Đề nghị người có hành vi bạo lực gia đình phải trồng cây, dọn đường làng

PHẠM ĐÔNG |

Ủy ban Xã hội Quốc hội đề xuất có thêm chế tài thực hiện công việc phục vụ cộng đồng như trồng cây, quét đường và công việc làm sạch môi trường, cảnh quan cộng đồng khác trong dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.

Vợ cầm luôn thẻ ATM của chồng thì có phải bạo lực gia đình không?

Sáng 16.8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình sửa đổi.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Phú Cường bày tỏ băn khoăn về quy định tại điều 3 dự thảo luật về các hành vi bạo lực gia đình. Ông Cường nói tại điểm e điều này nêu, ngăn cản thành viên gia đình ra khỏi nhà, gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh là hành vi bạo lực gia đình.

Ông Nguyễn Phú Cường.
Ông Nguyễn Phú Cường.

Bên cạnh đó, khoản o quy định về cưỡng ép thành viên gia đình học tập, lao động quá sức. Nhưng rất nhiều bố mẹ, gia đình ngoài việc học chính thống ở trường sẽ bắt con đi học thêm suốt.

“Những hành vi đó mà con tố cáo thì việc mẹ thường xuyên đưa con đi học có phải hành vi bạo lực gia đình không?”, ông Cường đặt câu hỏi.

Cùng với khoản o quy định việc cưỡng ép thành viên đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính cũng được coi là bạo lực gia đình.

Về điều này, ông Cường cho hay ở nước ngoài mặc dù là vợ chồng nhưng không thể biết, không thể kiểm soát thu nhập lẫn nhau, chồng có tài khoản riêng, vợ có tài khoản riêng.

"Còn ở Việt Nam, vợ chồng có tài khoản chung, thậm chí vợ lấy luôn thẻ ATM của chồng có phải bạo lực gia đình không?", ông Cường nêu.

Còn theo Ủy ban Xã hội, với quan điểm cần phải có biện pháp phù hợp để xử lý các hành vi bạo lực gia đình chưa đến mức xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng vẫn có tính răn đe, thì bổ sung một biện pháp mang tính xã hội phục vụ lợi ích cộng đồng và theo nhu cầu của cộng đồng là cần thiết.

Điều 33 dự thảo khẳng định thực hiện công việc phục vụ cộng đồng không phải là biện pháp xử lý vi phạm hành chính, được áp dụng với người từ đủ 18 tuổi trở lên, đã bị áp dụng biện pháp góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư mà tiếp tục có hành vi bạo lực gia đình mà chưa tới mức bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Các công việc phục vụ cộng đồng gồm: Tham gia trồng, chăm sóc cây xanh ở khu vực công cộng; sửa chữa, làm sạch đường làng, ngõ xóm, đường phố, ngõ phố, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng hoặc các công trình công cộng khác; Tham gia các công việc khác cải thiện môi trường sống và cảnh quan của cộng đồng.

Thời gian thực hiện công việc phục vụ cộng đồng mỗi lần không quá 24 giờ và không quá 8 giờ mỗi ngày. Dự thảo giao Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền ra quyết định và tổ chức thực hiện biện pháp thực hiện công việc phục vụ cộng đồng.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Nghiên cứu tính khả thi

Phát biểu ý kiến, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, việc bổ sung quy định này thể hiện sự tâm huyết, tìm tòi của ban soạn thảo và cơ quan chủ trì tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật. Cần lưu ý đây là vấn đề mới nên cần đánh giá kỹ hơn tác động.

“Nên chăng cần có quy định trường hợp loại trừ vì ngay quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về cải tạo không giam giữ cũng nói không áp dụng với phụ nữ có thai, nuôi con nhỏ dưới 6 tháng tuổi, người già yếu, bệnh hiểm nghèo, khuyết tật nặng... nhưng trong 5 khoản nêu trong dự thảo thì không có loại trừ. Hơn nữa, thời gian phục vụ cộng đồng trong luật này cũng cao hơn” – Chủ tịch Quốc hội lưu ý.

Đề cập tính khả thi, Chủ tịch Quốc hội đề nghị nghiên cứu để thiết kế rõ hơn. “1 ông đi làm mà 2 ông đi trông thì lấy đâu người đi trông. Nên chăng đây là biện pháp bổ sung khi cần thiết chứ hình thành chế tài như tòa tuyên thì e là khó thực hiện” – Chủ tịch Quốc hội nói và đề nghị xin thêm ý kiến đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách trước khi trình Quốc hội xem xét thông qua.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Bổ sung hành vi “gián tiếp” gây ra bạo lực gia đình vào dự án luật

PHẠM ĐÔNG |

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị cơ quan chủ trì cùng cơ quan soạn thảo cần phối hợp để làm rõ hành vi bạo lực gia đình, đảm bảo quyền công dân nhưng tránh bỏ sót hành vi.

Tiếp tục nhận diện và kiểm định đầy đủ các hành vi bạo lực gia đình

PHẠM ĐÔNG |

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết, dự thảo Luật trình lần này đã phân loại ra 4 nhóm lĩnh vực về bạo lực gia đình. Trên cơ sở góp ý của các đại biểu, cơ quan soạn thảo sẽ tiếp tục nhận diện và kiểm định đầy đủ các hành vi này.

Cưỡng ép mang thai, phá thai, chọn giới tính là hành vi bạo lực gia đình

NHÓM PV |

Để đảm bảo khoa học, chặt chẽ, đại biểu Quốc hội đề nghị chỉnh sửa quy định theo hướng cưỡng ép mang thai, phá thai, chọn giới tính thai nhi là bạo lực gia đình.

Sập cửa hàng tiện lợi ở TPHCM, nghi có người mắc kẹt bên trong

Chân Phúc |

TPHCM - Cửa hàng tiện lợi nằm trên đường Vĩnh Hội (quận 4) bất ngờ bị sập, hiện lực lượng chức năng đang tích cực triển khai các biện pháp cứu nạn cứu hộ.

Lì xì mùa Tết hết cả tháng lương

Phương Minh |

"Để chuẩn bị tiền lì xì một mùa Tết đi tong cả tháng lương của tôi, thậm chí phải hơn khi tiền lì xì cũng leo thang theo giá cả" - chị Phạm Ngọc Anh (quận Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ khi được hỏi về việc lì xì đầu năm.

Hàng nghìn người lỉnh kỉnh đồ đạc xuống Ga Thanh Hóa để về quê đón Tết

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Những ngày cận Tết Nguyên đán Quý Mão - 2023, tại nhà Ga Thanh Hóa đã đón hàng nghìn người về quê ăn Tết. Tại đây, nhiều người lỉnh kỉnh đồ đạc, “tay xách nách mang” hối hả ra xe người thân chờ sẵn để về đón Tết đoàn viên cùng gia đình.

Người dân chen chân trong siêu thị ngày cận Tết mua hàng giảm giá, bình ổn

THUỲ TRANG |

Đà Nẵng - Với nhiều chương trình bình ổn giá, khuyến mãi, giảm giá, các siêu thị đang thu hút lượng lớn người dân đến tham quan, mua sắm Tết.

Ông Kissinger đổi lập trường, nêu kế hoạch Ukraina mới nhất

Song Minh |

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger thay đổi lập trường, ủng hộ Ukraina gia nhập NATO.

Bổ sung hành vi “gián tiếp” gây ra bạo lực gia đình vào dự án luật

PHẠM ĐÔNG |

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị cơ quan chủ trì cùng cơ quan soạn thảo cần phối hợp để làm rõ hành vi bạo lực gia đình, đảm bảo quyền công dân nhưng tránh bỏ sót hành vi.

Tiếp tục nhận diện và kiểm định đầy đủ các hành vi bạo lực gia đình

PHẠM ĐÔNG |

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết, dự thảo Luật trình lần này đã phân loại ra 4 nhóm lĩnh vực về bạo lực gia đình. Trên cơ sở góp ý của các đại biểu, cơ quan soạn thảo sẽ tiếp tục nhận diện và kiểm định đầy đủ các hành vi này.

Cưỡng ép mang thai, phá thai, chọn giới tính là hành vi bạo lực gia đình

NHÓM PV |

Để đảm bảo khoa học, chặt chẽ, đại biểu Quốc hội đề nghị chỉnh sửa quy định theo hướng cưỡng ép mang thai, phá thai, chọn giới tính thai nhi là bạo lực gia đình.