Đề xuất đưa danh mục nhà ở cho công nhân lao động vào kế hoạch đầu tư công

Đặng Chung |

Trước thực trạng các dự án nhà ở xã hội, ký túc xá cho công nhân còn thiếu trầm trọng, cách xa với nhu cầu nhà ở của người lao động, đại biểu Nguyễn Đình Khang - Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận) - đề xuất Quốc hội đưa “danh mục phát triển nhà ở xã hội” vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

Vấn đề bức xúc hàng đầu của công nhân lao động là nhà ở

Chiều 27.7, tiếp tục chương trình làm việc của kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận về kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia, kế hoạch vay, trả nợ công và kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

Phát biểu tại hội trường, đại biểu Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - đã có những đề xuất và kiến nghị cần dành quỹ đất phát triển nhà ở cho công nhân.

Thay mặt tổ chức Công đoàn và giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu Nguyễn Đình Khang gửi lời cảm ơn Đảng, Nhà nước, các ban, bộ, ngành Trung ương, cấp ủy, chính quyền các địa phương thời gian qua đã dành cho tổ chức Công đoàn Việt Nam, công nhân, viên chức, lao động cả nước sự quan tâm, chăm lo toàn diện.

Trong đó, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 02 về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”. Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 16 về đảm bảo việc làm bền vững, nâng cao mức sống, cải thiện điều kiện làm việc của công nhân lao động.

Ngoài ra, còn có nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp phòng chống dịch COVID-19 để bảo vệ sức khỏe, việc làm, thu nhập của người lao động, cùng các gói hỗ trợ công nhân lao động và doanh nghiệp gặp khó khăn.

“Sự quan tâm, hỗ trợ kịp thời đó đã và đang giúp công nhân lao động vượt qua khó khăn, tích cực phòng chống dịch, tham gia sản xuất, góp phần cùng cả nước thực hiện mục tiêu kép”- Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nhấn mạnh.

Bày tỏ sự đồng tình cao về tờ trình Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 do Chính phủ trình Quốc hội, tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Đình Khang đề nghị bổ sung danh mục phát triển nhà ở xã hội, trong đó có nhà ở cho công nhân vào danh mục đầu tư công.

Lý do cần thực hiện điều này, theo đại biểu, dù các chủ trương của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về nhà ở xã hội nói chung, nhà ở cho công nhân nói riêng đã đề cập là hết sức rõ ràng, nhưng các dự án nhà ở xã hội, ký túc xá công nhân còn thiếu trầm trọng, cách xa với nhu cầu nhà ở cho người lao động.

“Một trong những vấn đề bức xúc hàng đầu hiện nay của công nhân lao động cả nước là vấn đề nhà ở. Thực tế triển khai công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 vừa qua, bức xúc này càng lộ rõ.

Hàng triệu công nhân từ Bắc chí Nam khi bị cách ly, phong tỏa nhiều ngày trong thời tiết nắng nóng gay gắt nhưng phải sống trong các phòng trọ do người dân xây dựng tự phát, chật chội, ẩm thấp, thiếu tiện nghi tối thiểu, giá thuê cao.

Điển hình có những địa phương tại một thôn ở gần các khu công nghiệp chỉ có hơn 1.000 dân, nhưng lại là nơi lưu trú của gần 10.000 công nhân lao động. Điều này tạo nên sức ép rất lớn về mật độ dân số, gây áp lực về hạ tầng xã hội và dễ phát sinh các vấn đề về an ninh trật tự”- Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang nêu thực tế.

Ông cũng dẫn chứng một báo cáo mới đây của Bộ Xây dựng, khi cả nước hiện chỉ có 214 dự án nhà ở xã hội dành cho công nhân với quy mô sử dụng đất khoảng 600ha (trong đó đã hoàn thành 116 dự án với diện tích đất hơn 250ha). Như vậy, mới chỉ có khoảng 41% diện tích đất được đầu tư xây dựng đưa vào sử dụng.

Riêng nhà ở cho công nhân khu công nghiệp, đến nay cả nước mới có 2.580.000m2, đủ bố trí cho khoảng hơn 330.000 người lao động. “Con số này thật quá ít ỏi so với thực tế nhu cầu về nhà ở của hàng chục triệu công nhân”- đại biểu Nguyễn Đình Khang nhấn mạnh.

Cần dành nguồn vốn phát triển nhà ở công nhân

Khẳng định Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết 02 ngày 12.6.2021 của Bộ Chính trị và Chỉ thị 16 ngày 14.6.2021 của Thủ tướng Chính phủ đều đề cập và nhấn mạnh ưu tiên xây dựng nhà ở cho công nhân, để hiện thực hóa chủ trương nhân văn này, đại biểu Nguyễn Đình Khang đề nghị Chính phủ cần xây dựng chính sách đủ mạnh để có thể thu hút các nhà đầu tư phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt là nhà ở cho công nhân, đặt mục tiêu rõ ràng để thực hiện.

Đồng thời, rất cần thiết phải bố trí một phần vốn ngân sách nhà nước để làm “vốn mồi” cho chương trình phát triển nhà ở cho công nhân, chứ không thể khoán trắng nhà ở xã hội cho các nhà đầu tư thuộc thành phần kinh tế ngoài nhà nước.

“Từ thực tế cấp bách về vấn đề nhà ở cho công nhân, tôi trân trọng đề nghị Quốc hội xem xét đưa danh mục phát triển nhà ở xã hội vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

Đồng thời, xem xét, bổ sung trong kế hoạch vốn một gói để thực hiện chính sách nhà ở xã hội, chăm lo cho công nhân - lực lượng đang trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội nhưng rất dễ bị tổn thương, để hướng đến xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”- đại biểu Nguyễn Đình Khang đề nghị.

Cũng theo Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, cử tri là công nhân, lao động cả nước tin tưởng rằng, mong muốn của họ sẽ được Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và toàn xã hội quan tâm để họ có điều kiện tái tạo sức lao động, yên tâm hăng say lao động sản xuất, đóng góp ngày càng nhiều cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Giám sát để người có công và gia đình hưởng đủ chính sách ưu đãi

Nguyễn Hà |

Trong bài phát biểu trước Quốc hội nhân ngày 27.7, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Quốc hội, đại biểu Quốc hội tiếp tục đề cao tinh thần trách nhiệm, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, nhất là trong công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật, và giám sát việc thực hiện chính sách người có công để những người có công và gia đình được thụ hưởng đầy đủ các chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước.

Công nhân là F0, trăn trở lo cho gia đình không có cái ăn

Đình Trọng - Hồng Phúc |

Hai anh em ruột Nguyễn Văn H (sinh năm 2000) và Nguyễn Văn H (sinh năm 2003) là công nhân Công ty TNHH Yong Hao Việt Nam (TP.Thuận An, Bình Dương) đều trở thành F0 trong đại dịch COVID-19. Hàng ngày trong khu cách ly, hai anh em đều nóng ruột ngóng ngày khỏi bệnh trở ra để được tiếp tục làm việc, phụ giúp bố mẹ.

Phá vỡ trì trệ, ách tắc trong giải ngân vốn đầu tư công

Cao Nguyên |

Hơn 6 tháng đầu năm 2021, giải ngân vốn đầu tư công được đánh giá ở mức độ thấp, đạt 133.890,16 tỉ đồng, bằng 29,02% kế hoạch Thủ tướng giao, giảm so với cùng kỳ 2020. Có tới 37/50 bộ, ngành trung ương giải ngân dưới 20% vốn kế hoạch. Có 16/63 địa phương cũng trong tình trạng tương tự và thậm chí có tới 37/63 địa phương tỉ lệ giải ngân là 0%. Theo các chuyên gia, trong bối cảnh nền kinh tế đang chịu những tác động nghiêm trọng của đại dịch COVID-19, để phục hồi và phát triển, dòng vốn đầu tư phải được khơi thông.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Giám sát để người có công và gia đình hưởng đủ chính sách ưu đãi

Nguyễn Hà |

Trong bài phát biểu trước Quốc hội nhân ngày 27.7, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Quốc hội, đại biểu Quốc hội tiếp tục đề cao tinh thần trách nhiệm, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, nhất là trong công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật, và giám sát việc thực hiện chính sách người có công để những người có công và gia đình được thụ hưởng đầy đủ các chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước.

Công nhân là F0, trăn trở lo cho gia đình không có cái ăn

Đình Trọng - Hồng Phúc |

Hai anh em ruột Nguyễn Văn H (sinh năm 2000) và Nguyễn Văn H (sinh năm 2003) là công nhân Công ty TNHH Yong Hao Việt Nam (TP.Thuận An, Bình Dương) đều trở thành F0 trong đại dịch COVID-19. Hàng ngày trong khu cách ly, hai anh em đều nóng ruột ngóng ngày khỏi bệnh trở ra để được tiếp tục làm việc, phụ giúp bố mẹ.

Phá vỡ trì trệ, ách tắc trong giải ngân vốn đầu tư công

Cao Nguyên |

Hơn 6 tháng đầu năm 2021, giải ngân vốn đầu tư công được đánh giá ở mức độ thấp, đạt 133.890,16 tỉ đồng, bằng 29,02% kế hoạch Thủ tướng giao, giảm so với cùng kỳ 2020. Có tới 37/50 bộ, ngành trung ương giải ngân dưới 20% vốn kế hoạch. Có 16/63 địa phương cũng trong tình trạng tương tự và thậm chí có tới 37/63 địa phương tỉ lệ giải ngân là 0%. Theo các chuyên gia, trong bối cảnh nền kinh tế đang chịu những tác động nghiêm trọng của đại dịch COVID-19, để phục hồi và phát triển, dòng vốn đầu tư phải được khơi thông.