Đầu vào ngành sư phạm thấp: Nên chuyển hết cao đẳng sư phạm thành trường nghề

Đặng Chung (thực hiện) |

Nhìn vào bức tranh điểm chuẩn của các trường sư phạm năm 2017, nhiều người công tác trong ngành giáo dục xót xa. Lo lắng về chất lượng giáo viên tương lai, Tiến sĩ Vũ Thu Hương - giảng viên khoa Giáo dục tiểu học (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) kiến nghị: Nên chuyển hết trường cao đẳng sư phạm ở địa phương thành trường nghề, để giải bài toán nâng cao chất lượng giáo dục, giảm tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” hiện nay.

Điểm chuẩn quá thấp, chất lượng giáo dục không thể cao

Chỉ cần được 9 điểm/3 môn cũng có thể đỗ vào trường sư phạm và trở thành giáo viên, nhiều trường sư phạm năm nay có điểm chuẩn thấp kỷ lục. Là một người tâm huyết với sự nghiệp sư phạm, bà nghĩ sao về chuyện này?

- Tôi thực sự lo lắng và đau lòng. Là một giảng viên của Đại học Sư phạm, tôi biết điểm đầu vào quan trọng thế nào, quyết định ra sao đến khả năng tiếp nhận kiến thức mà chúng tôi trang bị cho các em. Những sinh viên có điểm đầu vào thấp vốn thiếu hụt kiến thức phổ thông, nên cần bổ sung nhiều khi vào trường.

Từng có thời kỳ do thiếu giáo viên, chúng ta đã phải tiếp nhận những đối tượng sinh viên không được khá lắm và sau này họ vẫn trở thành giáo viên.

Tôi lấy ví dụ những trường chúng ta gọi là 10+2, 10+3, sử dụng để đào tạo giáo viên thật nhanh, khỏa lấp cho số lượng giáo viên thiếu hụt. Một thời gian khá dài có hình ảnh những giáo viên vốn là những học sinh, học không được khá lắm vẫn đi làm giáo viên. Nhưng đó là câu chuyện của 30-40 năm về trước.

Dư luận đang nói nhiều đến bức tranh điểm chuẩn sư phạm thấp. Đó chủ yếu rơi vào các trường cao đẳng sư phạm địa phương. Nhưng thấp đến mức chỉ cần được 9 điểm/3 môn cũng có thể đỗ trường sư phạm thì đáng lo quá.

Tiến sĩ Vũ Thu Hương - giảng viên khoa Giáo dục tiểu học (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội)

Năm nay, điểm chuẩn của hầu hết các khối ngành đều cao hơn mọi năm, tại sao điểm chuẩn sư phạm lại thấp thế, thưa Tiến sĩ?

- Nghề giáo vốn là nghề không được hấp dẫn trong mắt thanh niên, không đòi hỏi sự năng động so với các nghề khác như kinh tế, du lịch… Thanh niên vốn thích hoạt động “động” nhiều hơn là “tĩnh”, nên chắc chắn sẽ không thích nghề giáo bằng các nghề khác. Bản thân nghề giáo thời gian qua cũng bị bóp méo đi rất nhiều khiến cho thanh niên sợ không dám lựa chọn.

Còn lý do chủ quan là vì số lượng trường cao đẳng sư phạm các tỉnh hiện nay quá nhiều. Tỉnh nào cũng có, đào tạo tràn lan, nhiều hơn nhu cầu tuyển dụng.

Theo bà, điểm đầu vào quá thấp sẽ ảnh hưởng ra sao đến chất lượng đội ngũ giáo viên trong tương lai?

- Với những ngành có điểm chuẩn quá thấp, chất lượng giáo dục không thể cao. Tôi từng gặp những sinh viên sư phạm không biết ký hiệu hóa học của các nguyên tố đơn giản như sắt (Fe), đồng (Cu). Các em thiếu hụt quá nhiều kiến thức phổ thông. Giảng viên chúng tôi cũng vất vả hơn rất nhiều khi đào tạo những thí sinh có điểm đầu vào thấp.

Chúng tôi buộc phải khắt khe với các bạn đó để chất lượng đầu ra đảm bảo. Tất cả các trường sư phạm khác cũng nên như vậy, cần siết chặt đầu vào, hoặc nếu đầu vào dễ thì cần bó chặt đầu ra. Điều này khiến bản hân học sinh nỗ lực hơn, chất lượng giáo dục đào tạo tăng cao hơn.

Đào tạo ra một loạt thanh niên thất nghiệp là quá lãng phí!

Tiến sĩ có nghĩ không thu hút được người giỏi nhất làm thầy, là một thất bại của ngành giáo dục?

- Vấn đề không phải là giỏi nhất, mà quan trọng có thu hút được những người thực sự yêu nghề hay không, chịu khó học hỏi hay không? Nếu giỏi mấy mà không có tấm lòng yêu nghề, yêu trẻ, kiên nhẫn thì giảng viên chúng tôi cũng không thể trang bị cho các bạn hành trang tốt để vào nghề.

Tôi lấy ví dụ như trong lứa sinh viên của tôi, học trong lớp chưa thật sự xuất sắc, nhưng các bạn rất năng động và yêu trẻ. Khi ra trường và đi dạy, các bạn ấy nhanh chóng trở thành giáo viên xuất sắc của trường đó. Nhưng chỉ yêu nghề, yêu trẻ thôi chưa đủ. Sinh viên sư phạm cần có lượng kiến thức khá nhiều để có thể ra đời làm thầy, nên việc siết chăt hơn đầu vào và đầu ra vẫn hết sức quan trọng.

Dự kiến đến năm 2020 sẽ có 70.000 sinh viên sư phạm ra trường thất nghiệp. Dù có siết chặt chất lượng, nhưng không giải được bài toán đầu ra thì ngành sư phạm vẫn cứ rớt giá và thanh niên vẫn thờ ơ. Làm thế nào để lấy lại vị thế của ngành sư phạm, thưa tiến sĩ?

- Tôi nghĩ các nhà quản lý nên xem xét lại, có cần thiết phải cần nhiều trường cao đẳng sư phạm như hiện nay không? Tỉnh nào cũng mở trường sư phạm, mỗi năm đóng góp thêm hàng nghìn cử nhân thất nghiệp. Chúng ta đào tạo ra một loạt thanh niên thấp nghiệp như vậy là gây áp lực rất lớn cho xã hội, là một sự lãng phí lớn.

Tự các tỉnh phải cân đối lại. Sư phạm cũng như các ngành nghề khác, nhưng không nghề nào có nhiều trường đào tạo như vậy. Nên chăng chuyển những trường sư phạm đó thành cao đẳng nghề. Trong đó có rất nhiều nghề và sư phạm chỉ là một trong những nghề mà trường đào tạo. Các trường cũng sẽ có điều kiện mở rộng quy mô để hoạt động. Đồng thời hình thành được những tuyến nghề nghiệp khác theo nhu cầu của địa phương, thay vì đổ xô vào đào tạo nên những giáo viên không đáp ứng được nhu cầu của đổi mới ngành giáo dục.

Cảm ơn Tiến sĩ đã chia sẻ!

Đặng Chung (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

3 điểm/môn vẫn đỗ ngành sư phạm: Đúng là “thảm họa”!

Đặng Chung |

Sau khi Lao Động đăng tải bài viết “Trường sư phạm có điểm chuẩn quá thấp, thí sinh vẫn “thờ ơ”", nhiều bạn đọc đã chia sẻ những suy nghĩ của mình về bức tranh điểm chuẩn của ngành sư phạm năm nay. Thậm chí có bạn đọc đã thốt lên: “Đúng là thảm họa!” trước thông tin chỉ cần đạt 3 điểm/môn vẫn có thể đỗ vào các trường sư phạm, trở thành những giáo viên trong tương lai.

Điểm đầu vào trường sư phạm thấp: Thầy còn hổng kiến thức, dạy trò làm sao?

Đặng Chung |

Đó là băn khoăn của nhiều phụ huynh trước thực tế điểm đầu vào của nhiều trường sư phạm ngày càng thấp. Tuy nhiên, lãnh đạo các trường sư phạm lại cho rằng vấn đề chưa đến mức đáng ngại, vì số lượng thí sinh có điểm thấp đỗ vào trường chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ, trong tổng số thí sinh trúng tuyển vào ngành sư phạm năm nay.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cổ động viên tuyển Việt Nam mang cúp vô địch mô hình sang Thái Lan

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Hàng ngàn cổ động viên Việt Nam đã đi quãng đường gần 1000km, mang cúp tới Thái Lan cổ vũ cho thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2022.

3 điểm/môn vẫn đỗ ngành sư phạm: Đúng là “thảm họa”!

Đặng Chung |

Sau khi Lao Động đăng tải bài viết “Trường sư phạm có điểm chuẩn quá thấp, thí sinh vẫn “thờ ơ”", nhiều bạn đọc đã chia sẻ những suy nghĩ của mình về bức tranh điểm chuẩn của ngành sư phạm năm nay. Thậm chí có bạn đọc đã thốt lên: “Đúng là thảm họa!” trước thông tin chỉ cần đạt 3 điểm/môn vẫn có thể đỗ vào các trường sư phạm, trở thành những giáo viên trong tương lai.

Điểm đầu vào trường sư phạm thấp: Thầy còn hổng kiến thức, dạy trò làm sao?

Đặng Chung |

Đó là băn khoăn của nhiều phụ huynh trước thực tế điểm đầu vào của nhiều trường sư phạm ngày càng thấp. Tuy nhiên, lãnh đạo các trường sư phạm lại cho rằng vấn đề chưa đến mức đáng ngại, vì số lượng thí sinh có điểm thấp đỗ vào trường chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ, trong tổng số thí sinh trúng tuyển vào ngành sư phạm năm nay.