Đề nghị cơ quan Công an điều tra việc trốn đóng bảo hiểm

NHÓM PV |

Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung tiếp tục trả lời chất vấn trước Quốc hội về lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội.

14h38: Phiên chất vấn diễn ra sôi nổi, đi thẳng vào những vấn đề người dân, doanh nghiệp quan tâm

Phát biểu kết luận nội dung chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, phiên chất vấn có 99 đại biểu Quốc hội đăng kí chất vấn. Điều này thể hiện sự quan tâm của đại biểu Quốc hội đối với lĩnh vực này.

Tại phiên chất vấn, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung chịu trách nhiệm trả lời chất vấn chính. Bộ trưởng các Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tham gia trả lời làm rõ một số vấn đề liên quan.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu. Ảnh: QH
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu. Ảnh: QH

Chủ tịch Quốc hội cho hay, trong phiên chất vấn đã có 46 đại biểu tham gia chất vấn, trong đó 35 đại biểu trực tiếp đặt câu hỏi và 11 đại biểu phát biểu tranh luận. Còn một số đại biểu đăng kí nhưng do không đủ thời gian nên chưa phát biểu. Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu gửi câu hỏi chất vấn để bộ trưởng được trả lời bằng văn bản theo quy định.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ghi nhận phiên chất vấn diễn ra sôi nổi, trách nhiệm, đi thẳng vào những vấn đề người dân, cử tri, doanh nghiệp quan tâm.

14h30: Cần cân bằng giữa đào tạo thợ và đào tạo thầy

Trả lời câu hỏi của một số đại biểu Quốc hội về đào tạo nghề cho người lao động, ông Đào Ngọc Dung cho hay, thời gian tới phải thực sự đầu tư, đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp để vừa đào tạo nguồn nhân lực nói chung, nhân lực chất lượng cao nói riêng, đáp ứng yêu cầu, nâng cao năng lực cạnh tranh, cân bằng giữ đào tạo thợ và đào tạo thầy.

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung. Ảnh: QH
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung. Ảnh: QH

Về giải pháp, ông Dung cho rằng, có nhiều giải pháp căn bản. Thứ nhất, cần tập trung chuyển biến nhận thức của người học, gia đình và xã hội về ý nghĩa của việc học nghề cũng như yêu cầu kỹ năng nghề nghiệp, tiếp cận kỹ thuật mới, nâng cao tay nghề và thu nhập cho người lao động.

Thứ hai, phải rà soát, bổ sung các chính sách, quy định pháp luật về giáo dục nghề nghiệp, gắn giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động theo hướng mở, liên thông, đặc biệt thực hiện chủ trương mà Luật Giáo dục nghề nghiệp đã cho phép là học văn hoá trong trường nghề, để người ra trường vừa có bằng nghề, vừa có bằng văn hoá.

Thứ ba là đẩy nhanh lộ trình phổ cập nghề cho thanh niên công nhân, thanh niên nông thôn, sẽ thiết kế một chính sách riêng để đào tạo nghề cho thanh niên miền núi, vùng sâu vùng xa.

Thứ tư, sắp xếp lại hệ thống giáo dục nghề nghiệp. Trước mắt, các địa phương sẽ rà soát theo tinh thần không khiên cưỡng, đi theo Nghị quyết 19 đặt ra.

Thứ năm là đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp, thích ứng cho nhu cầu đổi mới. Đẩy mạnh hợp tác liên kết, đào tạo nghề với doanh nghiệp.

“Đây là nội dung đột phá trong thời gian tới” - ông Dung nói và cho biết, bên cạnh đó phải đẩy mạnh hợp tác công - tư với tinh thần lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư và gắn với hợp tác quốc tế.

14h25: "Không quyền anh, quyền tôi, tất cả vì lợi ích chung"

Trả lời câu hỏi của đại biểu Đỗ Chí Nghĩa (đoàn ĐBQH tỉnh Phú Yên) về kết quả thực hiện Chỉ thị 21 của Ban Bí thư, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nêu rõ, lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp đã có 58 năm “tuổi”, trong đó 30 năm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý. Chính phủ đã bàn rất kỹ và thống nhất phân công công việc quản lý này.

“Cơ quan nào nắm công việc tốt hơn, hiệu quả hơn thì giao, không quyền anh, quyền tôi. Tất cả vì mục đích là kết quả chung đối với hoạt động quản lý đất nước, lợi ích với người dân” - bộ trưởng nêu quan điểm.

14h20: Cần phát huy lực lượng lao động đã được rèn luyện qua môi trường quân ngũ

Phát biểu tranh luận, đại biểu Tô Thị Bích Châu (đoàn ĐBQH TP Hồ Chí Minh) nói rằng, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, lao động Việt Nam thiếu kỹ năng lao động nên năng suất lao động không cao. Đại biểu cho rằng, điều này đúng nhưng một trong những nguyên nhân là chúng ta chưa phát huy hết nguồn lực, lãng phí rất nhiều.

Đại biểu Tô Thị Bích Châu nêu ví dụ, hàng năm, chúng ta có hàng chục nghìn thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về, đây là lực lượng lao động tốt, được đào tạo bài bản, được rèn luyện rất tốt với những kỹ năng cơ bản đó là tính kỷ luật, có sức khỏe và khả năng phối hợp cũng như tính chịu áp lực cao. Tuy nhiên, vấn đề này hiện nay chưa được quan tâm. Đó là trách nhiệm của chính quyền địa phương. Song đây cũng thể hiện sự phối hợp và tính chủ động của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội với Bộ Quốc phòng trong vấn đề này. Đại biểu Tô Thị Bích Châu cho rằng, cần phải thấy trách nhiệm để phát huy lực lượng lao động có tay nghề, có sức khỏe này.

Phát biểu tranh luận tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn, ĐBQH Nguyễn Thị Xuân (đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk) cho hay, Việt Nam là nước nông nghiệp, lao động nông thôn là chủ yếu. Do vậy, Nhà nước ta đã có Đề án 1956 dành cho đào tạo nghề cho lao động ở nông thôn. Đây là đề án lớn nhất từ trước tới nay cho lĩnh vực này. Tuy nhiên, trả lời của Bộ trưởng Đào Ngọc Dung sáng nay về vấn đề này chưa thực sự rõ ràng. Do vậy, đại biểu đề nghị của Bộ trưởng Đào Ngọc Dung có câu trả lời thật thấu đáo về vấn đề này, việc triển khai đề án này như thế nào? Hiệu quả ra sao? Nguồn kinh phí triển khai đề án này đã được sử dụng như thế nào, có gây thất thoát lãng phí hay không?

Đại biểu Nguyễn Thị Xuân - Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk. Ảnh: QH
Đại biểu Nguyễn Thị Xuân (đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk). Ảnh: QH

14h15: Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà: Nhân tài chính là động lực mới cho phát triển

Trả lời câu hỏi của đại biểu liên quan đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết, trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt là sau đại dịch COVID-19 cũng như việc thích ứng sau đại dịch, chuyển đổi kinh tế sang một hướng mới - nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn… thời gian tới từ góc độ về quan điểm tư duy, chủ trương sẽ rà soát chính sách tăng trưởng xanh của đất nước, phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ. Tất cả những vấn đề này có liên quan mật thiết đến một trong ba đột phá đó là phát triển nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên mới.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà. Ảnh: Phạm Thắng/QH
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà. Ảnh: Phạm Thắng/QH

Phó Thủ tướng nêu rõ, nhân tài chính là động lực mới cho phát triển. Từ góc độ này, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, Đảng, Nhà nước rất quan tâm và đã thành lập các quỹ, nhưng như các đại biểu Quốc hội nêu, năng suất lao động chưa có sự bứt phá. Do vậy, cần tập trung cho vấn đề nghiên cứu, đổi mới sáng tạo, tập trung đầu tư cho nguồn nhân lực, có sự kết nối liên thông từ giáo dục phổ thông đến giáo dục trung, cao đẳng, đại học, cao học và giáo sư, tiến sĩ. Điều này đòi hỏi sự kết nối liên thông giữa nghiên cứu cơ bản với nghiên cứu và chuyển giao công nghệ và nghiên cứu triển khai. Trong đó, đào tạo cần sự phân bổ các nguồn lực để tập trung đào tạo, đặc biệt đối với doanh nghiệp cần quan tâm đến nghiên cứu liên quan tới trí tuệ nhân tạo, dược sinh học, kết nối vạn vật, máy tính lượng tử, năng lượng mới…

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, đây là những tiềm năng tạo ra công ăn việc làm cho lao động. Nhưng xuất phát điểm phải xuất phát từ nguồn lực, Việt Nam có thể đi sau nhưng có thể đón đầu, đặc biệt liên quan đến chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng.

14h10: Đề nghị cơ quan điều tra vào cuộc xử lý hình sự việc trốn đóng bảo hiểm

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (đoàn ĐBQH TPHCM) tranh luận với ý kiến của Bộ trưởng Đào Ngọc Dung về việc lâu nay chúng ta không xử lí được tình trạng nợ bảo hiểm. Ông Nghĩa cho rằng, tình trạng này hết sức nguy hiểm và kéo dài. Như VTV đưa tin, tình trạng nợ đóng bảo hiểm từ 1 tháng trở lên là 2,79 triệu người, chiếm hơn 17% tổng số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, tổng số nợ là hơn 14.000 tỉ đồng. Trong đó, có hơn 213.000 người thuộc diện nợ khó thu hồi.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (đoàn ĐBQH TP Hồ Chí Minh). Ảnh: Phạm Thắng/QH
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (đoàn ĐBQH TP Hồ Chí Minh). Ảnh: Phạm Thắng/QH

“Tôi hết sức ngạc nhiên về điều này. Nhân đây tôi xin đề nghị viện kiểm sát, cơ quan điều tra, tòa án, đặc biệt là Ủy ban Tư pháp của Quốc hội nhập cuộc vào việc này” - ông Nghĩa nói và cho biết, qua quan sát của bản thân ông thấy không thể không có cơ sở pháp lý để xử lý hình sự một số trường hợp hoặc rất nhiều trường hợp trốn đóng, chiếm dụng tiền bảo hiểm xã hội. Bởi lẽ tiền này đã trừ vào lương của người lao động nên hậu quả của nó rất nghiêm trọng với người lao động. Ông cho rằng, hoàn toàn có cơ sở giải quyết, xử lý hình sự vấn đề này. Ngoài ra, cần xem lại trách nhiệm của cơ quan giám sát.

“Chúng ta không thể bất lực như vậy, hệ thống pháp luật không thể nói không xử lý được tình trạng này” - ông Nghĩa nhấn mạnh.

14h: Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ điều hành phiên chất vấn

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, tiếp tục chương trình làm việc chiều nay, trước khi mời Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung trả lời chất vấn, các đại biểu Quốc hội sẽ phát biểu một số ý kiến tranh luận.

* Chiều 6.6, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội tiếp tục chất vấn nhóm vấn đề thứ nhất thuộc lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trực tiếp điều hành phiên chất vấn.

Sau đó, các thành viên Chính phủ liên quan trả lời chất vấn đối với nhóm vấn đề thứ nhất. Chủ tịch Quốc hội phát biểu kết thúc nhóm vấn đề thứ nhất.

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

Bộ trưởng thừa nhận có "công ty ma" lừa lao động Việt Nam sang nước ngoài

Nhóm PV |

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thừa nhận, số người xuất khẩu lao động sang nước ngoài bị lừa đảo đều do công ty ma, công ty không được cấp phép. Bộ đã phối hợp với cơ quan chức năng xử lý rất nhiều. Tuy nhiên, theo đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, Bộ trưởng chưa đưa ra được giải pháp để ngăn chặn tình trạng này.

20 năm đóng bảo hiểm mới được hưởng lương hưu, người lao động không chờ được

NHÓM PV |

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XV diễn ra trong 2,5 ngày. Thành viên Chính phủ đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội là Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung.

Can thiệp kịp thời khi xảy ra sự cố rút tiền hàng loạt tại ngân hàng

NHÓM PV |

Ngày 5.6, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng trình bày tờ trình về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD - sửa đổi). Dự thảo luật bổ sung việc xử lí nợ xấu, xử lí tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu; quy định về biện pháp xử lí khi có sự cố rút tiền hàng loạt tại ngân hàng.

Thiếu điện, đại diện Bộ Công Thương xin lỗi người dân và doanh nghiệp

Cường Ngô |

Ông Trần Việt Hòa - Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) gửi lời xin lỗi người dân, doanh nghiệp vì để xảy ra thiếu điện trong thời gian vừa qua.

Hà Nội không cắt điện trong thời gian tổ chức thi lớp 10 năm 2023

Tường Vân |

Hà Nội sẽ không cắt điện trong thời gian tổ chức kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2023-2024.

Bất ngờ chung cư cũ rao bán vẫn lãi cả tỉ đồng

Thu Giang |

Dù đã sử dụng chung cư trong suốt 5 - 10 năm qua, nhưng khi rao bán lại, nhiều hộ dân tại TP Hà Nội vẫn lãi hàng trăm triệu đồng, thậm chí cả tỉ đồng/căn hộ.

Hệ thống thanh toán mã QR ASEAN đã khởi động

Thanh Hà |

Thanh toán mã QR Indonesia - Malaysia đã khởi động trong khuôn khổ hệ thống của ASEAN. Kế hoạch xuyên biên giới này có thể cắt giảm 30% chi phí giao dịch, cung cấp bộ đệm tỉ giá hối đoái.

“Cô đơn trên sofa” trở thành ca khúc bạc tỉ sau màn gây bão của Chủ tịch ACB

Mi Lan |

“Cô đơn trên sofa” – một ca khúc hit cũ của Hồ Ngọc Hà phát hành từ năm 2022 bỗng trở thành từ khóa được tìm kiếm rầm rộ sau màn trình diễn gây bão của Chủ tịch Ngân hàng ACB – Trần Hùng Huy.

Bộ trưởng thừa nhận có "công ty ma" lừa lao động Việt Nam sang nước ngoài

Nhóm PV |

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thừa nhận, số người xuất khẩu lao động sang nước ngoài bị lừa đảo đều do công ty ma, công ty không được cấp phép. Bộ đã phối hợp với cơ quan chức năng xử lý rất nhiều. Tuy nhiên, theo đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, Bộ trưởng chưa đưa ra được giải pháp để ngăn chặn tình trạng này.

20 năm đóng bảo hiểm mới được hưởng lương hưu, người lao động không chờ được

NHÓM PV |

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XV diễn ra trong 2,5 ngày. Thành viên Chính phủ đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội là Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung.

Can thiệp kịp thời khi xảy ra sự cố rút tiền hàng loạt tại ngân hàng

NHÓM PV |

Ngày 5.6, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng trình bày tờ trình về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD - sửa đổi). Dự thảo luật bổ sung việc xử lí nợ xấu, xử lí tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu; quy định về biện pháp xử lí khi có sự cố rút tiền hàng loạt tại ngân hàng.