Thảo luận tại hội trường, Đại biểu Hoàng Đức Thắng (Đoàn Quảng Trị) cho rằng, báo cáo của Chính phủ đã nêu rõ kết quả trong phòng chống tham nhũng, đẩy mạnh điều tra, truy tố đưa ra xét xử các vụ án kinh tế tham nhũng nghiêm trọng, đã mang lại niềm tin cho nhân dân, xã hội và dư luận.
Đại biểu Hoàng Đức Thắng cũng nêu ra những vụ án gây chú ý dư luận thời gian vừa quanghi vấn trong nhân dân và dư luận về tính đúng đắn phán quyết của toà án cũng như những vi phạm trong hoạt động tố tụng như vụ án Hồ Duy Hải; vụ nghi vấn công ty của Nhật hối lộ ở Bắc Ninh; vụ lùi xe trên đường cao tốc Hà Nội Thái Nguyên; vụ nhảy lầu tự tử ở TAND Bình Phước… và điển hình là vụ "gỗ lậu" ở Quảng Trị đã có nhiều dấu hiệu oan sai, vi phạm nghiêm trọng pháp luật trong tố tụng mà đoàn ĐBQH Quảng Trị đã giám sát báo cáo.
Vị đại biểu này cho rằng, điển hình là vụ gỗ ở Quảng Trị đã có nhiều dấu hiệu oan sai, vi phạm nghiêm trọng pháp luật trong tố tụng mà đoàn ĐBQH Quảng Trị đã giám sát báo cáo. "Đoàn ĐBQH TP.Đà Nẵng, Quảng bình và nhiều ĐBQH đã kiến nghị giám đốc thẩm vụ án nhưng đến nay đã gần 1 năm mà cơ quan có trách nhiệm chưa xem xét, trả lời", ông nói thêm.
Ông Thắng cho rằng hành vi vi phạm nghiêm trọng tố tụng trong vụ án nêu trên đã được Cơ quan điều tra khởi tố hơn 1 năm nay nhưng chưa được đưa ra xét xử, trong khi đó người dân phải chấp hành án phạt tù, của cải bị bán, bị tịch thu, người tự tử, người còn lại vào vòng tù tội đang tiếp tục kêu oan...
Tranh luận lại những vấn đề đại biểu Thắng nêu ra, đại biểu Phạm Hồng Phong, Phó Chánh án TADN Cấp cao tại TP.HCM (Đoàn Hậu Giang) cho rằng khi xét xử thì Hội đồng phải đọc rất nhiều hồ sơ. Có vụ án hồ sơ chở cả xe ô tô.
Ông nói, HĐXX đọc, kiểm tra các chứng cứ qua các lời khai và còn phải tranh tụng tại phiên tòa mới đưa ra phán quyết đúng đắn của HĐXX. “Chúng ta không nên chỉ qua một vài trang giấy hay một vài bình luận để đưa ra quyết định là không có cơ sở”, vị đại biểu này nói.
Theo ông Phong, trong hoạt động xét xử có hai cấp là xét xử sơ thẩm và phúc thẩm. Xét xử phúc thẩm thì bản án đã có hiệu lực pháp luật thì buộc các cơ quan tổ chức, cá nhân phải thi hành. Tuy nhiên, người tham gia tố tụng cho rằng bản án có sai phạm thì có quyền làm đơn khiếu nại yêu cầu theo thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm.
Ngoài ra, còn có quyền làm đơn khiếu nại lên đại biểu Quốc hội, đoàn đại biểu Quốc hội để kiến nghị lên các cơ quan có thẩm quyền xem xét lại bản án có hiệu lực này. Không những thế Thường vụ Quốc hội, các Ủy ban của Quốc hội cũng thành lập các đoàn giám sát đến việc xem xét bản án quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
“Chúng ta không thể đưa ra hiện tượng cá biệt để đánh giá bản chất của nền tư pháp là chưa đúng. Tôi cũng chia sẻ mất mát của gia đình nhưng không nên bức xúc mang tính tiêu cực trong vụ việc mà làm những việc thiếu suy nghĩ. Cần phải tiếp thực hiện các bước còn lại của pháp luật đã quy định”, đại biểu Phạm Hồng Phong nói.