ĐBQH: Thêm lực lượng an ninh trật tự cơ sở sẽ không có ngân sách để bố trí?

Vương Hà Chung |

Nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ quan điểm nếu thành lập thêm lực lượng an ninh trật tự cơ sở sẽ làm “phình” bộ máy, nhiều địa phương khó khăn sẽ không ngân sách để bố trí.

Lo ngại bộ máy "phình to"

Thảo luận hội trường về dự Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở sáng nay (17.11), đại biểu Nguyễn Mai Bộ (Đoàn An Giang) cho biết, theo hồ sơ dự án luật thì nếu được thông qua, lực lượng tham gia bảo vệ trị an ở cơ sở sẽ có 1,5 triệu người hưởng ngân sách thường xuyên, giảm 500.000 người so với hiện nay, con số này chưa thực sự thuyết phục.

Ông Bộ nêu dẫn chứng, theo Pháp lệnh công an xã thì hiện nay có 126.000 công an xã bán chuyên trách, còn theo Nghị định 38 năm 2006 về việc bảo vệ dân phố thì tổ bảo vệ dân phố chỉ có ở phường, thị trấn với số lượng là 70.000 người. Theo Luật Phòng cháy, chữa cháy, do không chịu được chi phí về ngân sách nên hiện nay chỉ có 23% cơ sở thành lập lực lượng này với con số thực tế là 500.000 người.

Như vậy, thực tế 3 lực lượng trên hiện nay có tổng số là 696.000 người. Trong khi đó, chỉ có 2 lực lượng công an xã bán chuyên trách và tổ bảo vệ dân phố là hưởng ngân sách thường xuyên với tổng số 196.000 người, còn dân phòng chỉ được hưởng khi thực sự làm việc và bồi dưỡng về nghiệp vụ.

“Nếu thành lập lực lượng này thì sẽ tăng thêm 804.000 người hưởng ngân sách hằng tháng chứ không phải giảm 500.000 người như dự thảo luật nêu” - ông Bộ cho biết.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Mai Bộ (đoàn An Giang). Ảnh TTBC
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Mai Bộ (Đoàn An Giang). Ảnh TTBC

Ngoài ra, ông Bộ cũng đưa ra một vấn đề bất hợp lý trong dự luật này: “Theo các điều từ 19 - 22 dự thảo luật này, ngân sách địa phương phải chỉ trả từ trụ sở, phụ cấp, bảo hiểm… tôi e rằng ngân sách của địa phương sẽ không còn để đầu tư phát triển, bố trí cho an sinh xã hội”.

Từ đó, ông đặt câu hỏi chất vấn đến Bộ trưởng Nội vụ “Bộ trưởng có ý kiến gì về việc 804.000 người tăng thêm này, trong đó 500.000 người đang hưởng phụ cấp vụ việc lại chuyển vào hưởng phụ cấp hằng tháng?”. Đại biểu Bộ cũng gửi câu hỏi đến Bộ trưởng Bộ Tài chính: “Đề nghị Bộ trưởng tạm tính chi phí trụ sở, để cho lực lượng này hoạt động thì sẽ chiếm tỉ lệ bao nhiêu trong ngân sách của địa phương?”.

Ngân sách địa phương khó khăn không đáp ứng nổi

Đồng quan điểm với đại biểu Nguyễn Mai Bộ, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn Đồng Tháp) bày tỏ băn khoăn liệu có cần thiết phải ban hành Luật này hay không. Theo ông Hòa, hiện nay lực lượng tham gia bảo vệ cơ sở có: dân phòng, ban bảo vệ dân phố, công an viên không chuyên trách, tổ tuần tra biên giới và lực lượng dân quân.

Khẳng định đã nắm số liệu rất chắc và chịu trách nhiệm về số liệu mình cung cấp, ông Hòa cho rằng, dự Luật đưa ra con số giảm 500.000 người là không thực tế. Vì các lực lượng trên mỗi địa phương đều khác nhau.

“Có địa phương thành lập tổ dân phòng theo Luật Phòng cháy chữa cháy, nhưng có địa phương do điều kiện ngân sách không thành lập lực lượng này. Số liệu trong Tờ trình của Chính phủ đưa ra có 1,5 triệu người tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở có nghĩa là tăng chứ không hề giảm” - ông Hòa nhấn mạnh.

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hoà (đoàn Đồng Tháp). Ảnh QH
Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hoà (Đoàn Đồng Tháp). Ảnh QH

Ông Hòa cũng bày tỏ băn khoăn về một vấn đề khác trong dự luật đó là, ngân sách bố trí cho lực lượng này theo dự thảo Luật là 1,5 - 1,8 tỉ đồng/tháng/địa phương thì may ra chỉ có những địa phương như TP.HCM, Hà Nội chứ các địa phương ngân sách khó khăn e rằng khó đáp ứng nổi.

Cho rằng tính khả thi của dự án luật cần phải đánh giá sát với thực tế, đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (Đoàn Đồng Tháp) bày tỏ băn khoăn, khi dự luật này được thông qua thì các mô hình tự quản khác có duy trì tiếp hay không và tính pháp lý của các lực lượng này thế nào?.

Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (Đoàn Đồng Tháp) nêu ý kiến.

“Trên danh nghĩa là lực lượng quần chúng tự nguyện có chế độ chính sách thì rõ ràng đây là lực lượng có tổ chức” - bà Hoa đặt vấn đề đồng thời đưa ra câu hỏi: “Nguồn kinh phí cho lực lượng này được đóng góp từ quần chúng hay từ ngân sách? Mô hình này ở đô thị và nông thôn giống hay khác nhau?”.

Vương Hà Chung
TIN LIÊN QUAN

Tuyên truyền về bảo vệ an ninh trật tự cho hơn 300 CNVCLĐ

Nam Dương |

Các cán bộ công đoàn, nghiệp đoàn, CNVCLĐ được nghe phổ biến quy định, tiêu chuẩn an toàn về an ninh trật tự, phòng cháy, chữa cháy trong cơ quan, doanh nghiệp.

Thành lập gần 320 tổ “Công nhân tự quản” an ninh trật tự

Nam Dương |

Mô hình hoạt động tổ “Công nhân tự quản” về an ninh trật tự được nhiều công nhân ở nhà trọ tích cực tham gia, tăng cường đảm bảo an ninh trật tự tại khu nhà trọ công nhân đang sinh sống.

Chủ tịch Nghiệp đoàn xe ôm tích cực bảo vệ an ninh trật tự

Nam Dương |

Ở TPHCM, nhiều cán bộ Công đoàn tích cực tham gia phong trào bảo vệ an ninh trật tự xã hội. Ông Võ Anh Dũng - Chủ tịch Nghiệp đoàn Xe ôm phường Tân Định, quận 1, TPHCM - là một trong số đó.

Mời 6 bác sĩ bị đề nghị cấm cửa quay lại giải quyết cam kết hợp đồng

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Sở Y tế Bình Dương cho biết, sẽ mời 6 bác sĩ tự ý nghỉ việc quay về đơn vị cũ để giải quyết các vấn đề đã cam kết thực hiện hợp đồng.

Hư thực ồn ào Trấn Thành giành chỗ với khán giả, đòi bao cả rạp để riêng tư

ĐÔNG DU |

Trước thông tin một tài khoản mạng xã hội có tên N.V tố Trấn Thành có hành động không đẹp với khán giả tại rạp chiếu phim, đại diện phía rạp CGV đã lên tiếng.

Ông Trần Quốc Tuấn tiếp tục làm Trưởng ban thi đấu AFC

HOÀNG HUÊ |

Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) ông Trần Quốc Tuấn tiếp tục được Liên đoàn bóng đá Châu Á (AFC) giao trọng trách giữ vị trí Trưởng ban thi đấu AFC.

TP.Móng Cái dừng hoạt động cơ sở bị tố xét nghiệm COVID-19 nhập nhèm giá

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - UBND TP.Móng Cái sáng nay (3.3) cho biết, cơ sở dịch vụ y tế tại địa chỉ số 5, Lê Hữu Trác, phường Ka Long, TP.Móng Cái đã bị dừng mọi hoạt động liên quan đến các dịch vụ y tế. Cơ sở này trước đó bị tố có sự nhập nhèm tính giá xét nghiệm COVID-19

Khốn khổ khi đối diện xe độ đèn ban đêm

Quý An |

Độ đèn ôtô như một thứ "mốt", bất chấp các tiêu chuẩn chiếu sáng và nguy cơ không đủ tiêu chuẩn đăng kiểm.

Tuyên truyền về bảo vệ an ninh trật tự cho hơn 300 CNVCLĐ

Nam Dương |

Các cán bộ công đoàn, nghiệp đoàn, CNVCLĐ được nghe phổ biến quy định, tiêu chuẩn an toàn về an ninh trật tự, phòng cháy, chữa cháy trong cơ quan, doanh nghiệp.

Thành lập gần 320 tổ “Công nhân tự quản” an ninh trật tự

Nam Dương |

Mô hình hoạt động tổ “Công nhân tự quản” về an ninh trật tự được nhiều công nhân ở nhà trọ tích cực tham gia, tăng cường đảm bảo an ninh trật tự tại khu nhà trọ công nhân đang sinh sống.

Chủ tịch Nghiệp đoàn xe ôm tích cực bảo vệ an ninh trật tự

Nam Dương |

Ở TPHCM, nhiều cán bộ Công đoàn tích cực tham gia phong trào bảo vệ an ninh trật tự xã hội. Ông Võ Anh Dũng - Chủ tịch Nghiệp đoàn Xe ôm phường Tân Định, quận 1, TPHCM - là một trong số đó.