Đề xuất phương án cải cách tiền lương từ 1.7.2022

Đặng Chung |

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ rà soát, tính toán cân đối ngân sách nhà nước để đề xuất phương án cải cách tiền lương năm 2022.

Mức lương thấp nhất của khu vực công sẽ thay đổi

Sáng 28.7, với 479/479 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021 – 2025.

Kết quả biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021 – 2025.

Trước khi thông qua nghị quyết, Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính- Ngân sách Nguyễn Phú Cường đã báo cáo trước Quốc hội về việc tiếp thu, giải trình về Kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021- 2025.

Theo ông Nguyễn Phú Cường, quá trình thảo luận, một số ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ thêm về định hướng cải cách chính sách tiền lương đối với đội ngũ cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang và lương hưu đối với đối tượng nghỉ hưu trước năm 1995.

Về vấn đề đại biểu đề nghị, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo như sau: Việc xây dựng Kế hoạch tài chính 5 năm 2021-2025 đã dự kiến lộ trình cải cách tiền lương theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW của Trung ương 7 (Khóa XII), theo đó từ ngày 1.7.2022, mức lương thấp nhất của khu vực công bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp, đồng thời mở rộng quan hệ tiền lương.

Đối với lương hưu, theo tinh thần Nghị quyết số 28-NQ/TW của Trung ương 7 (Khóa XII), việc điều chỉnh sẽ thực hiện độc lập đối với tiền lương của người đang làm việc và quan tâm điều chỉnh thỏa đáng đối với nhóm người có mức lương hưu thấp, nghỉ hưu trước năm 1995, nhằm thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ.

Ông Nguyễn Phú Cường cho biết, tiếp thu ý kiến đại biểu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ rà soát, tính toán cân đối ngân sách nhà nước để đề xuất phương án cải cách tiền lương năm 2022; trong đó có lương hưu với lộ trình và bước đi phù hợp với tinh thần Nghị quyết 27 và 28 của Trung ương, báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp tháng 10 tới.

Tập trung nguồn lực để thực hiện cải cách tiền lương từ 1.7.2022

Nghị quyết về Kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021 – 2025 mà Quốc hội thông qua xác định mục tiêu tổng quát là huy động, phân bổ, quản lý, sử dụng có hiệu quả tổng thể các nguồn lực, trong đó nguồn lực bên trong là chiến lược, cơ bản, lâu dài kết hợp hiệu quả với nguồn lực bên ngoài là quan trọng, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội...;

Siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao trách nhiệm giải trình, bảo đảm công khai, minh bạch; tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý tài chính quốc gia.

Một số mục tiêu cụ thể mà nghị quyết đặt ra: Tổng thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 8,3 triệu tỉ đồng; tỉ lệ huy động vào ngân sách nhà nước bình quân không thấp hơn 16% GDP. Trong đó, từ thuế, phí khoảng 13 - 14% GDP; tỉ trọng thu nội địa bình quân khoảng 85-86% tổng thu ngân sách nhà nước.

Tổng chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 10,26 triệu tỉ đồng. Trong đó, tỉ trọng chi đầu tư phát triển bình quân khoảng 28%, tỉ trọng chi thường xuyên bình quân khoảng 62-63% tổng chi ngân sách nhà nước.

Tỉ lệ bội chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 bình quân 3,7% GDP.

Tổng mức vay trong giai đoạn 2021 - 2025 là 3,068 triệu tỉ đồng, trong đó mức vay của ngân sách trung ương khoảng 2,9 triệu tỉ đồng; nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ khoảng 1,7 triệu tỉ đồng

Nghị quyết cũng yêu tập trung nguồn lực để thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 1.7.2022. Không sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư cho đầu tư xây dựng cơ bản và các mục đích khác. Số tăng thu, tiết kiệm chi hàng năm ưu tiên để tạo nguồn cải cách tiền lương theo Nghị quyết Trung ương 7 (khóa XII), giảm bội chi, trả nợ gốc và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, trường hợp sử dụng cho đầu tư phải tập trung cho các dự án lớn trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành.

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Quốc hội chốt cơ cấu thành viên Chính phủ nhiệm kỳ mới

Nguyễn Hà |

Với tổng số 479/479 số phiếu tán thành, đạt tỷ lệ 95,99% (tính trên tổng số đại biểu) Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

Thông qua mục tiêu năm 2025 GDP bình quân đầu người đạt 4.700-5.000 USD

Đặng Chung |

Chiều 27.7, với 475/477 số đại biểu Quốc hội có mặt tán thành, tương đương 95,59% tổng số đại biểu, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025.

Đề xuất đưa danh mục nhà ở cho công nhân lao động vào kế hoạch đầu tư công

Đặng Chung |

Trước thực trạng các dự án nhà ở xã hội, ký túc xá cho công nhân còn thiếu trầm trọng, cách xa với nhu cầu nhà ở của người lao động, đại biểu Nguyễn Đình Khang - Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận) - đề xuất Quốc hội đưa “danh mục phát triển nhà ở xã hội” vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Quốc hội chốt cơ cấu thành viên Chính phủ nhiệm kỳ mới

Nguyễn Hà |

Với tổng số 479/479 số phiếu tán thành, đạt tỷ lệ 95,99% (tính trên tổng số đại biểu) Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

Thông qua mục tiêu năm 2025 GDP bình quân đầu người đạt 4.700-5.000 USD

Đặng Chung |

Chiều 27.7, với 475/477 số đại biểu Quốc hội có mặt tán thành, tương đương 95,59% tổng số đại biểu, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025.

Đề xuất đưa danh mục nhà ở cho công nhân lao động vào kế hoạch đầu tư công

Đặng Chung |

Trước thực trạng các dự án nhà ở xã hội, ký túc xá cho công nhân còn thiếu trầm trọng, cách xa với nhu cầu nhà ở của người lao động, đại biểu Nguyễn Đình Khang - Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận) - đề xuất Quốc hội đưa “danh mục phát triển nhà ở xã hội” vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.