Đề xuất giảm 2% thuế VAT đến ngày 30.6.2024 để kích thích tiêu dùng trong nước

Phạm Đông |

Theo các chuyên gia và đại biểu Quốc hội, trong bối cảnh sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn khó khăn, thì việc Chính phủ đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2024 là cần thiết.

Tiếp tục đề xuất giảm 2% thuế VAT

Tiếp tục kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV, ngày 20.11, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về việc giảm thuế giá trị gia tăng (VAT). Sau đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về nội dung này.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách (TCNS) của Quốc hội Lê Quang Mạnh, đa số ý kiến trong Ủy ban nhất trí với sự cần thiết ban hành chính sách để đồng hành cùng Chính phủ trong các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.

Cụ thể: Giảm 2% thuế suất thuế VAT đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%), trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sau: viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than) than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Thời gian áp dụng từ ngày 1.1.2024 đến hết ngày 30.6.2024.

Đa số ý kiến trong Ủy ban TCNS nhất trí với nội dung thể hiện tại dự thảo Nghị quyết. Một số ý kiến đề nghị Chính phủ đánh giá kỹ hơn về khả năng đạt được mục tiêu kích cầu tiêu dùng khi ban hành và thực thi chính sách vì mặc dù đã áp dụng chính sách giảm thuế VAT trong các tháng cuối năm 2023 song tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý III/2023 (là thời gian áp dụng chính sách) mức tăng chỉ là 7,3%, thấp hơn so với mức tăng của quý I, quý II/2023 khi không có chính sách giảm thuế VAT (quý I/2023 tăng 13,9%, quý II/2023 tăng 10,9%).

Đồng thời, đề nghị Chính phủ có giải pháp để chỉ đạo, điều hành chủ động, kịp thời, bảo đảm nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước năm 2024.

Cũng theo Chủ nhiệm Lê Quang Mạnh, có ý kiến cho rằng, đánh giá tác động giảm thu khoảng 25.000 tỉ đồng chưa có cơ sở tính toán chính xác, chưa dự báo được mức độ, lĩnh vực, ngành hàng sẽ có chuyển biến tích cực khi thực hiện chính sách. Vì vậy, đề nghị Chính phủ bổ sung đầy đủ đánh giá tác động của việc thực hiện chính sách.

Ngoài ra, một số ý kiến đề nghị cân nhắc mở rộng phạm vi đối tượng được giảm thuế VAT theo hướng áp dụng thuế suất 8% đối với tất cả các nhóm hàng hoá, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%.

Người dân bớt gánh nặng, doanh nghiệp tiêu thụ được hàng hóa

Đánh giá cao đề xuất tiếp tục giảm thuế VAT của Bộ Tài chính, trao đổi với Lao Động, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (giảng viên cao cấp Học viện Tài chính) phân tích, khi giảm thuế VAT 2% thì về mặt lý thuyết, giá sẽ giảm tương ứng 2%, điều đó có nghĩa là người tiêu dùng được hưởng lợi mua hàng hóa, dịch vụ với mức giá rẻ hơn.

Theo chuyên gia, khi người dân mua được nhiều hàng hóa, dịch vụ hơn sẽ giúp cho doanh nghiệp bán được nhiều hàng hơn từ đó giải phóng được hàng tồn kho, cải thiện vòng quay vốn và tăng tính thanh khoản cũng như gia tăng sản lượng sản xuất, giải quyết được vấn đề việc làm và an sinh xã hội. Quá trình này giúp cung tăng lên làm cho nền kinh tế được lưu thông, sớm phục hồi và tăng trưởng.

Còn theo đại biểu Quốc hội, việc triển khai giảm thuế VAT đã được thực hiện trong 11 tháng của năm 2022 và 6 tháng của năm 2023 đã tạo ra những hiệu ứng tích cực cho nền kinh tế, kích thích tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, giúp các doanh nghiệp nhanh chóng phục hồi. Việc tiếp tục đề xuất thực hiện chính sách hỗ trợ này trong năm 2024 đang nhận được nhiều sự hưởng ứng, ủng hộ từ phía doanh nghiệp.

Tuy nhiên, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thu Hà (Đoàn Quảng Ninh) cho rằng, thời gian qua nổi lên vấn đề về ách tắc, tồn đọng hoàn thuế VAT đối với các doanh nghiệp và một số hiệp hội ngành hàng.

Do đó, đại biểu Đoàn Quảng Ninh đề nghị Chính phủ khẩn trương rà soát, cải cách tinh gọn các thủ tục hành chính; tháo gỡ vướng mắc từ các văn bản chuyên ngành, giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp trong thời gian tới.

Doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, nới lỏng chính sách tài khóa là cần thiết

Theo nhận định của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), việc nới lỏng chính sách tài khoá thông qua việc tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng vào thời điểm này là hết sức cần thiết, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp lấy lại đà tăng trưởng, tạo việc làm.

Các phân tích của VCCI cho thấy, thực tế tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong năm 2023 vẫn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2023 được dự báo chỉ ở mức trên 5% và đây là mức tương đối thấp trong nhiều thập kỷ qua. Đáng lo ngại là tình trạng khó khăn này được dự đoán sẽ tiếp tục trong giai đoạn đầu năm 2024 khi kinh tế thế giới chưa kịp phục hồi và kinh tế trong nước vẫn phải đối mặt với nhiều vấn đề.

Cũng theo VCCI, biện pháp giảm thuế giá trị gia tăng mang lại nhiều tác động tích cực đối với các doanh nghiệp và nền kinh tế trong hai năm 2022 và 2023, đặc biệt là việc giúp tăng tiêu dùng nội địa trong bối cảnh các đơn hàng xuất khẩu gặp nhiều khó khăn.

Trong khi đó theo tính toán của Bộ Tài chính, nếu áp dụng giảm thuế giá trị gia tăng 2% trong 6 tháng đầu năm 2024, dự kiến ngân sách Nhà nước sẽ giảm thu khoảng 4.175 tỉ đồng mỗi tháng, trong đó, giảm thu khâu nội địa là 2.700 tỉ đồng; giảm thu khâu nhập khẩu khoảng 1.475 tỉ đồng mỗi tháng.

Ở khía cạnh khác, dù nhìn nhận đây là giải pháp tích cực song theo ghi nhận của VCCI, thời gian qua, các doanh nghiệp vẫn gặp khá nhiều vướng mắc khi áp dụng chính sách giảm thuế giá trị gia tăng, chủ yếu xuất phát từ việc phân loại hàng hoá nào phải chịu thuế 10%, hàng hoá nào được giảm thuế xuống 8%.

Cẩm Hà

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Bộ Tài chính trả lời trường hợp bán ôtô trả nợ có phải đóng thuế VAT

Xuyên Đông |

Nhiều doanh nghiệp thắc mắc, họ đã phải bán ôtô là giao dịch đảm bảo với ngân hàng. Trường hợp này có phải đóng thuế VAT (thuế giá trị gia tăng) không?

Có nên giảm 2% thuế VAT cho tất cả lĩnh vực?

Minh Ánh |

Doanh nghiệp cho rằng, cần áp dụng chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) cho tất cả các mặt hàng để “gỡ khó” cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh... Tuy nhiên, các chuyên gia khẳng định, có nhiều lý do không nên áp dụng tràn lan chính sách này.

Doanh nghiệp vẫn gặp nhiều vướng mắc với giảm thuế VAT

TRÍ MINH |

Vẫn có nhiều câu hỏi được gửi đến cơ quan thuế liên quan đến vướng mắc giảm thuế giá trị gia tăng (VAT). Để gỡ khó cho doanh nghiệp, người nộp thuế, mới đây, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã có đề xuất cơ quan quản lý cân nhắc phương án giảm thuế giá trị gia tăng cho tất cả hàng hoá, dịch vụ từ mức 10% xuống mức 8% trong 6 tháng đầu năm 2024.

Giới hạn đối tượng được giảm thuế VAT trong năm sau là phù hợp và công bằng

Đức Mạnh (thực hiện) |

Chính phủ vừa đồng ý với đề xuất của Bộ Tài chính giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) trong 6 tháng đầu năm 2024. Phóng viên Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với bà Lăng Trịnh Mai Hương - chuyên gia về thuế, kế toán, kiểm toán - đại diện Việt Nam tại Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC) - về những tác động của chính sách này.

Tiếp tục giảm thuế VAT, chia sẻ với người dân, trợ lực cho doanh nghiệp

Đức Mạnh - Minh Ánh |

Trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, việc kéo dài chính sách giảm thuế VAT 2% được nhận định sẽ có những tác động tích cực bởi không chỉ đơn thuần là hỗ trợ người dân, doanh nghiệp về tài chính mà còn thể hiện sự đồng hành và chia sẻ từ phía Chính phủ, để giúp doanh nghiệp phục hồi, phát triển.

"Khoan thư sức dân" không chỉ từ việc giảm thuế VAT

Lê Thanh Phong |

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đồng ý với đề xuất của Bộ Tài chính giảm 2% thuế VAT trong 6 tháng đầu năm 2024. Người dân, doanh nghiệp phấn khởi từ thông tin này, vì thêm một cơ hội mới để thúc đẩy sản xuất kinh doanh.

Chính phủ đồng ý giảm 2% thuế VAT trong nửa đầu năm 2024

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đồng ý với đề xuất của Bộ Tài chính giảm 2% thuế VAT trong 6 tháng đầu năm 2024. Dự kiến việc giảm thuế VAT này sẽ khiến ngân sách hụt thu khoảng 25.000 tỉ đồng.

Chưa phát hiện trường hợp nào kết án oan người vô tội

PHẠM ĐÔNG - THÙY LINH |

Theo báo cáo của Viện Kiểm sát Nhân dân (KSND) Tối cao, chưa để xảy ra trường hợp nào bị oan thuộc trách nhiệm của cơ quan điều tra Viện KSND Tối cao. Các hình phạt được Tòa án áp dụng bảo đảm nghiêm minh, chưa phát hiện trường hợp nào kết án oan người vô tội.

Bộ Tài chính trả lời trường hợp bán ôtô trả nợ có phải đóng thuế VAT

Xuyên Đông |

Nhiều doanh nghiệp thắc mắc, họ đã phải bán ôtô là giao dịch đảm bảo với ngân hàng. Trường hợp này có phải đóng thuế VAT (thuế giá trị gia tăng) không?

Có nên giảm 2% thuế VAT cho tất cả lĩnh vực?

Minh Ánh |

Doanh nghiệp cho rằng, cần áp dụng chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) cho tất cả các mặt hàng để “gỡ khó” cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh... Tuy nhiên, các chuyên gia khẳng định, có nhiều lý do không nên áp dụng tràn lan chính sách này.

Doanh nghiệp vẫn gặp nhiều vướng mắc với giảm thuế VAT

TRÍ MINH |

Vẫn có nhiều câu hỏi được gửi đến cơ quan thuế liên quan đến vướng mắc giảm thuế giá trị gia tăng (VAT). Để gỡ khó cho doanh nghiệp, người nộp thuế, mới đây, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã có đề xuất cơ quan quản lý cân nhắc phương án giảm thuế giá trị gia tăng cho tất cả hàng hoá, dịch vụ từ mức 10% xuống mức 8% trong 6 tháng đầu năm 2024.

Giới hạn đối tượng được giảm thuế VAT trong năm sau là phù hợp và công bằng

Đức Mạnh (thực hiện) |

Chính phủ vừa đồng ý với đề xuất của Bộ Tài chính giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) trong 6 tháng đầu năm 2024. Phóng viên Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với bà Lăng Trịnh Mai Hương - chuyên gia về thuế, kế toán, kiểm toán - đại diện Việt Nam tại Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC) - về những tác động của chính sách này.

Tiếp tục giảm thuế VAT, chia sẻ với người dân, trợ lực cho doanh nghiệp

Đức Mạnh - Minh Ánh |

Trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, việc kéo dài chính sách giảm thuế VAT 2% được nhận định sẽ có những tác động tích cực bởi không chỉ đơn thuần là hỗ trợ người dân, doanh nghiệp về tài chính mà còn thể hiện sự đồng hành và chia sẻ từ phía Chính phủ, để giúp doanh nghiệp phục hồi, phát triển.

"Khoan thư sức dân" không chỉ từ việc giảm thuế VAT

Lê Thanh Phong |

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đồng ý với đề xuất của Bộ Tài chính giảm 2% thuế VAT trong 6 tháng đầu năm 2024. Người dân, doanh nghiệp phấn khởi từ thông tin này, vì thêm một cơ hội mới để thúc đẩy sản xuất kinh doanh.

Chính phủ đồng ý giảm 2% thuế VAT trong nửa đầu năm 2024

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đồng ý với đề xuất của Bộ Tài chính giảm 2% thuế VAT trong 6 tháng đầu năm 2024. Dự kiến việc giảm thuế VAT này sẽ khiến ngân sách hụt thu khoảng 25.000 tỉ đồng.