Đề xuất áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ ngày 1.1.2024

PHẠM ĐÔNG |

Tiếp tục phiên họp thứ 26, sáng 28.9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu.

Trình bày tờ trình, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã khởi xướng và được G20 thông qua sáng kiến chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận.

Theo đó, có hai trụ cột được thực hiện, trong đó trụ cột 2 đặt ra mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu 15% đối với các công ty đa quốc gia.

Theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, Việt Nam ủng hộ và chủ động áp dụng quy định thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024, tạo cơ chế thuận lợi để khuyến khích các doanh nghiệp nộp bổ sung thuế tại Việt Nam.

“Thuế tối thiểu toàn cầu không phải điều ước quốc tế, không phải là cam kết quốc tế, không bắt buộc các quốc gia phải áp dụng.

Tuy nhiên, nếu Việt Nam không áp dụng thì vẫn phải chấp nhận việc các quốc gia khác áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu, có quyền thu thuế bổ sung đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam (nếu thuộc đối tượng áp dụng) mà được hưởng thuế suất thực tế ở Việt Nam thấp hơn mức tối thiểu toàn cầu 15%, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nói.

Trước bối cảnh trên, theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, Việt Nam cần khẳng định áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu.

Theo bộ trưởng, việc áp dụng quy định thuế tối thiểu toàn cầu mang lại cho Việt Nam các cơ hội mới, như tăng nguồn thu ngân sách từ nguồn thuế bổ sung; tăng cường hội nhập quốc tế; giảm thiểu hiện tượng trốn thuế, tránh thuế, chuyển giá, chuyển lợi nhuận.

Hiện nay, các nước có vốn đầu tư ra nước ngoài về cơ bản sẽ áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024 để thu thêm phần chênh lệch từ mức thuế thực so với thuế tối thiểu toàn cầu (15%), trong đó có các đối tác đầu tư lớn của Việt Nam, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), Singapore…

Trong khi đó, các nước nhận đầu tư như Việt Nam cũng đang nghiên cứu để đưa ra chính sách ứng phó thuế tối thiểu toàn cầu.

Đồng thời, cũng nghiên cứu một số giải pháp hỗ trợ về tài chính để giữ chân các doanh nghiệp nước ngoài thuộc đối tượng chịu thuế tối thiểu toàn cầu và thu hút các nhà đầu tư mới.

“Áp dụng quy định mới nhưng cần giữ nguyên các chính sách ưu đãi hiện hành áp dụng cho các doanh nghiệp không thuộc đối tượng áp dụng của thuế tối thiểu toàn cầu”, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh.

Dự thảo Nghị quyết quy định người nộp thuế bao gồm Công ty thành viên của Tập đoàn đa quốc gia có doanh thu trong báo cáo tài chính hợp nhất của Công ty mẹ tối cao ít nhất 2 năm trong 4 năm liền kề trước năm tài chính tương đương 750 triệu EUR trở lên, trừ các tổ chức của chính phủ, Tổ chức quốc tế, Tổ chức phi lợi nhuận, Quỹ hưu trí, Quỹ đầu tư là Công ty mẹ tối cao, Tổ chức đầu tư bất động sản là Công ty mẹ tối cao và các tổ chức có ít nhất 85% giá trị tài sản thuộc sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các tổ chức nêu trên theo quy định của Chính phủ.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh. Ảnh: Phạm Đông
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh. Ảnh: Phạm Đông

Báo cáo thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh cho rằng, cần thiết phải ban hành một văn bản pháp luật để tạo cơ sở pháp lý cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thuộc diện điều chỉnh của thuế tối thiểu.

Từ đó để doanh nghiệp có thể kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung tại Việt Nam thay vì để các nhà đầu tư nước ngoài nộp khoản thuế bổ sung này tại nước mẹ.

Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách đồng tình với các đề xuất áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ ngày 1.1.2024.

Ông Lê Quang Mạnh cho rằng, trước mắt nhất trí cần tạm thời ban hành Nghị quyết thí điểm của Quốc hội về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu trước khi tiến hành sửa Luật để bảo đảm quyền thu thuế của Việt Nam, tiếp cận phù hợp với thông lệ quốc tế, chuẩn mực quốc tế trong quản lý thuế.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, thực thi thuế tối thiểu toàn cầu

TRÍ MINH |

Bộ Tài chính vừa có thông tin cập nhật về tiến độ sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN). Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cũng cho biết về lộ trình các biện pháp của Việt Nam trước hạn thực thi thuế tối thiểu toàn cầu.

Thách thức trước thời hạn thực thi Thuế tối thiểu toàn cầu

TRÍ MINH |

Dự án Nghị quyết của Quốc hội về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu là một bước đi cần thiết để Việt Nam tham gia "sân chơi lớn" của thế giới góp phần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh.

Áp lực giữ "đại bàng" khi thực thi thuế tối thiểu toàn cầu

Đức Mạnh |

Khi Việt Nam thực thi cơ chế của thuế tối thiểu toàn cầu, những chính sách thu hút đầu tư dựa trên ưu đãi thuế mà trước nay vẫn áp dụng sẽ trở nên kém hấp dẫn.

Trực tiếp kết quả ASIAD 19 ngày 29.9: Thu Vinh vào chung kết 10m súng ngắn hơi

NHÓM PV |

Hôm nay (29.9), Đoàn Thể thao Việt Nam thi đấu ở 11 môn tại ASIAD 19 cùng hi vọng về những tấm huy chương tiếp theo.

Báo Lao Động và tỉnh Đồng Tháp hợp tác triển khai Chỉ thị của Thủ tướng về truyền thông chính sách

Tùng Linh |

Tổng Biên tập Báo Lao Động Nguyễn Ngọc Hiển và Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác triển khai thực hiện Chỉ thị số 7/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác truyền thông chính sách.

Ô tô lùi làm học sinh tử vong: Cô giáo mới có bằng lái xe 1 tháng

QUANG ĐẠI |

Cơ quan chức năng huyện Thanh Chương (Nghệ An) đang làm rõ vụ việc cô giáo lùi xe trước cổng trường làm một học sinh tử vong. Nguyên nhân ban đầu được xác định do cô giáo đạp nhầm chân ga xe ô tô số tự động.

Một Phó Chi cục Thi hành án Dân sự ở TPHCM vi phạm nồng độ cồn

Chân Phúc |

Phó Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án Dân sự một huyện trên địa bàn TPHCM đã bị CSGT TPHCM lập biên bản vi phạm nồng độ cồn, đồng thời gửi thông báo đến cơ quan chủ quản.

Nỗ lực truyền thông tại ASIAD 19 khi không có bản quyền truyền hình

NHÓM PV |

Tại ASIAD 19, bên cạnh công tác chuyên môn thì vấn đề truyền thông, lan toả hình ảnh cũng đóng vai trò quan trọng. Chương trình Góc nhìn thể thao số 130 sẽ có buổi trò chuyện với bà Lê Thị Hoàng Yến - Phó Cục trưởng Cục Thể dục thể thao để chia sẻ thêm về vấn đề này.

Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, thực thi thuế tối thiểu toàn cầu

TRÍ MINH |

Bộ Tài chính vừa có thông tin cập nhật về tiến độ sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN). Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cũng cho biết về lộ trình các biện pháp của Việt Nam trước hạn thực thi thuế tối thiểu toàn cầu.

Thách thức trước thời hạn thực thi Thuế tối thiểu toàn cầu

TRÍ MINH |

Dự án Nghị quyết của Quốc hội về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu là một bước đi cần thiết để Việt Nam tham gia "sân chơi lớn" của thế giới góp phần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh.

Áp lực giữ "đại bàng" khi thực thi thuế tối thiểu toàn cầu

Đức Mạnh |

Khi Việt Nam thực thi cơ chế của thuế tối thiểu toàn cầu, những chính sách thu hút đầu tư dựa trên ưu đãi thuế mà trước nay vẫn áp dụng sẽ trở nên kém hấp dẫn.