Đề xuất bỏ viên chức suốt đời: Đại biểu lo cơ chế xin - cho, tiêu cực

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Ký hợp đồng xác định thời hạn với viên chức tuyển dụng mới, xóa bỏ viên chức suốt đời để tạo cơ chế cạnh tranh, không còn cảnh “sáng cắp ô đi tối cắp về”… là nội dung nhận được nhiều tranh luận của đại biểu Quốc hội trong phiên thảo luận vào chiều 10.6.

Công chức cũng nên ký hợp đồng có thời hạn

Một trong những điểm mới của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức là đề nghị thực hiện chế độ hợp đồng xác định thời hạn đối với tất cả viên chức tuyển dụng mới, nhằm bảo đảm cơ chế cạnh tranh, khắc phục tâm lý “viên chức trọn đời” trong đội ngũ viên chức. Chiều 10.6, Quốc hội đã tiến hành thảo luận về dự luật này.

Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn Đồng Tháp) cho biết, đồng ý với phương án 1 của dự thảo luật, là thực hiện hợp đồng có thời hạn đối với viên chức tuyển dụng mới.

 
Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn Đồng Tháp). Ảnh: Quochoi.vn

“Tôi thống nhất phương án 1 Chính phủ trình, đó là tất cả các trường hợp viên chức được tuyển dụng mới sau khi luật có hiệu lực sẽ thực hiện việc ký hợp đồng xác định thời hạn.

Liên quan đến việc này, về lâu dài, với công chức có nên chăng cũng áp dụng quy định tương tự như vậy. Quy định này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, đơn vị, sự nghiệp công lập lựa chọn người phù hợp vị trí việc làm, tạo sự cạnh tranh, động lực để viên chức làm việc tốt, hoàn thành chức trách, nhiệm vụ”, đại biểu Hòa nêu quan điểm.

Ngoài ra, theo đại biểu Hòa, khi thực hiện “bỏ viên chức suốt đời”, cần phải có điều khoản ràng buộc chủ thể ký hợp đồng lao động không được tùy tiện cắt hợp đồng khi chưa hết hạn mà không rõ lý do, minh bạch việc xử lý kỷ luật viên chức nghỉ việc, nghỉ hưu, thời hạn, thời hiệu giống như cán bộ, công chức.

Có mâu thuẫn với Bộ luật Lao động?

Không đồng tình với ý kiến của đại biểu Phạm Văn Hòa, đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương (Đoàn Ninh Thuận) đã tranh luận lại. Bà cho rằng, việc quy định ký hợp đồng xác định thời hạn, kể cả đối với trường hợp sau khi kết thúc hợp đồng xác định thời hạn lần 2  là chưa phù hợp với tinh thần của Nghị quyết số 19, Hội nghị Trung ương 6 khóa XII và mâu thuẫn với Bộ luật Lao động.

Bà kiến nghị nên thực hiện theo phương án 2 trong Tờ trình của Chính phủ là phù hợp. Theo đó, quy định là viên chức được tuyển dụng mới sau khi ký hợp đồng xác định thời hạn tối đa 2 lần sẽ ký hợp đồng không xác định thời hạn. Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khi tuyển dụng mới viên chức được ký ngay hợp đồng không xác định thời hạn.

 
Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương (Đoàn Ninh Thuận).

Đại biểu Hương cho rằng, nếu thực hiện như phương án 2 của dự luật, sẽ khắc phục được cơ chế xin - cho, tránh trường hợp tiêu cực khi đến hạn ký hợp đồng và cũng tránh gây thêm thủ tục ký lại hợp đồng, mất thời gian, tốn kém không cần thiết.

Xóa bỏ việc đánh giá hình thức, nể nang

Đồng quan điểm với đại biểu Hương, đại biểu Trương Thị Yến Linh (Cà Mau) cho rằng, nếu ký hợp đồng có thời hạn với viên chức sẽ tạo ra tâm lý bất an, không yên tâm cho viên chức khi làm việc; có thể xảy ra tình trạng lợi dụng, lạm dụng dẫn đến tiêu cực, phát sinh thêm thủ tục, không thu hút người có tài năng.

 
Đại biểu Trương Thị Yến Linh (Cà Mau).

“Hiện nay với viên chức, mặt bằng chung lương thấp, việc làm vừa áp lực vừa không an toàn, thiếu chính sách thu hút nhân tài. Nếu việc làm lại không ổn định, tất yếu có sự dịch chuyển mạnh nguồn nhân lực chất lượng cao từ công sang tư”, đại biểu Linh góp ý.

Đại biểu đoàn Cà Mau cũng cho rằng, chỉ nên quy định phân loại đánh giá cụ thể hơn với cán bộ viên chức, nhằm xóa bỏ việc đánh giá hình thức, định tính và nể nang. Hoặc hình thức đánh giá phải quy định rõ trong luật, có chế tài xử lý nghiêm, khi đó sẽ tạo được cơ chế “có vào có ra” và khắc phục được tình trạng biên chế suốt đời.

NHÓM PHÓNG VIÊN
TIN LIÊN QUAN

ĐB Quốc hội tranh luận nên kỷ luật cách chức hay giáng chức cán bộ vi phạm

Đặng Chung-Cao Nguyên-Thành Trung |

Chiều 10.6, phiên thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ghi nhận nhiều ý kiến của các đại biểu Quốc hội xung quanh đề xuất bỏ hình thức giáng chức, thay bằng cách chức đối với cán bộ vi phạm.

Vì sao không đưa quy định "đã uống rượu bia thì không lái xe" vào luật?

C.Nguyên - Đ.Chung - T.Trung |

Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã có lý giải nhanh vì sao 2 lần biểu quyết nhưng các đại biểu Quốc hội không thông qua việc đưa quy định "đã uống rượu bia thì không lái xe" vào dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia. 

Nhiều đại biểu Quốc hội không đồng tình cắt giảm cấp phó HĐND

Đ.Chung-C.Nguyên-T.Trung |

Cho rằng việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy là rất cần thiết, nhưng nhiều đại biểu Quốc hội không đồng tình với đề xuất giảm cấp phó hội đồng nhân dân (HĐND) cấp tỉnh, cấp huyện.

Công đoàn tiếp tục nỗ lực vì đoàn viên, người lao động

Thu Trà (thực hiện) |

Năm 2022, các cấp Công đoàn đã nỗ lực vượt khó, đạt nhiều kết quả, mang lại niềm tin cho đoàn viên, người lao động. Năm 2023, chủ đề hoạt động của tổ chức Công đoàn là “Tập trung phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở”.  Đây cũng là năm vừa tập trung mọi nguồn lực để hoàn thành chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XII, tổ chức thành công Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, vừa phải tập trung thực hiện tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn Việt Nam. Trước thềm Xuân Quý Mão năm 2023, Báo Lao Động phỏng vấn đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Cảnh sát giao thông TPHCM ngăn chặn gần 100 xe máy đua xe ngày mùng 1 Tết

Anh Tú |

TPHCM - Sáng mùng 1 Tết, Tổ Phòng chống đua xe trái phép thuộc Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt Công an TPHCM) phát hiện 1 tốp khoảng 100 xe tụ tập, lưu thông thành đoàn, nẹt pô, phóng nhanh lạng lách, gây rối trật tự công cộng đoạn từ đường Lý Thường Kiệt đến Thành Thái, quận 10,… nên đã tổ chức chặn bắt, xử lý.

Giờ thứ 9: Giả điên - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nhân vật người đàn ông trong câu chuyện chúng tôi kể dưới đây là trường hợp hiếm hoi đã tìm lại được mối tình đầu của mình, tìm lại được niềm hạnh phúc ở tuổi già. Để tìm lại được hạnh phúc đã mất đó, ông đã buộc phải đánh đổi và từ bỏ mọi thứ, thậm chí buộc phải giả điên...

Cô gái Nga yêu Việt Nam từ những điều bình dị

HUYỀN PHẠM |

Lần đầu ghé thăm Việt Nam, Sonya Firsova đơn giản nghĩ đó là một kỳ nghỉ kéo dài vài tháng vào cuối năm 2017 – như mọi quốc gia cô từng ghé thăm. Hành trình khám phá Châu Á năm ấy của Sonya tiếp tục, cô rong ruổi từ Trung Quốc, Malaysia, Hàn Quốc tới Ấn Độ... cùng em gái Viola. Cho đến một ngày, chợt nhận ra Việt Nam chính là nơi họ muốn quay trở lại nhất, hai chị em quyết định gắn bó với đất nước này.

Cứu hộ thành công cụ bà 80 tuổi rơi xuống vực sâu ở Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Ngày 22.1, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ, Công an tỉnh Đắk Lắk thông tin, đã có báo cáo về việc cứu hộ thành công cụ bà N.T.H (SN 1943, TP.Buôn Ma Thuột) sau khi rơi xuống vực sâu.

ĐB Quốc hội tranh luận nên kỷ luật cách chức hay giáng chức cán bộ vi phạm

Đặng Chung-Cao Nguyên-Thành Trung |

Chiều 10.6, phiên thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ghi nhận nhiều ý kiến của các đại biểu Quốc hội xung quanh đề xuất bỏ hình thức giáng chức, thay bằng cách chức đối với cán bộ vi phạm.

Vì sao không đưa quy định "đã uống rượu bia thì không lái xe" vào luật?

C.Nguyên - Đ.Chung - T.Trung |

Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã có lý giải nhanh vì sao 2 lần biểu quyết nhưng các đại biểu Quốc hội không thông qua việc đưa quy định "đã uống rượu bia thì không lái xe" vào dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia. 

Nhiều đại biểu Quốc hội không đồng tình cắt giảm cấp phó HĐND

Đ.Chung-C.Nguyên-T.Trung |

Cho rằng việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy là rất cần thiết, nhưng nhiều đại biểu Quốc hội không đồng tình với đề xuất giảm cấp phó hội đồng nhân dân (HĐND) cấp tỉnh, cấp huyện.