Đề nghị bổ sung cơ chế khuyến khích tự nguyện nộp lại tài sản tham nhũng

PHẠM ĐÔNG |

Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam kiến nghị xem xét nghiên cứu bổ sung quy định về cơ chế động viên, khuyến khích người phạm tội tự nguyện giao nộp lại tài sản tham nhũng đã chiếm đoạt, tự nguyện khắc phục hậu quả thiệt hại đã gây ra.

Thu hồi tài sản tham nhũng chỉ đạt 32,5%

Mới đây, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã có kiến nghị sau giám sát công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế.

Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh cho biết, kết quả thi hành án để thu hồi tài sản trong các vụ án liên quan đến tham nhũng, kinh tế mặc dù đã có nhiều cố gắng, đạt nhiều kết quả nhưng vẫn còn thấp, chỉ đạt 32,53% so với tổng số tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt. Một số vụ việc quá trình giải quyết vụ án và việc xử lý tài sản còn kéo dài, mất nhiều thời gian.

Theo báo cáo, kết quả thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự tham nhũng, kinh tế chung giai đoạn 2020-2022 như sau:

- Về việc: Tổng số việc phải thi hành là 10.275 việc; số việc có điều kiện thi hành là 9.041 việc; số đã thi hành xong là 8.197 việc; số chuyển kỳ sau là 2.078 việc.

- Về tiền: Tổng số tiền phải thi hành là trên 109.121 tỉ đồng; số tiền có điều kiện thi hành là trên 63.105 tỉ đồng; số tiền đã thi hành xong là trên 35.501 tỉ đồng; số tiền chuyển kỳ sau là trên 73.620 tỉ đồng.

Tổng số việc giải quyết liên quan tham nhũng, kinh tế. Ảnh: Phạm Đông
Tổng số việc giải quyết liên quan tham nhũng, kinh tế. Ảnh: Phạm Đông

Kết quả thu hồi tài sản trong các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo (tính đến 30.9.2022) như sau:

- Trong tổng số 121 vụ việc, đã thi hành xong 45 vụ việc, đã xử lý xong hết tài sản, đã xác minh và phân loại chưa có điều kiện thi hành án 7 vụ việc; đang tiếp tục tổ chức thi hành 59 vụ việc; cơ quan thi hành án dân sự chưa thụ lý ra quyết định thi hành án do Tòa án chưa xét xử phúc thẩm hoặc cơ quan thi hành án dân sự chưa nhận đủ tài liệu, bản án 10 vụ việc.

- Về tiền: Tổng số phải giải quyết là trên 130.870 tỉ đồng; số đã thi hành xong là trên 56.387 tỉ đồng, còn phải thi hành là trên 74.482 tỉ đồng.

Tổng số tiền liên quan tham nhũng, kinh tế trong công tác thi hành án dân sự. Ảnh: Phạm Đông
Tổng số tiền liên quan tham nhũng, kinh tế trong công tác thi hành án dân sự. Ảnh: Phạm Đông

"Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn tẩu tán tài sản còn thấp, quá trình giải quyết vụ án còn chậm. Việc xử lý tài sản của cơ quan thi hành án dân sự thực hiện theo quy định chung về thi hành án dân sự nên hiệu quả thu hồi tài sản chưa cao, chưa triệt để; việc xử lý tài sản bị kéo dài.

Chưa thể chế cụ thể, chỉ rõ thẩm quyền, trách nhiệm, trình tự, thủ tục thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt", bà Ánh thông tin.

Loạt giải pháp để tăng tỉ lệ thu hồi tài sản tham nhũng

Để khắc phục các vấn đề trên, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam kiến nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phân công kiểm tra và giám sát việc thực hiện rà soát, sửa đổi, xây dựng và hoàn thiện chính sách pháp luật về thu hồi tài sản bị thất thoát chiếm đoạt.

Đồng thời tháo gỡ “điểm nghẽn, nút thắt” trong các giai đoạn giải quyết, thu hồi tài sản của các cơ quan; hoàn thiện quy định về phòng, chống tham nhũng trong thu hồi tài sản.

Kiến nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung theo hướng cho phép cơ quan điều tra áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm giữ, tạm ngừng giao dịch tài khoản. Tạm thời kê biên tài sản/phong tỏa tài khoản ngay từ giai đoạn xác minh, giải quyết nguồn tin về tội phạm và trong một thời hạn cụ thể trước khi áp dụng các quy định tại Điều 128, Điều 129 Bộ luật Hình sự hiện hành.

Xem xét nghiên cứu bổ sung quy định về cơ chế động viên, khuyến khích người phạm tội tự nguyện giao nộp lại tài sản đã chiếm đoạt, tự nguyện khắc phục hậu quả thiệt hại đã gây ra để xây dựng hành lang pháp lý thống nhất có tính khả thi. Các quy định về hạn chế hình thức sử dụng tiền mặt và tăng cường các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt cần được thực hiện triệt để quyết liệt trong các lĩnh vực.

Phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền nước ngoài và các tổ chức quốc tế để xác minh, truy tìm tài sản, thực hiện việc tương trợ tư pháp về hình sự đối với tài sản, tài khoản người phạm tội tẩu tán ra nước ngoài.

Kiến nghị Chính phủ chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng ngừa từ sớm, từ xa để giảm thiệt hại, thất thoát về tài sản tham nhũng thông qua việc kê khai tài sản của cán bộ, công chức, người có chức vụ quyền hạn trong bộ máy Nhà nước.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Chính phủ đẩy mạnh cải cách tiền lương, đẩy lùi tham nhũng

TIẾN NGUYỄN |

Chính phủ kiên quyết, kiên trì đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực. Tổ chức thực hiện các quy định về kiểm soát quyền lực để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra, thi hành án.

Yêu cầu phát huy tinh thần "4 hơn" và "3 không" trong phòng chống tham nhũng

Vương Trần |

Tại cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Trưởng Ban Chỉ đạo - yêu cầu các cơ quan phát huy tinh thần “4 hơn” và 3 “không” đó là: Tích cực, mạnh mẽ, quyết liệt, hiệu quả hơn - Không đùn đẩy, né tránh, đỗ lỗi khách quan trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Thủ tướng đề nghị Hà Nội chú trọng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

PHẠM ĐÔNG |

Tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh 10 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới để Thủ đô phải là hình mẫu cho sự phát triển kinh tế - xã hội cả nước.

Chủ tịch Quốc hội dự lễ khai mạc Tuần Văn hoá, Du lịch Hà Nam năm 2023

PHẠM ĐÔNG |

Tối 14.5, tại Hà Nam, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã dự lễ khai mạc Tuần Văn hoá, Du lịch Hà Nam năm 2023 với chủ đề "Hà Nam - Hành trình kết nối" và Chương trình giao lưu biểu diễn nghệ thuật truyền thống Việt Nam - Nhật Bản - sự kiện hưởng ứng kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản (21.9.1973-21.9.2023). 

Kết quả SEA Games ngày 14.5: Thể thao Việt Nam cán mốc 107 huy chương vàng

NHÓM PV |

Đoàn thể thao Việt Nam giành thêm 20 huy chương vàng tại SEA Games 32 trong ngày 14.4, qua đó vững vàng vị trí số 1 trên bảng tổng sắp với 107 huy chương vàng.

Chứng khoán hướng đến mục tiêu vượt mốc 1.080 điểm

Gia Miêu |

Thị trường chứng khoán đang có diễn biến khá tích cực, tuy nhiên áp lực chốt lời có thể sẽ gia tăng trở lại khi VN-Index tiến gần tới vùng biên trên của khung tích lũy.

Barcelona vô địch La Liga sớm 4 vòng

Văn An |

Barcelona chính thức lên ngôi vô địch La Liga sau chiến thắng 4-2 trước Espanyol tại vòng 34.

Thí sinh bị đình chỉ thi đánh giá năng lực vì chép đề mang về

Vân Trang |

Một thí sinh đến từ Thái Bình dự thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia lần thứ hai bị lập biên bản đình chỉ và hủy toàn bộ kết quả thi do có sử dụng tài liệu và chép đề thi mang về.

Chính phủ đẩy mạnh cải cách tiền lương, đẩy lùi tham nhũng

TIẾN NGUYỄN |

Chính phủ kiên quyết, kiên trì đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực. Tổ chức thực hiện các quy định về kiểm soát quyền lực để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra, thi hành án.

Yêu cầu phát huy tinh thần "4 hơn" và "3 không" trong phòng chống tham nhũng

Vương Trần |

Tại cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Trưởng Ban Chỉ đạo - yêu cầu các cơ quan phát huy tinh thần “4 hơn” và 3 “không” đó là: Tích cực, mạnh mẽ, quyết liệt, hiệu quả hơn - Không đùn đẩy, né tránh, đỗ lỗi khách quan trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Thủ tướng đề nghị Hà Nội chú trọng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

PHẠM ĐÔNG |

Tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh 10 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới để Thủ đô phải là hình mẫu cho sự phát triển kinh tế - xã hội cả nước.