Đề nghị cân nhắc việc cấp căn cước cho người dưới 14 tuổi vì sẽ có nhiều phát sinh

PHẠM ĐÔNG |

Một số ý kiến đề nghị cân nhắc việc cấp căn cước cho người dưới 14 tuổi vì nhóm này chưa ổn định nhân dạng và sinh trắc học, sẽ phát sinh chi phí và thủ tục hành chính không cần thiết vì không thay thế giấy khai sinh.

Chiều 18.8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi).

Báo cáo tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho biết, một số ý kiến đề nghị cân nhắc việc cấp căn cước cho người dưới 14 tuổi.

Lý do là vì nhóm này chưa ổn định nhân dạng và sinh trắc học; sẽ phát sinh chi phí và thủ tục hành chính không cần thiết vì không thay thế giấy khai sinh; không có tính đồng bộ trong việc tham gia các hoạt động giao dịch của cá nhân người được cấp căn cước cũng như của cơ quan quản lý nhà nước.

Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho hay, theo báo cáo của Chính phủ, công nghệ hiện nay có thể thu nhận vân tay của người từ đủ 5 tuổi trở lên, bảo đảm yêu cầu về đối sánh dữ liệu sinh trắc học.

Bên cạnh đó, pháp luật về xuất nhập cảnh đang thực hiện cấp hộ chiếu, thị thực cho trẻ em mới khai sinh, có chụp ảnh khuôn mặt.

Tuy thẻ căn cước không thay thế giấy khai sinh nhưng có thể tích hợp thêm nhiều thông tin khác theo nhu cầu của người dân, tiết kiệm kinh phí cho nhà nước và người dân trong việc cấp và sử dụng các loại giấy tờ này.

Ngoài ra, Chính phủ sẽ hướng tới việc cung cấp nhiều giải pháp, tiện ích phục vụ đối với công dân dưới 14 tuổi trên cơ sở sử dụng thẻ căn cước gắn chip.

Về lâu dài sẽ nghiên cứu, đánh giá thêm về độ tuổi bắt buộc phải cấp thẻ căn cước để phù hợp với yêu cầu thực tiễn và bảo đảm tính khả thi, phục vụ tốt cho công tác quản lý nhà nước, phát huy giá trị, tiện ích của thẻ căn cước trong đẩy mạnh Chính phủ số, xã hội số.

Vì vậy, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho giữ quy định này như dự thảo luật Chính phủ trình.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới báo cáo tại phiên họp. Ảnh: Phạm Đông
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới báo cáo tại phiên họp. Ảnh: Phạm Đông

Cũng theo ông Lê Tấn Tới, một số ý kiến đề nghị chọn lọc các loại thông tin cần thiết để tích hợp vào thẻ căn cước bảo đảm thực hiện được ngay, không giao Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết.

Quy định cấp quyền khai thác thông tin phù hợp với lĩnh vực, yêu cầu quản lý, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc khai thác, sử dụng, bảo mật thông tin được khai thác, sử dụng; bổ sung quy định về hình thức, lộ trình tích hợp thông tin; trình tự, thủ tục thu thập, tích hợp thông tin.

Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho rằng, dự thảo luật chỉ quy định tích hợp một số thông tin có tính ổn định, được sử dụng thường xuyên.

Đồng thời, dự thảo luật giao Thủ tướng Chính phủ quyết định việc tích hợp các giấy tờ khác để bảo đảm linh hoạt khi có thay đổi, phù hợp với việc xây dựng, phát triển các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, thực hiện chuyển đổi số ở nước ta.

Bên cạnh đó, tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh đã rà soát, nghiên cứu, chỉnh lý, bổ sung các quy định và các điều khoản có liên quan trong dự thảo Luật để bảo đảm thông tin tích hợp vào thẻ căn cước được chính xác, kịp thời, an toàn và hiệu quả trong khai thác và sử dụng.

Ngoài ra, việc sử dụng thẻ căn cước gắn chíp đã được tích hợp thêm thông tin khác là một phương thức mới nhằm tạo thuận lợi cho người dân khi thực hiện thủ tục hành chính và các giao dịch khác.

Quy định này không xung đột với quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan trong việc quản lý, sử dụng các giấy tờ nêu trên; việc tiếp tục cấp hoặc không cấp bản giấy các giấy tờ chứa thông tin đã được tích hợp vào thẻ căn cước do cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực đề xuất quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.

Trường hợp người dân bị mất thẻ căn cước mà chưa có điều kiện thực hiện việc cấp lại thẻ thì có thể khai thác, sử dụng thông tin tích hợp qua căn cước điện tử.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

8 vấn đề lớn cần xin ý kiến trong Luật Căn cước công dân (sửa đổi)

PHẠM ĐÔNG |

Tại phiên họp, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh báo cáo 8 vấn đề lớn xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi).

Chuẩn bị cho ý kiến về vấn đề lớn còn có ý kiến khác của Luật Căn cước

PHẠM ĐÔNG |

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường vừa có công văn số 2603/TTKQH-TK gửi Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Kiểm toán nhà nước về việc chuẩn bị các phiên họp tháng 7, 8 và 9.2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Đề nghị không đổi tên thẻ căn cước công dân thành thẻ căn cước

PHẠM ĐÔNG |

Nhiều đại biểu góp ý về đề xuất đổi tên Luật Căn cước công dân hiện hành thành Luật Căn cước cũng như đổi tên thẻ căn cước công dân hiện nay thành thẻ căn cước tại dự thảo luật. 

Á hậu Minh Kiên: "Việc giữ hình ảnh rất quan trọng khi đã có danh hiệu"

Minh Huệ |

Á hậu 2 Hoa hậu Thế giới Việt Nam 2023 cho hay, việc giữ gìn hình ảnh không chỉ là giữ gìn vẻ đẹp bên ngoài mà còn là sự cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói và hành động.

Cao tốc thông xe giúp người dân di chuyển từ Hà Nội về Nghệ An nhanh hơn

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Dự kiến dịp nghỉ lễ 2.9 sắp tới, tuyến cao tốc Quốc lộ 45 - Nghi Sơn sẽ thông xe để kết nối với tuyến cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu. Sau khi các tuyến cao tốc này hoàn thiện, kết nối sẽ giúp người dân rút ngắn thời gian di chuyển từ Hà Nội về Nghệ An.

Vì sao 2 cựu Thứ trưởng Bộ Y tế không bị xem xét trách nhiệm vụ Việt Á?

Việt Dũng |

Ông Nguyễn Trường Sơn và Trương Quốc Cường được xác định có sai phạm, song không thông đồng, thỏa thuận để làm lợi cho Phan Quốc Việt và Công ty Việt Á.

Phụ huynh cần làm gì để con mình thoát khỏi nạn bắt cóc trẻ em?

Nhóm PV |

Vụ việc bé trai 7 tuổi tại quận Long Biên (Hà Nội) bị bắt cóc để tống tiền đã khiến dư luận, các bậc phụ huynh phải sửng sốt trước thủ đoạn tinh vi, sự manh động của đối tượng gây án. Điều này dấy lên nỗi lo sợ đối với nhiều phụ huynh có con em đang trong tuổi ăn tuổi lớn.

Tăng lương hưu theo mức mới, người già giảm gánh nặng chi phí thuốc men

MINH HÀ - HOÀNG XUYẾN |

Đối với nhiều người, có thêm lương hưu như bớt thêm một gánh nặng, vừa có tiền trang trải cuộc sống, thuốc men khi ốm đau, vừa tiếp kiệm đỡ đần con cháu trong nhà.

8 vấn đề lớn cần xin ý kiến trong Luật Căn cước công dân (sửa đổi)

PHẠM ĐÔNG |

Tại phiên họp, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh báo cáo 8 vấn đề lớn xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi).

Chuẩn bị cho ý kiến về vấn đề lớn còn có ý kiến khác của Luật Căn cước

PHẠM ĐÔNG |

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường vừa có công văn số 2603/TTKQH-TK gửi Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Kiểm toán nhà nước về việc chuẩn bị các phiên họp tháng 7, 8 và 9.2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Đề nghị không đổi tên thẻ căn cước công dân thành thẻ căn cước

PHẠM ĐÔNG |

Nhiều đại biểu góp ý về đề xuất đổi tên Luật Căn cước công dân hiện hành thành Luật Căn cước cũng như đổi tên thẻ căn cước công dân hiện nay thành thẻ căn cước tại dự thảo luật.