số trong hoạt động tố tụng ngành toà án

Việt Dũng |

Xét xử trực tuyến, phần mềm trợ lý ảo thẩm phán, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến... là các chương trình được ngành toà án triển khai trong chuyển đổi số.

Chi tiết bảng lương của thẩm phán, thư ký toà án năm 2022

Bảo Hân (T/H) |

Mức lương cơ sở để tính bảng lương cho thẩm phán, thư ký tòa án vẫn sẽ là 1.490.000 đồng trong năm 2022.

Các toà án nhân dân có 15.237 biên chế giai đoạn 2022-2026

Vương Trần |

Bộ Chính trị quyết định, tổng biên chế của các toà án nhân dân giai đoạn 2022 - 2026 là 15.237 biên chế, gồm 15.137 cán bộ, công chức và 100 viên chức.