Dấu ấn đại tướng Võ Nguyên Giáp trong những ngày mùa thu Tháng 8

Nguyễn Văn Tùng |

Tỉnh dậy sau cơn sốt cao, Lãnh tụ Hồ Chí Minh đã dặn vị Tổng Chỉ huy Võ Nguyên Giáp: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”.

Sứ mệnh đặt trên vai

Đó là một đêm tháng 7.1945, tại căn lán nhỏ Nà Nưa giữa rừng Tân Trào (Tuyên Quang) khi ấy Bác ốm nặng đã nhiều ngày. Vì lo cho Bác, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã xin phép được nghỉ lại với Người.
Vị Tổng Chỉ huy Võ Nguyên Giáp duyệt binh lần đầu tiên ở Hà Nội ngày 26.8.1945 sau khi giành được chính quyền. (Ảnh tư liệu)
Vị Tổng Chỉ huy Võ Nguyên Giáp duyệt binh lần đầu tiên ở Hà Nội ngày 26.8.1945 sau khi giành được chính quyền. (Ảnh tư liệu)

Thế rồi tỉnh lại sau cơn mê, có lẽ nghĩ mình không thể qua khỏi, câu đầu tiên Bác dặn vị Tổng chỉ huy và chính câu nói đó đã đi vào lịch sử: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”.

Từ 13 đến 15.8.1945, Hội nghị cán bộ toàn quốc của Đảng họp quyết định phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc. Đồng chí Võ Nguyên Giáp cùng 3 đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương.

Ngay sau đó, ngày 16.8.1945, Quốc dân Đại hội khai mạc tại đình Tân Trào đã bầu ra bầu Ủy ban Dân tộc giải phóng tức Chính phủ lâm thời do Lãnh tụ Hồ Chí Minh làm Chủ tịch ủy ban. Đồng chí Võ Nguyên Giáp là thành viên Ủy ban Dân tộc giải phóng. Đại hội đã quyết định toàn dân đứng lên vũ trang khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

PGS.TS Trần Ngọc Long, nguyên Phó Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam cho rằng, từ câu nói của Bác, Đại tướng Võ Nguyên Giáp coi đó như một mệnh lệnh của lịch sử trong thời điểm thời cơ cách mạng đã đến rất gần. Lúc này chỉ có sự mau lẹ và quyết đoán để đi đến những hành động chiến lược mới có thể giải phóng được dân tộc, tạo nên một Cách mạng Tháng Tám vĩ đại.

“Phải là người có tầm nhìn chiến lược và thực sự hiểu Bác thì Đại tướng Võ Nguyên Giáp mới rất nhanh chóng nắm lấy thời cơ cách mạng. Chính ông đã thảo ra các bức điện hỏa tốc triệu tập các đại biểu về dự hội nghị toàn quốc của Đảng và sau đó là Quốc dân Đại hội Tân trào để ra quyết định lịch sử quyết định Tổng khởi nghĩa” - PGS.TS Trần Ngọc Long cho biết thêm.

Không thể chậm trễ hơn nữa, chiều ngày 16.8 khi Quốc dân Đại hội còn chưa kết thúc, dưới bóng đa Tân Trào, vị Tổng Chỉ huy Võ Nguyên Giáp thay mặt Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc đọc bản Quân lệnh số 1 rồi tiến về đánh chiếm thị xã Thái Nguyên. Các đại biểu dự Đại hội tiễn đoàn quân đi trong khí thế sôi sục với niềm tin chiến thắng đã đến rất gần.

Từ Tân Trào “Thủ đô Kháng chiến” của cách mạng làn sóng tổng khởi nghĩa lan truyền như thác đổ, nhiều địa phương trong cả nước đã đồng loạt đứng lên với sức mạnh như vũ bão đánh đuổi quân xâm lược cùng bè lũ tay sai. Ngày 19.8.1945, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội kết thúc thắng lợi vang dội tạo động lực, khí thế cho nhiều địa phương khác giành chính quyền về tay nhân dân.

Tiếp đó là các chiến thắng vang dội, ngày 23.8, khởi nghĩa thắng lợi ở Huế và Bắc Kạn, Hòa Bình, Hải Phòng, Hà Đông, Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Định, Gia Lai, Bạc Liêu... Ngày 25.8, khởi nghĩa thắng lợi ở Sài Gòn - Gia Định, Kon Tum, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh, Biên Hòa, Tây Ninh, Bến Tre...

Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 2.9.1945, từ Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Chuẩn bị căn cứ và lực lượng cho cách mạng

Với tầm nhìn của một vị lãnh tụ thiên tài, Bác đã biết cách mạng chỉ thành công khi xây dựng được căn cứ địa vững chắc cùng lực lượng đủ mạnh để có thể tiến hành Tổng khởi nghĩa khi thời cơ đến. Sứ mệnh này không ai khác Người đã đặt lên vai Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Từ Pác Pó (Cao Bằng) Bác chỉ thị phải tìm một trung tâm chỉ đạo cách mạng mới với các yếu tố “Nơi đó phải ở trong căn cứ địa Việt Bắc, quần chúng giác ngộ cao, giao thông thuận lợi và nhất là gần Trung ương”.

Nhà văn Phù Ninh, một người dành cả cuộc đời để nghiên cứu về mảnh đất và con người Tuyên Quang cho rằng, việc Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định chọn Tân Trào làm căn cứ địa cách mạng có dấu ấn rất lớn của đại tướng Võ Nguyên Giáp.

“Theo Chỉ thị của Bác, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã bàn bạc với các đồng chí trong Phân khu ủy Nguyễn Huệ, cân nhắc nhiều yếu tố và quyết định chọn làng Kim Long, Tân Trào để làm trung tâm chỉ đạo cách mạng mới. Bởi khi đó, nơi đây đã có cơ sở cách mạng được xây dựng từ rất sớm, địa thế núi rừng hiểm trở, bảo đảm an toàn bí mật. Từ đây có đường đi nhiều ngả, lên ngược về xuôi” - Nhà văn Phù Ninh cho biết.

Ngày 4.5.1945, Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc rời Pác Bó về Tuyên Quang. Chiều ngày 17.5.1945, đồng chí Võ Nguyên Giáp đón Bác ở Chợ Đồn (Thái Nguyên). Sau nhiều ngày băng rừng, chiều 21.5 Bác về tới Tân Trào. Cũng từ thời điểm này, đại tướng luôn ở bên cạnh Người để chuẩn bị các công việc cho Tổng khởi nghĩa.

Từ rất sớm, Lãnh tụ Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng giao nhiệm vụ cho đồng chí Võ Nguyên Giáp xây dựng, tổ chức lực lượng vũ trang mà minh chứng là sự ra đời của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân tại rừng Trần Hưng Đạo (Cao Bằng) ngày 22.12.1944, với 34 cán bộ, chiến sĩ.

Tại lễ ra mắt, đồng chí Võ Nguyên Giáp nói: “Các đồng chí! Chính trị trọng hơn quân sự, tuyên truyền trọng hơn tác chiến, nhiệm vụ ấy có tính chất là một nhiệm vụ giao thời. Vận dụng vũ trang tuyên truyền để kêu gọi toàn dân đứng dậy, chuẩn bị cơ sở chính trị và quân sự cho cuộc khởi nghĩa sau này”. Ngay sau đó là đánh thắng trận đầu ở Phai Khắt, Nà Ngần, tạo khí thế đấu tranh cách mạng cho toàn dân.

Bước sang năm 1945, tình hình trong nước và thế giới có những chuyển biến mau lẹ, thời cơ cho cách mạng đang đến rất gần. Đây cũng là thời điểm đặt ra những yêu cầu cao hơn, khẩn trương hơn về công tác lực lượng quân sự cho cách mạng.

Trong các ngày từ 15 đến 20.4.1945, Hội nghị quân sự Bắc kỳ đã bàn vấn đề tạo thời cơ và kịp thời nắm bắt thời cơ, sẵn sàng phát động tổng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Từ đây, Ủy ban Quân sự Bắc kỳ được thành lập gồm Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng, Lê Thanh Nghị, Trần Đăng Ninh…

Ngay sau đó, ngày 15.5.1945, đồng chí Võ Nguyên Giáp tuyên bố thống nhất Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân và Cứu quốc quân thành Việt Nam Giải phóng quân, với lực lượng ban đầu gồm 13 đại đội và các đội vũ trang tập trung ở các tỉnh, huyện.

Chỉ trong một thời gian ngắn, dưới sự chỉ huy của đồng chí Võ Nguyên Giáp, các đơn vị vũ trang còn mỏng về số lượng, đơn giản về quy mô đã có bước trưởng thành quan trọng và dần trở thành một đội quân chính quy. Đây cũng là tiền đề và bước chuẩn bị quan trọng quyết định đến thắng lợi của Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước mà đỉnh cao là Cách mạng Tháng Tám.

Về khía cạnh này, PGS.TS Phạm Ngọc Anh (nguyên Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh và các Lãnh tụ của Đảng) nhận định: “Tổng chỉ huy Võ Nguyên Giáp khi ấy còn rất trẻ nhưng đã là người học trò xuất sắc của Lãnh tụ Hồ Chí Minh. Từ Tân Trào, theo lệnh của Bác, đồng chí Võ Nguyên Giáp dẫn bộ đội tiến đánh quân Nhật giải phóng Thái Nguyên cũng như là phát súng mở đầu cho Tổng khởi nghĩa trên cả nước. Đó chính là sứ mệnh của lịch sử đặt trên vai vị Đại tướng”.

Sau chiến thắng Thu - Đông 1947, ngày 20.1.1948 Bác ký sắc lệnh phong hàm Đại tướng cho đồng chí Võ Nguyên Giáp, Tổng Chỉ huy Quân đội Quốc gia và Dân Quân tự vệ.

Tại buổi lễ phong hàm, trong không khí trang nghiêm nhưng đầy xúc động nghèn ngào của những người chứng kiến, trao bản sắc lệnh cho đồng chí Võ Nguyên Giáp, Bác cất giọng trầm trầm: “Nhân danh Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, Bác trao cho chú hàm Đại tướng để chú điều khiển binh sĩ, làm tròn sứ mệnh mà nhân dân phó thác cho”.

Khi ấy, vị Đại tướng, Tổng chỉ huy, người anh Cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam chỉ mới 37 tuổi.

Nguyễn Văn Tùng
TIN LIÊN QUAN

Miền Trung kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Thái Bình |

Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam đã phối hợp với Tỉnh Quảng Bình phát động, tổ chức cuộc thi nhằm kỷ niệm 110 năm ngày sinh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25.8.1911-25.8.2021).

Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Một tài năng quân sự xuất chúng

LÊ PHI LONG |

Sáng 25.8, Bộ Quốc phòng phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Chính phủ và Tỉnh ủy Quảng Bình tổ chức trực tuyến Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề “Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp - Một tài năng quân sự xuất chúng, nhà lãnh đạo xuất sắc của Cách mạng Việt Nam”.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong trái tim Điện Biên

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một huyền thoại, là niềm tự hào là của quân và dân Việt Nam. Còn trong trái tim của mỗi người Điện Biên, huyền thoại ấy lại giống như người thân trong mỗi gia đình.

Có một Đại tướng - Nhà báo Võ Nguyên Giáp

Minh Bằng (Theo các tư liệu và lịch sử Báo Lao Động) |

Đại tướng Võ Nguyên Giáp được biết đến trong vai trò là một nhà quân sự tài ba, nhưng Đại tướng còn là một nhà báo tiên phong trước Cách mạng Tháng Tám. Với Báo Lao Động, Đại tướng cũng đã giành nhiều tình cảm yêu mến.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Miền Trung kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Thái Bình |

Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam đã phối hợp với Tỉnh Quảng Bình phát động, tổ chức cuộc thi nhằm kỷ niệm 110 năm ngày sinh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25.8.1911-25.8.2021).

Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Một tài năng quân sự xuất chúng

LÊ PHI LONG |

Sáng 25.8, Bộ Quốc phòng phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Chính phủ và Tỉnh ủy Quảng Bình tổ chức trực tuyến Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề “Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp - Một tài năng quân sự xuất chúng, nhà lãnh đạo xuất sắc của Cách mạng Việt Nam”.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong trái tim Điện Biên

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một huyền thoại, là niềm tự hào là của quân và dân Việt Nam. Còn trong trái tim của mỗi người Điện Biên, huyền thoại ấy lại giống như người thân trong mỗi gia đình.

Có một Đại tướng - Nhà báo Võ Nguyên Giáp

Minh Bằng (Theo các tư liệu và lịch sử Báo Lao Động) |

Đại tướng Võ Nguyên Giáp được biết đến trong vai trò là một nhà quân sự tài ba, nhưng Đại tướng còn là một nhà báo tiên phong trước Cách mạng Tháng Tám. Với Báo Lao Động, Đại tướng cũng đã giành nhiều tình cảm yêu mến.