Dấu ấn nổi bật của Việt Nam trong khóa họp Hội đồng Nhân quyền đầu tiên

Khánh Minh |

Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết do Việt Nam soạn thảo, cho thấy dấu ấn nổi bật của Việt Nam ngay trong khóa họp đầu tiên đảm nhận cương vị thành viên hội đồng này nhiệm kỳ 2023-2025.

Hội đồng Nhân quyền thông qua Nghị quyết do Việt Nam đề xuất

TTXVN đưa tin, ngày 3.4 tại trụ sở Văn phòng Liên Hợp Quốc tại Geneva (Thụy Sĩ), Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc đã đồng thuận thông qua Nghị quyết kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền (UDHR) và 30 năm Tuyên bố; Chương trình hành động Vienna (VDPA) do Việt Nam đề xuất và soạn thảo.

Đây là dấu ấn nổi bật của Việt Nam ngay trong khóa họp đầu tiên đảm nhận cương vị thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023-2025.

Tại phiên họp cấp cao mở đầu Khóa họp 52 của Hội đồng Nhân quyền tại Geneva ngày 27.2 vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã đưa ra sáng kiến về việc kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn và 30 năm Tuyên bố nêu trên bằng một văn kiện của Hội đồng Nhân quyền nhằm khẳng định lại và tăng cường các nỗ lực cũng như hành động hướng tới đạt được những mục tiêu và giá trị lớn, bao trùm của hai văn kiện quan trọng nêu trên, cũng như các cam kết chung của cộng đồng quốc tế về quyền con người cho tất cả mọi người.

Nội dung Nghị quyết tập trung vào tầm quan trọng và nhiều nội dung tích cực của Tuyên ngôn và Tuyên bố nêu trên, như nhắc lại các nguyên tắc chính về quyền con người của hai văn kiện; phản ánh quan tâm rộng rãi của các nước trong việc kỉ niệm hai văn kiện; nâng cao vị thế, vai trò, hiệu quả hoạt động của Hội đồng Nhân quyền và các cơ chế nhân quyền Liên Hợp Quốc; nhấn mạnh vai trò hàng đầu của các quốc gia trong bảo đảm quyền con người; ghi nhận sự tham gia của phụ nữ, vai trò của hợp tác và đoàn kết quốc tế, tôn trọng sự đa dạng, bao trùm... trong thúc đẩy và bảo vệ quyền con người nói chung và trong tham gia công việc của Hội đồng Nhân quyền nói riêng.

Nghị quyết cũng đề nghị Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc triển khai chương trình hoạt động kỉ niệm Tuyên ngôn và Tuyên bố nêu trên, trong đó có sự kiện cấp cao của Liên Hợp Quốc về quyền con người vào tháng 12.2023 và có báo cáo về các hoạt động kỉ niệm lên Khóa họp 56 Hội đồng Nhân quyền vào đầu năm tới.

Đóng góp thực chất, trách nhiệm của Việt Nam

Nghị quyết này là một dấu ấn nổi bật của Việt Nam tại khóa họp đầu tiên trên cương vị thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023-2025, thể hiện đóng góp thực chất, trách nhiệm của Việt Nam vào công việc của Hội đồng Nhân quyền.

Hội đồng Nhân quyền đã thông qua Nghị quyết bằng đồng thuận, với sự tham gia đồng bảo trợ của 98 nước cho thấy Nghị quyết thể hiện sự quan tâm và ưu tiên chung của các nước và cộng đồng quốc tế, thu hút được sự hưởng ứng, tham gia ủng hộ của đông đảo các nước, được sự đánh giá cao của các bên.

Việc Việt Nam đề xuất Nghị quyết này tại Hội đồng Nhân quyền rất kịp thời, đáp ứng sự quan tâm của cộng đồng quốc tế về kỷ niệm và đề cao UDHR và VDPA - hai văn kiện quan trọng về quyền con người là nền tảng của khung khổ các công ước quốc tế, các cơ chế, đối thoại và hợp tác ở các cấp độ quốc tế, khu vực và quốc gia về quyền con người.

Nghị quyết này sẽ giúp tăng cường hơn nữa nỗ lực và hành động của các quốc gia và cộng đồng quốc tế trong hiện thực hóa các mục tiêu, tôn chỉ, cam kết hành động đề ra tại hai văn kiện trên, góp phần nâng cao vai trò của Hội đồng Nhân quyền, Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người cho mọi người, thông qua đối thoại và hợp tác, tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau.

Việc Việt Nam đề xuất, soạn thảo và thương lượng Nghị quyết này vừa là cụ thể hóa trách nhiệm, nỗ lực và ưu tiên của Việt Nam trên cương vị thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023-2025, đồng thời cũng là hiện thực hóa chính sách đối ngoại chủ động, tích cực, có trách nhiệm tham gia giải quyết các vấn đề quan tâm chung của cộng đồng quốc tế.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tham dự Khóa họp lần thứ 52 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc. Ảnh: TTXVN
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tham dự Khóa họp lần thứ 52 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc. Ảnh: TTXVN

Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền

Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền (UDHR) được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 10.12.1948 với nội dung chính gồm: Khẳng định mọi người sinh ra tự do, bình đẳng, không phân biệt, khẳng định các quyền của con người như quyền sống, quyền được xét xử công bằng, không bị tra tấn, không phải làm nô lệ và các quyền khác trong các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa.

Tuy không phải là văn kiện pháp lý quốc tế nhưng UDHR là nền tảng để xây dựng luật quốc tế về nhân quyền, trong đó có Công ước về các quyền dân sự, chính trị và Công ước về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa; cũng như được đưa vào các văn kiện về quyền con người của các cơ chế khu vực và vào pháp luật của các quốc gia.

Ngày 10.12 sau này trở thành Ngày Nhân quyền quốc tế. Đây là một trong những văn kiện quan trọng nhất của thế kỷ 20, được tất cả các nước thông qua và đã trở thành nền tảng để các quốc gia, trong đó có Việt Nam sử dụng trong quá trình xây dựng các văn kiện liên quan đến việc bảo vệ quyền con người.

Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna

Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna (VDPA) được các nước thành viên Liên Hợp Quốc thông qua năm 1993, tại hội nghị quốc tế về Nhân quyền được tổ chức tại Vienna.

VDPA khẳng định lại các giá trị của UDHR, đồng thời làm rõ việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người phải là ưu tiên cao nhất của mỗi quốc gia và cộng đồng quốc tế; nhấn mạnh trong khi cần tính tới các đặc thù của mỗi quốc gia, xã hội, các quyền con người cần được nhìn nhận là giá trị phổ quát, cần được đánh giá trong mối quan hệ cân bằng, phụ thuộc lẫn nhau.

VDPA cũng khẳng định vai trò của Liên Hợp Quốc trong thúc đẩy quyền con người trên thế giới và khởi động cho việc thành lập Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc.

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Việt Nam tham gia thúc đẩy nghị quyết của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu

Khánh Minh |

Với sự tham gia tích cực của Việt Nam và các nước, ngày 29.3, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua bằng đồng thuận Nghị quyết yêu cầu Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) đưa ra ý kiến tư vấn đối với vấn đề biến đổi khí hậu.

Việt Nam là hình mẫu điển hình và đối tác tin cậy của Liên Hợp Quốc

Song Minh |

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres khẳng định với Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà rằng Việt Nam là hình mẫu điển hình và đối tác tin cậy của Liên Hợp Quốc.

Các đối tác quốc tế cam kết ủng hộ Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc

Thanh Hà |

Tiếp tục các hoạt động nhân dịp tham dự Phiên họp Cấp cao lần thứ 52 Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc tại Thụy Sỹ, trong chiều 27 và 28.2, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã có cuộc gặp lãnh đạo các nước và các tổ chức quốc tế.

Ghé ngôi làng miền sơn cước, khám phá văn hóa Tày ở Hà Giang

Phùng Minh |

Làng văn hóa du lịch thôn Hạ Thành được ví như bức tranh thiên nhiên trong trẻo, êm ả trên vùng đất Hà Giang địa đầu Tổ quốc.

Nạn nhân U80 ở Hải Phòng kể bị thao túng tâm lý, mua "thần dược" kém chất lượng từ hội thảo

Băng Tâm |

Vài ngày sau vụ cơ quan chức năng bắt lô hàng kém chất lượng bán dưới hình thức hội thảo ở chợ Cầu Vồng (Đồ Sơn, Hải Phòng), những “nạn nhân” vẫn chưa khỏi bàng hoàng. Những hộp “thần dược” tiền triệu chưa dùng hết có khả năng phải bỏ vì lo tiền mất, tật mang.

Tiền tươi mới cứu được bất động sản

Hương Nguyễn |

Giới phân tích cho rằng chỉ có tiền tươi mới cứu được thị trường bất động sản và trái phiếu lúc này. Việc giãn, hoãn chỉ trì hoãn về thời gian. Dự thảo sửa đổi Thông tư 16 được đánh giá là sẽ gỡ khó cho thị trường trái phiếu. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, cần tìm ra điểm cân bằng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp và kiểm soát nợ xấu ngân hàng.

Giá dâu tây giảm sâu, người nông dân Sơn La ngậm ngùi phá bỏ

Nguyễn Minh |

Người nông dân ở Sơn La đang phá bỏ nhiều diện tích trồng dâu tây do mặt hàng này bị giảm giá quá sâu.

Hungary một lần nữa phản đối việc NATO mời Ukraina dự họp

Khánh Minh |

RT đưa tin, Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto cho biết, việc mời Kiev tới Brussels bất chấp sự phản đối rõ ràng của Budapest là vi phạm các nguyên tắc của NATO. Dù sao thì ông cũng đã tham gia cuộc họp của Ủy ban NATO - Ukraina để nêu vấn đề về quyền của người dân tộc thiểu số Hungary.

Việt Nam tham gia thúc đẩy nghị quyết của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu

Khánh Minh |

Với sự tham gia tích cực của Việt Nam và các nước, ngày 29.3, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua bằng đồng thuận Nghị quyết yêu cầu Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) đưa ra ý kiến tư vấn đối với vấn đề biến đổi khí hậu.

Việt Nam là hình mẫu điển hình và đối tác tin cậy của Liên Hợp Quốc

Song Minh |

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres khẳng định với Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà rằng Việt Nam là hình mẫu điển hình và đối tác tin cậy của Liên Hợp Quốc.

Các đối tác quốc tế cam kết ủng hộ Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc

Thanh Hà |

Tiếp tục các hoạt động nhân dịp tham dự Phiên họp Cấp cao lần thứ 52 Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc tại Thụy Sỹ, trong chiều 27 và 28.2, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã có cuộc gặp lãnh đạo các nước và các tổ chức quốc tế.