Đấu tranh với các âm mưu hoạt động chống phá, bảo đảm cho bầu cử thành công

Phùng Kim Lân - nguyên Phó Tổng Biên tập báo QĐND |

Theo kế hoạch ngày 23.5.2021, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta sẽ tham gia cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) nhiệm kỳ 2021-2026. Cuộc bầu cử lần này diễn ra vào thời điểm có ý nghĩa rất quan trọng. Đặc biệt Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng - sự kiện chính trị trọng đại của Đảng ta, nhân dân ta và dân tộc ta vừa thành công rất tốt đẹp. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang sôi nổi hưởng ứng các hoạt động thi đua chào mừng thành công của Đại hội XIII và khẩn trương triển khai các công việc để đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống.

Móc nối trong - ngoài gia tăng chống phá

Thế nhưng đi ngược với tinh thần và không khí ấy các thế lực thù địch, phản động đang ra sức tiến hành các hoạt động tuyên truyền xuyên tạc, phá hoại cuộc bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp của chúng ta.

Cùng với phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội; xuyên tạc công tác nhân sự trong Quốc hội và HĐND như đã đề cập, càng gần đến ngày bầu cử các thế lực thù địch, phản động, những phần tử cơ hội, bất mãn chính trị càng tăng cường đăng tải nhiều bài viết, video, hình ảnh, thậm chí phát trực tiếp trên mạng xã hội nhằm kích động, kêu gọi người dân không tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp.

Bằng nhiều luận điệu, chiêu trò một mặt chúng tập trung tung hô, ca tụng cơ chế bầu cử tự do kiểu tư bản chủ nghĩa; mặt khác chúng phủ nhận bản chất tốt đẹp của chế độ ta, xuyên tạc nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, kích động, lôi kéo người dân “tẩy chay”, phá hoại công tác chuẩn bị cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Những tin đồn xấu độc, những luận điệu bóp méo, xuyên tạc được chúng gia tăng cả về dung lượng và tần suất nhằm gieo rắc sự hoài nghi về tính dân chủ của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; gây nhiễu loạn thông tin, khiến cho nhiều người hiểu sai các quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.

Hoạt động tuyên truyền chống phá của các thế lực thù địch được tiến hành ngày càng chặt chẽ, theo từng đợt theo kiểu chiến dịch.

Một số tờ báo ở hải ngoại tổ chức hẳn các trang chuyên đề thường xuyên đưa tin về cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp của ta.

Bên cạnh hàng nghìn trang mạng phản động, trang báo tiếng Việt từ nước ngoài chuyên tuyên truyền xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, ở trong nước còn có hàng nghìn trang mạng, hội nhóm, fanpage có biểu hiện đăng tải, phát tán, chia sẻ những thông tin không chính xác gây phân tâm trong xã hội, gây rối an ninh trật tự ảnh hưởng tiêu cực đến công tác chuẩn bị cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp.

Hùa theo những giọng điệu của các thế lực thù địch, phản động ở nước ngoài, ngay trong chính nội bộ ta đã xuất hiện một số nhân vật cơ hội, bất mãn chính trị lên mạng xã hội viết bài, phát tán những nội dung xuyên tạc về tính dân chủ trong bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp; cổ xúy cho chủ nghĩa tự do vô chính phủ, kích động nhân dân tẩy chay cuộc bầu cử theo kiểu “không biết không bầu”.

Cùng với tuyên truyền xuyên tạc tính dân chủ, tính nhân dân của cuộc bầu cử, các thế lực thù địch, phản động kích động các đối tượng trong nước gia tăng các hành vi lợi dụng dân chủ, vi phạm pháp luật về bầu cử.

“Vải thưa không che được mắt thánh”

Những chiêu trò của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội, bất mãn chính trị dù có thâm hiểm, tinh vi đến đâu chăng nữa cũng không che đậy được bản chất hành vi xúc phạm nghiêm trọng đến quyền và nghĩa vụ của công dân trong bầu cử.

Quyền bầu cử là quyền chính trị cơ bản của công dân được Hiến pháp và pháp luật quy định nhằm bảo đảm cho mọi công dân có đủ điều kiện thực hiện việc lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.

Thông qua bầu cử, công dân trực tiếp bỏ phiếu bầu người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình, thay mặt mình thực hiện quyền lực nhà nước, góp phần thiết lập bộ máy nhà nước để tiến hành các hoạt động quản lý xã hội. Vì vậy, thực hiện bầu cử là trách nhiệm của công dân đối với đất nước.

Mọi hành vi tuyên truyền xuyên tạc tính dân chủ, lợi dụng dân chủ để phá hoại cuộc bầu cử; kích động, kêu gọi người dân tẩy chay bầu cử; ngăn cản người dân không tham gia bầu cử, cổ xúy cho chủ nghĩa tự do vô chính phủ... như đã nêu trên là vi phạm pháp luật về bầu cử, xâm phạm quyền bầu cử của công dân.

Bảo đảm quyền dân chủ là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới xây dựng và phát triển đất nước.

Cùng với chủ trương phát huy dân chủ, đề cao trách nhiệm công dân, kỷ luật, kỷ cương xã hội, Đảng và Nhà nước ta khẳng định rõ quan điểm, thái độ kiên quyết phê phán và nghiêm trị những hành vi vi phạm quyền làm chủ của nhân dân.

Điều 95 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cũng quy định rõ: “Người nào dùng thủ đoạn lừa gạt, mua chuộc hoặc cưỡng ép làm trở ngại việc bầu cử, ứng cử của công dân; vi phạm các quy định về vận động bầu cử; người có trách nhiệm trong công tác bầu cử mà giả mạo giấy tờ, gian lận phiếu bầu hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả bầu cử hoặc vi phạm các quy định khác của pháp luật về bầu cử thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự”.

Tuyên truyền sâu rộng gắn với tổ chức chặt chẽ

Để đảm bảo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 dân chủ, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm, bầu được những đại biểu đủ tiêu chuẩn, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân và thành công tốt đẹp, các cấp, các ngành, các địa phương, cơ quan, đơn vị phải tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp.

Dân chủ trong bầu cử hay cơ chế thực hành dân chủ trong bầu cử thực chất đó chính là sự công khai, minh bạch. Trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND sắp tới, tính công khai, minh bạch được thể hiện rất rõ trong trình tự các công việc chuẩn bị cho cuộc bầu cử. Công tác chuẩn bị nhân sự bầu cử phải được đặc biệt chú trọng.

Các khâu, các bước hiệp thương, giới thiệu ứng cử viên và hoạt động gặp gỡ, tiếp xúc giữa cử tri với người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp phải được tổ chức chặt chẽ, đảm bảo dân chủ, bình đẳng, đúng quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan chức năng, tạo điều kiện thuận lợi để người được giới thiệu ứng cử và người tự ứng cử trình bày chương trình hành động của mình trước cử tri nếu trúng cử.

Để phòng, chống những luận điệu bóp méo, xuyên tạc về cuộc bầu cử, xúc phạm đến quyền và nghĩa vụ công dân trong bầu cử, trước hết chúng ta cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm làm cho nhân dân hiểu rõ về vị trí, vai trò của Quốc hội và HĐND các cấp cũng như ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc bầu cử lần này.

Cùng với đó nhân dân, cử tri cả nước cần được quán triệt, phổ biến kỹ các quy định của pháp luật, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân trong công tác bầu cử và tham gia xây dựng bộ máy nhà nước, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Người dân hiểu rõ, nhận thức đúng, đó là cơ sở để mỗi cử tri tích cực, tự giác thực hiện quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm công dân của mình trong tham gia bầu cử. Song hành với công tác tuyên truyền, các cấp, các ngành, các địa phương cần phát động phong trào thi đua yêu nước, thi đua quyết thắng thiết thực lập thành tích chào mừng cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Các lực lượng chức năng của từng địa phương, cơ quan, đơn vị cần khẩn trương triển khai toàn diện các mặt công tác, có phương án bảo vệ cụ thể nhằm bảo đảm môi trường thực sự an toàn để nhân dân, cử tri cả nước được tham gia ứng cử, bầu cử một cách dân chủ, công khai, công bằng theo đúng quy định của pháp luật.

Mặt khác trước luồng thông tin đa dạng trên không gian mạng hiện nay, mỗi người dân cần nâng cao “sức đề kháng”, tỉnh táo khi tiếp cận thông tin. Đặc biệt trước những thông tin trái chiều, cần thận trọng, kiểm tra lại độ chính xác, tránh những hành động vội vàng, bộc phát gây mất an ninh trật tự, ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Khi phát hiện thấy những thông tin “xấu, độc”, nói xấu lãnh đạo Đảng, Nhà nước; xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật cần báo ngay cho lực lượng chức năng để có biện pháp ngăn chặn, xử lý.

Đối với các đơn vị, lực lượng chức năng bằng các biện pháp nghiệp vụ thường xuyên rà soát, phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp thông tin sai sự thật, xuyên tạc, kích động người dân gây rối an ninh trật tự ảnh hưởng tới cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Đặc biệt từ nay đến ngày chính thức diễn ra cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, các thế lực thù địch sẽ tiếp tục tuyên truyền xuyên tạc và gia tăng các hoạt động chống phá. Một việc làm hết sức quan trọng là chúng ta phải tỉnh táo nhận diện, chủ động và kiên quyết đấu tranh làm thất bại những âm mưu, thủ đoạn chống phá thâm độc, nguy hiểm của các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội chính trị.

Phùng Kim Lân - nguyên Phó Tổng Biên tập báo QĐND
TIN LIÊN QUAN

Đấu tranh với những luận điệu xuyên tạc công tác nhân sự bầu cử Quốc hội

Phùng Kim Lân - nguyên Phó Tổng Biên tập báo QĐND |

Cũng giống như Đại hội XIII, công tác nhân sự của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV và đại biểu HĐND các cấp tiếp tục là nội dung mà các thế lực thù địch, phản động tập trung chống phá nhằm thực hiện những động cơ, mục đích đen tối.

Đấu tranh với các thế lực thù địch, luận điệu xuyên tạc phải tiến hành thường xuyên, liên tục

Phạm Đông - Hà Phương |

Hiện tại, công tác chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đang được các cấp, các ngành, các địa phương triển khai tích cực, đảm bảo đúng tiến độ, quy trình, quy định. Đồng thời, việc nhận diện để đấu tranh, bác bỏ những chiêu trò lợi dụng mạng xã hội để tung ra các luận điệu xuyên tạc về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác bầu cử cũng là việc cấp bách của cả hệ thống chính trị, của các tổ chức đảng cũng như mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Huy động nhân sĩ, trí thức đấu tranh với các luận điệu sai trái, xuyên tạc

Vương Trần |

Theo Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, các cấp uỷ và tổ chức Đảng, mọi cán bộ, đảng viên phải chấp hành nghiêm kỷ luật phát ngôn; nghiêm cấm để lộ bí mật Đảng và Nhà nước, lan truyền thông tin sai trái.

Tỉnh táo với những thông tin đồn đoán, xuyên tạc trước thềm Đại hội XIII

VƯƠNG TRẦN - VIỆT THẮNG |

Trước thềm Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, nhiều đồn đoán liên quan tới thông tin nhân sự Đại hội xuất hiện trên mạng xã hội. Trong đó có những tin tức mang tính chất xuyên tạc, đưa những quan điểm, luận điệu sai trái.

Bác bỏ các luận điệu xuyên tạc về đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị

PGS.TS NGUYỄN ĐÌNH BẮC - HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ, BỘ QUỐC PHÒNG |

Công cuộc đổi mới ở nước ta vừa có đổi mới kinh tế, vừa có đổi mới chính trị. Đổi mới kinh tế không phải là đổi mới một cách tùy tiện, vô nguyên tắc mà theo một định hướng chính trị nhất định.

Xử lý nghiêm hành vi xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước trên mạng xã hội

VƯƠNG TRẦN |

Những hành vi phát tán tin giả, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, nói xấu, kích động, chống phá Đảng, Nhà nước... cần phải được xử lý nghiêm.

Phê phán các luận điệu xuyên tạc về đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị

PGS.TS Nguyễn Đình Bắc - Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng |

Xét về bản chất, mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị vốn phức tạp. Riêng đối với đặc thù ở Việt Nam, để nhận thức đúng và giải quyết hiệu quả vấn đề này lại là một quá trình công phu, vất vả; thậm chí ở những thời điểm, nội dung cụ thể sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Song, lợi dụng điều đó, các thế lực thù địch chống phá cách mạng nước ta đã, đang ra sức xuyên tạc, bóp méo. Đấu tranh phê phán, vạch trần những luận thuyết, âm mưu và hành động nói trên trở thành một trong những vấn đề trọng tâm của cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận hiện nay.

Lì xì mùa Tết hết cả tháng lương

Phương Minh |

"Để chuẩn bị tiền lì xì một mùa Tết đi tong cả tháng lương của tôi, thậm chí phải hơn khi tiền lì xì cũng leo thang theo giá cả" - chị Phạm Ngọc Anh (quận Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ khi được hỏi về việc lì xì đầu năm.

Đấu tranh với những luận điệu xuyên tạc công tác nhân sự bầu cử Quốc hội

Phùng Kim Lân - nguyên Phó Tổng Biên tập báo QĐND |

Cũng giống như Đại hội XIII, công tác nhân sự của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV và đại biểu HĐND các cấp tiếp tục là nội dung mà các thế lực thù địch, phản động tập trung chống phá nhằm thực hiện những động cơ, mục đích đen tối.

Đấu tranh với các thế lực thù địch, luận điệu xuyên tạc phải tiến hành thường xuyên, liên tục

Phạm Đông - Hà Phương |

Hiện tại, công tác chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đang được các cấp, các ngành, các địa phương triển khai tích cực, đảm bảo đúng tiến độ, quy trình, quy định. Đồng thời, việc nhận diện để đấu tranh, bác bỏ những chiêu trò lợi dụng mạng xã hội để tung ra các luận điệu xuyên tạc về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác bầu cử cũng là việc cấp bách của cả hệ thống chính trị, của các tổ chức đảng cũng như mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Huy động nhân sĩ, trí thức đấu tranh với các luận điệu sai trái, xuyên tạc

Vương Trần |

Theo Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, các cấp uỷ và tổ chức Đảng, mọi cán bộ, đảng viên phải chấp hành nghiêm kỷ luật phát ngôn; nghiêm cấm để lộ bí mật Đảng và Nhà nước, lan truyền thông tin sai trái.

Tỉnh táo với những thông tin đồn đoán, xuyên tạc trước thềm Đại hội XIII

VƯƠNG TRẦN - VIỆT THẮNG |

Trước thềm Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, nhiều đồn đoán liên quan tới thông tin nhân sự Đại hội xuất hiện trên mạng xã hội. Trong đó có những tin tức mang tính chất xuyên tạc, đưa những quan điểm, luận điệu sai trái.

Bác bỏ các luận điệu xuyên tạc về đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị

PGS.TS NGUYỄN ĐÌNH BẮC - HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ, BỘ QUỐC PHÒNG |

Công cuộc đổi mới ở nước ta vừa có đổi mới kinh tế, vừa có đổi mới chính trị. Đổi mới kinh tế không phải là đổi mới một cách tùy tiện, vô nguyên tắc mà theo một định hướng chính trị nhất định.

Xử lý nghiêm hành vi xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước trên mạng xã hội

VƯƠNG TRẦN |

Những hành vi phát tán tin giả, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, nói xấu, kích động, chống phá Đảng, Nhà nước... cần phải được xử lý nghiêm.

Phê phán các luận điệu xuyên tạc về đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị

PGS.TS Nguyễn Đình Bắc - Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng |

Xét về bản chất, mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị vốn phức tạp. Riêng đối với đặc thù ở Việt Nam, để nhận thức đúng và giải quyết hiệu quả vấn đề này lại là một quá trình công phu, vất vả; thậm chí ở những thời điểm, nội dung cụ thể sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Song, lợi dụng điều đó, các thế lực thù địch chống phá cách mạng nước ta đã, đang ra sức xuyên tạc, bóp méo. Đấu tranh phê phán, vạch trần những luận thuyết, âm mưu và hành động nói trên trở thành một trong những vấn đề trọng tâm của cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận hiện nay.