Đầu tháng 7 các địa phương sẽ thông qua mức học phí cho năm học mới

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đồng ý với phương án, các trường đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện lộ trình tăng học phí theo Nghị định 81, phù hợp với điều kiện cụ thể. Đối với bậc học mầm non, tiểu học, trung học phổ thông, việc tăng học phí do HĐND các tỉnh, thành phố quyết định theo điều kiện của địa phương.

Đề xuất 3 phương án hỗ trợ mua sách giáo khoa 

Ngày 10.5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về vấn đề học phí và sách giáo khoa năm 2023-2024.

Báo cáo tại cuộc họp, về vấn đề sách giáo khoa năm học mới, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới theo đúng lộ trình Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội về việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông (Nghị quyết 88), TTXVN đưa tin.

Hiện 37/63 tỉnh, thành phố (trong đó có Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh) đã chọn xong sách giáo khoa lớp 4, 8, 11. 26 địa phương đang đợi thẩm định giá từ Bộ Tài chính để quyết định lựa chọn. “Vấn đề chủ yếu liên quan đến sách sẽ thay vào năm nay là lớp 4, 8, 11, trong đó, bao gồm các nội dung về việc biên soạn, thẩm định, phê duyệt, lựa chọn, tính giá, thẩm định giá, duyệt giá, in, xuất bản, phát hành…” - Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết.

“Bộ Giáo dục và Đào tạo cố gắng phê duyệt sách giáo khoa lớp 5, 9, 12 dự kiến vào tháng 12.2023 để làm cơ sở cho các địa phương chọn sách giáo khoa” - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ cho hay.

Với mức giá bình quân là 200 nghìn đồng/bộ sách, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến 3 phương án ngân sách nhà nước hỗ trợ mua sách giáo khoa. Phương án một, ngân sách nhà nước hỗ trợ 70% số lượng học sinh còn lại chưa được hưởng chính sách hỗ trợ sách giáo khoa, được mượn sách thông qua các thư viện trường học. Số kinh phí Nhà nước cần hỗ trợ dự kiến khoảng 2.138 tỉ đồng.

Phương án hai, ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% số lượng học sinh còn lại chưa được hưởng chính sách hỗ trợ sách giáo khoa, được mượn sách thông qua các thư viện trường học. Số kinh phí nhà nước cần hỗ trợ dự kiến hơn 1.527 tỉ đồng

Phương án thứ ba, ngân sách nhà nước hỗ trợ số lượng học sinh có cha mẹ thuộc hộ cận nghèo được mượn sách giáo khoa thông qua các thư viện trường học. Số kinh phí Nhà nước cần hỗ trợ dự kiến 107,57 tỉ đồng.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp. Ảnh: TTXVN
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp. Ảnh: TTXVN

Chuẩn bị thông qua mức học phí cho năm học mới

Tại cuộc họp, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã báo cáo về phương án học phí năm học 2023-2024. Phương án một, tiếp tục thực hiện theo lộ trình học phí tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo để áp dụng từ năm học 2022-2023 (Nghị định 81). Phương án hai là điều chỉnh lộ trình học phí lùi 1 năm so với lộ trình tại Nghị định 81.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, dự kiến đầu tháng 7 tới, HĐND các địa phương sẽ thông qua mức học phí cho năm học mới. Đối với giáo dục đại học, các trường phải quyết định mức thu học phí, thông báo trước khi thí sinh đăng ký dự tuyển.

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, sách giáo khoa là vấn đề được các phụ huynh, học sinh, các nhà trường và xã hội hết sức quan tâm và chờ đợi, đặc biệt thời điểm chuẩn bị bước vào năm học mới.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính thông báo rộng rãi về tiến độ in sách, kết quả rà soát giá sách để 26 địa phương còn lại kịp thời chọn, đăng ký mua sách giáo khoa lớp 4, 8, 11 đảm bảo tiến độ.

Phó Thủ tướng đồng ý với phương án, các trường đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện lộ trình tăng học phí theo Nghị định 81, phù hợp với điều kiện cụ thể. Đối với bậc học mầm non, tiểu học, trung học phổ thông, việc tăng học phí do HĐND các tỉnh, thành phố quyết định theo điều kiện của địa phương.

Đồng thời, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần đánh giá rõ tác động xã hội, đặc biệt ảnh hưởng đến nhóm đối tượng chính sách, yếu thế, thậm chí không thể đi học do học phí tăng. Từ đó, có phương án hỗ trợ cụ thể, “bảo đảm mục tiêu nhất quán là nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục mầm non, tiểu học, trung học”.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội xem xét mức thu học phí giáo dục công lập năm học 2023-2024

PHẠM ĐÔNG |

Tại phiên họp thường kỳ tháng 5.2023, UBND TP Hà Nội xem xét tờ trình và dự thảo Nghị quyết quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập của TP Hà Nội năm học 2023-2024.

Khẩn trương có đề xuất miễn học phí cho học sinh trung học cơ sở

PHẠM ĐÔNG |

Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo khẩn trương hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ về lộ trình học phí, đề xuất miễn học phí cho học sinh trung học cơ sở và mua sách giáo khoa trang bị cho thư viện trường học để học sinh mượn dùng.

Tăng học phí nhưng không có cơ chế về quỹ học bổng thì mất công bằng

Bích Hà - Thiều Trang |

Phát biểu tại Hội nghị tự chủ đại học năm 2022 tổ chức ngày 4.8, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhấn mạnh, mục đích cuối cùng của tự chủ là để phát triển tốt hơn nguồn nhân lực chất lượng cao. Nhưng cho tự chủ, tăng học phí lên mà không có cơ chế về quỹ học bổng, hỗ trợ của ngân sách nhà nước và các trường thì mất công bằng.

Vụ tiêm vaccine hết hạn cho trẻ: Xem xét đình chỉ công tác 2 cán bộ y tế xã

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Liên quan đến vụ việc tiêm vaccine hết hạn cho trẻ nhỏ (ở huyện Nông Cống, Thanh Hóa) cơ quan chức tỉnh này đang khẩn trương vào cuộc làm rõ và sẽ xử lý nghiêm các cá nhân, đơn vị có liên quan đến vụ việc trên.

Nguyễn Thị Huyền là hình tượng bền bỉ, hi sinh vì thể thao Việt Nam

NGUYỄN ĐĂNG (TỪ PHNOM PENH) |

Ở tuổi 30, Nguyễn Thị Huyền vẫn chạy thoăn thoắt trên đường chạy 400m, tiếp tục mang về vinh quang cho điền kinh nói riêng và thể thao Việt Nam nói chung.

Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo bay flycam để chỉ ra sai phạm đất đai ở 6 huyện

KHÁNH AN |

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, cách đây hơn 2 tháng từng trực tiếp chỉ đạo lập tổ công tác, bay flycam toàn bộ 6 huyện ven sông, sau đó gửi hình ảnh sai phạm cho địa phương.

Metro số 1 liên tục bị vẽ bậy và mất trộm, chủ đầu tư cầu cứu công an

MINH QUÂN |

TP Hồ Chí Minh - Ngoài vẽ bậy lên tàu metro, thời gian qua trên tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) còn bị các đối tượng trộm cắp vật tư. Ban Quản lý Đường sắt đô thị vừa đề nghị công an hỗ trợ an ninh và truy tìm thủ phạm.

Chứng khoán có tuần tăng điểm ấn tượng

Lam Duy |

Chốt phiên giao dịch cuối tuần, thị trường chứng khoán chứng kiến sự hồi phục mạnh với chỉ số VN-Index tăng tới 26,59 điểm so với tuần trước.

Hà Nội xem xét mức thu học phí giáo dục công lập năm học 2023-2024

PHẠM ĐÔNG |

Tại phiên họp thường kỳ tháng 5.2023, UBND TP Hà Nội xem xét tờ trình và dự thảo Nghị quyết quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập của TP Hà Nội năm học 2023-2024.

Khẩn trương có đề xuất miễn học phí cho học sinh trung học cơ sở

PHẠM ĐÔNG |

Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo khẩn trương hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ về lộ trình học phí, đề xuất miễn học phí cho học sinh trung học cơ sở và mua sách giáo khoa trang bị cho thư viện trường học để học sinh mượn dùng.

Tăng học phí nhưng không có cơ chế về quỹ học bổng thì mất công bằng

Bích Hà - Thiều Trang |

Phát biểu tại Hội nghị tự chủ đại học năm 2022 tổ chức ngày 4.8, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhấn mạnh, mục đích cuối cùng của tự chủ là để phát triển tốt hơn nguồn nhân lực chất lượng cao. Nhưng cho tự chủ, tăng học phí lên mà không có cơ chế về quỹ học bổng, hỗ trợ của ngân sách nhà nước và các trường thì mất công bằng.