Đề xuất 5 cơ chế đặc thù về đầu tư cho dự án giao thông

NHÓM PV |

Tiếp tục kỳ họp thứ 6, chiều 27.10, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ.

Theo ông Nguyễn Chí Dũng, thời gian qua, Chính phủ đã đẩy mạnh việc đầu tư phát triển hệ thống giao thông đường bộ, đến nay đã đưa vào khai thác sử dụng nhiều công trình trọng điểm, hiện đại.

Có thể kể đến các tuyến cao tốc: Bắc Giang - Lạng Sơn, Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh - Móng Cái, La Sơn - Túy Loan, TPHCM - Long Thành - Dầu Giây... góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai áp dụng các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ đã bộc lộ, phát sinh một số quy định cần điều chỉnh cho phù hợp với tình hình.

Toàn cảnh phiên họp chiều 27.10. Ảnh: Phạm Đông
Toàn cảnh phiên họp chiều 27.10. Ảnh: Phạm Đông

Dự thảo nghị quyết đã nêu rõ các chính sách và danh mục kèm theo từng chính sách.

Chính sách số 1 về tỉ lệ vốn Nhà nước tham gia dự án PPP (Điều 4): Đối với các dự án giao thông đường bộ, tỉ lệ vốn Nhà nước tham gia dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư không quá 70% tổng mức đầu tư của dự án.

Theo quy định hiện hành, tỉ lệ vốn Nhà nước tham gia vào các dự án PPP không vượt quá 50% tổng mức đầu tư dự án.

Chính sách đề xuất nhằm tạo động lực hơn nữa trong việc thu hút, huy động vốn đầu tư tư nhân, bảo đảm hiệu quả tài chính dự án, hấp dẫn các nhà đầu tư và các tổ chức tín dụng. Chính sách này áp dụng cho 1 dự án thuộc địa phận tỉnh Thái Bình.

Chính sách số 2 về thẩm quyền thực hiện đầu tư dự án đường quốc lộ, đường cao tốc đi qua các địa phương (Điều 5): Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định giao UBND cấp tỉnh có khả năng bố trí nguồn vốn đầu tư từ ngân sách địa phương làm cơ quan chủ quản thực hiện đầu tư dự án đường quốc lộ, đường cao tốc đi qua địa phương mình.

Chính sách này áp dụng cho 7 dự án thuộc địa bàn các tỉnh Sơn La, Ninh Bình, Hậu Giang, Cần Thơ, Khánh Hòa, Bình Phước.

Chính sách số 3 về các dự án giao thông đường bộ qua nhiều địa phương (Điều 6): Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định giao một UBND cấp tỉnh làm cơ quan chủ quản thực hiện đầu tư dự án giao thông đường bộ qua nhiều địa phương và sử dụng ngân sách địa phương này hỗ trợ vốn đầu tư cho địa phương khác để đầu tư thực hiện dự án.

Chính sách này áp dụng cho 10 dự án thuộc địa bàn các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Bắc Ninh, Hải Dương, Đà Nẵng, Quảng Nam, Vĩnh Long, Bến Tre, Tiền Giang, Long An, Sóc Trăng, Hậu Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Đồng Tháp.

Chính sách số 4 về cơ chế đặc thù trong khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (Điều 7).

Chính sách đề xuất nhằm rút ngắn thời gian trong việc cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, đáp ứng kịp thời nguồn cung cấp vật liệu, đảm bảo tiến độ thi công, tránh tình trạng đầu cơ, nâng giá; đồng thời góp phần ổn định giá vật liệu xây dựng thông thường, hạn chế việc tăng chi phí xây dựng công trình.

Chính phủ kiến nghị áp dụng cho 16 dự án thuộc địa bàn các tỉnh: Thái Bình, Nam Định, Lai Châu, Lào Cai, Ninh Bình, Đồng Nai, Lâm Đồng, Tiền Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Bắc Kạn, Kiên Giang, Bạc Liêu, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hậu Giang.

Chính sách số 5 về cơ chế đặc thù áp dụng đối với các dự án sử dụng nguồn tăng thu ngân sách Trung ương năm 2022, gồm 4 nội dung:

- Cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư các dự án khởi công mới trong giai đoạn 2021-2025 căn cứ các nguồn vốn: dự kiến từ nguồn tăng thu ngân sách Trung ương năm 2022.

Cấp có thẩm quyền dự kiến vốn ngân sách Nhà nước trong năm 2024-2025 khi có điều kiện hoặc trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030, áp dụng cho 6 dự án của Bộ Giao thông Vận tải, Ninh Bình, Thái Bình, Bình Phước, Bình Dương, thành phố Cần Thơ.

- Cho phép các dự án do địa phương quản lý đã có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 được điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư tương ứng với số vốn ngân sách Trung ương bố trí tăng thêm cho dự án từ nguồn tăng thu ngân sách Trung ương năm 2022.

Chính sách này áp dụng cho 7 dự án của tỉnh Lạng Sơn, Sơn La, Thừa Thiên Huế, Bắc Kạn, Quảng Ngãi, Tiền Giang, Đồng Tháp, Tuyên Quang.

- Cho phép giao kế hoạch từ nguồn tăng ngân sách Trung ương năm 2022 cho các dự án khi các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư và nguồn vốn này được thực hiện và giải ngân trong 3 năm từ 2023-2025.

Chính sách áp dụng cho 30 dự án của Bộ Giao thông Vận tải, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Sơn La, Hải Dương, Ninh Bình, Thái Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Lâm Đồng, TPHCM, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Vĩnh Long, thành phố Cần Thơ.

- Bố trí vốn tăng thu ngân sách Trung ương năm 2022 để thanh toán chi phí giải phóng mặt bằng (bao gồm phần chậm trả) các dự án giao thông đường bộ thuộc nhiệm vụ của ngân sách Trung ương phát sinh sau khi dự án đã quyết toán, áp dụng cho 1 nhiệm vụ chi của tỉnh Nghệ An.

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

Đa số đại biểu Quốc hội nhất trí với nội dung luật bảo vệ an ninh trật tự

NHÓM PV |

Theo Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, đa số ý kiến đại biểu Quốc hội nhất trí với  nội dung của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở do Chính phủ trình. Các cơ quan sẽ nghiên cứu tiếp thu ý kiến các đại biểu Quốc hội để chỉnh lý hoàn thiện dự thảo luật.

Quốc hội sẽ xem xét cơ chế đặc thù xây dựng công trình giao thông đường bộ

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký ban hành Nghị quyết số 38/2023/UBTVQH15 điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023.

Điều chỉnh các định mức, đơn giá chưa hợp lý của ngành giao thông vận tải

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà giao một số bộ liên quan nghiên cứu điều chỉnh, sửa đổi các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức, đơn giá chưa hợp lý ở ngành giao thông vận tải.

Cuộc gọi của công an, ngân hàng sẽ có tên định danh để chống lừa đảo

KHÁNH AN |

Sau khi định danh cuộc gọi của các nhà mạng VNPT, Viettel, MobiFone, FPT, thời gian tới, cuộc gọi của công an, tòa án, ngân hàng... cũng sẽ hiển thị tên định danh để phòng chống lừa đảo.

Cựu Chủ tịch FLC thao túng 5 mã cổ phiếu tăng đến 1.776%

Việt Dũng |

Với 500 tài khoản chứng khoán, cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết đã chỉ đạo em gái liên tục mua bán, khớp chéo tạo cung cầu giả, để giá cổ phiếu tăng 70-1.776%.

Các quy định liên quan đến bảo hiểm xe máy bắt buộc từ năm 2023

Nhóm PV |

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc xe máy (bảo hiểm xe máy) là loại bảo hiểm bắt buộc chủ xe máy, xe mô tô phải có khi tham gia giao thông theo quy định của Nhà nước. Khi có tai nạn xảy ra, bảo hiểm trách nhiệm dân sự sẽ bồi thường thiệt hại cho người bị tai nạn do lỗi của chủ xe cơ giới. Nghị định 67/2023/NĐ-CP đã quy định chi tiết về thủ tục, mức hưởng đối bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

6 tháng đòi bồi thường bảo hiểm xe máy được 500.000 đồng

Minh Hương |

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc xe máy là loại bảo hiểm bắt buộc chủ xe máy, xe mô tô phải có khi tham gia giao thông, theo quy định của Nhà nước. Tuy vậy, trong quá trình tham gia giao thông và gặp tai nạn, không ít bạn đọc phản ánh tới Báo Lao Động về việc khó khăn trong thủ tục nhận bồi thường bảo hiểm xe máy.

Kết thúc nhiệm vụ Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch COVID-19

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch COVID-19 và Ban chỉ đạo các cấp đã hoàn thành nhiệm vụ do Đảng, Nhà nước, Nhân dân giao phó và kết thúc nhiệm vụ tại đây.