ĐBQH: Bổ sung trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí

NHÓM PV |

Theo đại biểu Quốc hội, vấn đề môi trường lớn nhất trong hoạt động dầu khí là sự cố tràn dầu. Các sự cố tràn dầu “không rõ nguyên nhân” diễn ra ngày càng nhiều, gây thiệt hại lớn về kinh tế và để lại hậu quả lâu dài đối với môi trường biển.

Sáng 15.6, tại Nhà Quốc hội, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Dầu khí (sửa đổi).

Tham gia thảo luận, đại biểu Nguyễn Văn An (đoàn Thái Bình) cho biết, đối với vấn đề bảo vệ môi trường trong các hoạt động dầu khí, quy định tại dự thảo Luật còn chưa thật cụ thể. Việc này dẫn đến khó để đảm bảo triển khai trong thực tiễn, chưa gắn được trách nhiệm nếu xảy ra sự cố về môi trường.

Đại biểu đề nghị bổ sung quy định cụ thể về việc kiểm tra, giám sát hợp đồng dầu khí và các hoạt động dầu khí. Các quy định này giao cho Chính phủ quy định chi tiết, vì hầu như các mỏ đều nằm ở ngoài biển xa và muốn tới đó để kiểm tra, khảo sát tình hình sinh thái, môi trường biển quanh mỏ rất khó khăn.

Bên cạnh đó, đại biểu cũng cho biết, về vấn đề trung nguồn, hạ nguồn dầu khí, Chính phủ đã có báo cáo tiếp thu, giải trình, tuy nhiên, cần phải làm rõ, cụ thể hơn. Ví dụ, đang thực hiện theo các văn bản quy phạm pháp luật nào và sắp tới có kiến nghị gì?

Nếu các nội dung này quá rộng so với phạm vi dự án luật thì phải xem xét, có báo cáo chuyên đề riêng gửi tới đại biểu Quốc hội, vì những vấn đề thực tế trong cuộc sống, liên quan đến quốc kế, dân sinh như giá xăng dầu đang được nhân dân, cử tri đang hết sức quan tâm.

Ngoài ra, đại biểu cũng đóng góp một số ý kiến về vấn đề chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực trong ngành dầu khí, vai trò của Bộ Khoa học và Công nghệ trong các hoạt động dầu khí.

Đại biểu Nguyễn Văn An (Đoàn Thái Bình).
Đại biểu Nguyễn Văn An (Đoàn Thái Bình).

Theo đại biểu Tạ Đình Thi (Đoàn Hà Nội), Luật Dầu khí (sửa đổi) cần nâng cao hiệu quả khai thác các tài nguyên khoáng sản biển gắn với chế biến sâu; kết hợp hài hoà giữa khai thác, chế biến với bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học biển.

Bên cạnh đó, công tác điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí phải được phát triển trên cơ sở nguồn nhân lực chất lượng cao, công nghệ tiên tiến, hiện đại, huy động được nguồn lực từ bên ngoài và nội tại của đất nước. Đồng thời, khai thác tài nguyên dầu khí một cách hiệu quả, không bỏ phí tài nguyên dầu khí, đảm bảo an toàn môi trường.

Đại biểu đề nghị ưu tiên thu hút các nhà đầu tư chiến lược hàng đầu thế giới có công nghệ nguồn, trình độ quản lý tiên tiến trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Mặt khác, cần có cơ chế để kết hợp các hoạt động điều tra cơ bản về dầu khí và về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo. Chia sẻ, sử dụng chung cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực của các cơ quan, chia sẻ thông tin, dữ liệu, kết quả điều tra để tránh lãng phí, nâng cao hiệu quả, chất lượng điều tra biển.

Theo đại biểu Thi, vấn đề môi trường lớn nhất trong hoạt động dầu khí là sự cố tràn dầu. Các sự cố tràn dầu “không rõ nguyên nhân” diễn ra ngày càng nhiều, gây thiệt hại lớn về kinh tế và để lại hậu quả lâu dài đối với môi trường biển.

Nguy hiểm hơn, khó phát hiện hơn và gây hậu quả lâu dài là hiện tượng dầu âm thầm rò rỉ, thoát ra biển do các hoạt động dầu khí như: xử lý không tốt các lỗ khoan thăm dò và lỗ khoan sau khai thác, khi triển khai hoạt động khai thác, thu dọn công trình dầu khí…

Do vậy, đề nghị Ban soạn thảo dự án Luật làm rõ và bổ sung vào trong dự thảo Luật các quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí và cơ quan quản lý trong việc xây dựng, trình duyệt và kiểm tra. Giám sát việc thực hiện kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường.

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

Luật Dầu khí (sửa đổi) góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tự chủ năng lượng

NHÓM PV |

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, việc xây dựng dự án Luật Dầu khí (sửa đổi) góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế, nhất là về năng lượng. Sửa đổi Luật Dầu khí sẽ giải quyết 6 nhóm chính sách đã được thông qua.

Hôm nay, Quốc hội nghe trình dự án Luật Dầu khí, Luật Tần số vô tuyến điện

Phạm Đông |

Trong ngày làm việc hôm nay, Quốc hội sẽ nghe trình, thảo luận ở tổ về dự án Luật Dầu khí (sửa đổi) và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện.

Sửa đổi Luật Dầu khí sẽ giải quyết 6 nhóm chính sách đã được thông qua

Phạm Đông |

Theo Bộ Công Thương, việc xây dựng Luật Dầu khí (sửa đổi) là hết sức cần thiết, nhằm tăng cường hiệu quả, hiệu lực trong quản lý nhà nước. Từ đó loại bỏ rào cản, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho nhà đầu tư, góp phần cải thiện mức độ hấp dẫn của môi trường đầu tư trong lĩnh vực dầu khí.

Công đoàn tiếp tục nỗ lực vì đoàn viên, người lao động

Thu Trà (thực hiện) |

Năm 2022, các cấp Công đoàn đã nỗ lực vượt khó, đạt nhiều kết quả, mang lại niềm tin cho đoàn viên, người lao động. Năm 2023, chủ đề hoạt động của tổ chức Công đoàn là “Tập trung phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở”.  Đây cũng là năm vừa tập trung mọi nguồn lực để hoàn thành chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XII, tổ chức thành công Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, vừa phải tập trung thực hiện tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn Việt Nam. Trước thềm Xuân Quý Mão năm 2023, Báo Lao Động phỏng vấn đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Cô gái Nga yêu Việt Nam từ những điều bình dị

HUYỀN PHẠM |

Lần đầu ghé thăm Việt Nam, Sonya Firsova đơn giản nghĩ đó là một kỳ nghỉ kéo dài vài tháng vào cuối năm 2017 – như mọi quốc gia cô từng ghé thăm. Hành trình khám phá Châu Á năm ấy của Sonya tiếp tục, cô rong ruổi từ Trung Quốc, Malaysia, Hàn Quốc tới Ấn Độ... cùng em gái Viola. Cho đến một ngày, chợt nhận ra Việt Nam chính là nơi họ muốn quay trở lại nhất, hai chị em quyết định gắn bó với đất nước này.

Vương quốc Anh giảm sức hút với giới siêu giàu

Thanh Hà |

Các nhà đầu tư và doanh nhân giàu có đang chuyển đến EU, Trung Đông và Châu Á, theo một công ty tư vấn ở London, Anh.

Gương mặt vàng tại các kỳ thi Olympic quốc tế

Trang Hà |

Năm 2022, với 38 lượt thí sinh tham gia các kỳ thi Olympic và khoa học kỹ thuật quốc tế, học sinh Việt Nam xuất sắc nằm trong top 10 quốc gia đạt kết quả cao nhất với nhiều học sinh đạt điểm số cao nhất.

Cứu hộ thành công cụ bà 80 tuổi rơi xuống vực sâu ở Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Ngày 22.1, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ, Công an tỉnh Đắk Lắk thông tin, đã có báo cáo về việc cứu hộ thành công cụ bà N.T.H (SN 1943, TP.Buôn Ma Thuột) sau khi rơi xuống vực sâu.

Luật Dầu khí (sửa đổi) góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tự chủ năng lượng

NHÓM PV |

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, việc xây dựng dự án Luật Dầu khí (sửa đổi) góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế, nhất là về năng lượng. Sửa đổi Luật Dầu khí sẽ giải quyết 6 nhóm chính sách đã được thông qua.

Hôm nay, Quốc hội nghe trình dự án Luật Dầu khí, Luật Tần số vô tuyến điện

Phạm Đông |

Trong ngày làm việc hôm nay, Quốc hội sẽ nghe trình, thảo luận ở tổ về dự án Luật Dầu khí (sửa đổi) và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện.

Sửa đổi Luật Dầu khí sẽ giải quyết 6 nhóm chính sách đã được thông qua

Phạm Đông |

Theo Bộ Công Thương, việc xây dựng Luật Dầu khí (sửa đổi) là hết sức cần thiết, nhằm tăng cường hiệu quả, hiệu lực trong quản lý nhà nước. Từ đó loại bỏ rào cản, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho nhà đầu tư, góp phần cải thiện mức độ hấp dẫn của môi trường đầu tư trong lĩnh vực dầu khí.