Đánh giá tác động xã hội khi quy định diện tích nhà ở tối thiểu tại Hà Nội

PHẠM ĐÔNG |

Ngày 14.6, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của HĐND thành phố quy định diện tích nhà ở tối thiểu để đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ tại thành phố.

Tại hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn cho biết, dự thảo nghị quyết đã bám sát các căn cứ pháp lý, pháp luật của Nhà nước, chỉ đạo của Trung ương, thành phố và nhất là đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển Thủ đô, bảo đảm an sinh xã hội.

Tuy nhiên, để nghị quyết thực sự đi vào cuộc sống, các cơ quan chuyên môn trong quá trình xây dựng dự thảo cần rà soát, tính toán đến phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng.

Hội nghị đã có 12 ý kiến góp ý đầy tâm huyết của các chuyên gia, các nhà khoa học. TS KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho rằng, dự thảo Nghị quyết cũng cần lưu ý trong Luật Cư trú đã xác định rõ hơn điều kiện để người sở hữu nhà ở được thực hiện quyền cho thuê, mượn, ở nhờ.

Để tránh diễn biến phức tạp, ông Đào Ngọc Nghiêm đề nghị bổ sung trong dự thảo Nghị quyết: "Đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ theo quy định của pháp luật trên địa bàn thành phố".

Về phân bố khu vực xác định diện tích tối thiểu, dự thảo Nghị quyết nêu 2 khu vực: Ngoại thành, nội thành với định lượng được căn cứ từ thống kê nhà ở, dân số.

Tuy vậy, cách phân chia theo nội, ngoại thành chưa xem xét đến mối quan hệ giữa thực trạng dân cư với định hướng phát triển, phân bố dân theo quy hoạch tại một số khu đặc thù (đã, đang nghiên cứu).

Ví dụ khu vực nội thành (các quận hiện nay) đang rất cần giảm dân số, ưu tiên dịch chuyển dân số tới đô thị trung tâm khu mở rộng, khu phát triển nên cần làm rõ để phù hợp với thuê, mượn, ở nhờ.

Với khu vực ngoại thành, dự thảo nghị quyết cũng quy định gộp là 8m2 sàn/người, tuy nhiên, cần tính đến đặc thù dạng triển khai các đô thị vệ tinh, nhất là 2 vùng động lực (thành phố trực thuộc Thủ đô) với 5 nhóm tiêu chí.

Để thực hiện, cần quan tâm đến tiêu chí quy mô dân số hiện chưa đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định của Quốc hội, nên cần có chính sách khuyến khích hơn so với ngoại thành nói chung.

Ông Nghiêm nhấn mạnh, nghị quyết cần được sớm ban hành vì đã có cơ sở pháp lý và thực tiễn, song đây là vấn đề tác động đến định hướng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của thành phố nên cần xem xét đánh giá tác động.

Ngoài ra, về đối tượng áp dụng, đề nghị bổ sung "đối tượng áp dụng được chủ sở hữu nhà ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ nếu đăng ký thường trú cùng gia đình chủ sở hữu".

PGS TS Bùi Thị An, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Hà Nội phát biểu. Ảnh: MTTQ Hà Nội
PGS TS Bùi Thị An, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Hà Nội phát biểu. Ảnh: MTTQ Hà Nội

Đồng quan điểm, PGS TS Bùi Thị An, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Hà Nội cho biết, với mong muốn chất lượng sống (ăn, ở, đi lại, học hành) của người dân Thủ đô ngày càng được nâng cao thì điều kiện ở của người dân là một trong những yếu tố quan trọng, bởi nếu chỗ ở quá chật chội, mất vệ sinh, không đảm bảo môi trường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sức khỏe của người dân nhất là với Thủ đô.

Chính vì vậy, việc quy định diện tích tối thiểu khu vực ngoại thành là 8 m2/sàn/người, khu vực nội thành là 15 m2/sàn/người để có thể đăng ký thường trú tại Hà Nội là cần thiết, qua đó góp phần làm cho bộ mặt thành phố đẹp lên.

Mặt khác, một số nghị quyết ban hành trước đây chưa dự báo được tình huống xuất hiện mới hoặc bất thường, để phù hợp với thực tiễn phát triển Thủ đô trong giai đoạn hiện nay, việc ban hành nghị quyết là vô cùng cấp thiết.

Tuy nhiên, bà An cũng cho rằng, khi xây dựng dự thảo nghị quyết, cần có báo cáo đánh giá về thực trạng và mức độ tác động xã hội. Ngoài ra, sau khi nghị quyết có hiệu lực thì ảnh hưởng đến bao nhiêu người dân. Thêm vào đó, cần quy định rõ quyền lợi của người thường trú và tạm trú, nếu không người dân cứ liên tục tạm trú thì cũng không đạt mục tiêu của nghị quyết.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Xây dựng bảng lương cần tính đến khả năng mua nhà ở xã hội

NHÓM PV |

Đại biểu Quốc hội Tạ Thị Yên đề nghị, khi xây dựng khung, bảng lương, thu nhập cho người lao động, làm công ăn lương ở các thành phần kinh tế thì cần tính toán đến khả năng mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội.

Đề xuất cho Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được tham gia đầu tư xây nhà ở xã hội

NHÓM PV |

Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) đề xuất cho Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN) được tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho đoàn viên Công đoàn làm việc tại các khu công nghiệp mua, thuê, thuê mua.

Đề nghị giám sát đối tượng mua và sống trong nhà ở xã hội

NHÓM PV |

Theo đại biểu Lê Thanh Hoàn (Đoàn Thanh Hóa), nội dung giám sát cần tập trung làm rõ ai đang sinh sống trong nhà ở xã hội; thực trạng sử dụng nhà ở xã hội; cách xác định đối tượng mua nhà ở xã hội.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Tập đoàn Dabaco đã bị tỉnh Bắc Ninh xử phạt hành chính

Trần Tuấn |

Bắc Ninh - Đưa công trình là tòa nhà ở xã hội Dabaco Khắc Niệm vào sử dụng khi chưa nghiệm thu, Tập đoàn Dabaco đã bị xử phạt vi phạm hành chính.

Lo ngại về chất lượng nhiều gói thầu dịch vụ công ích tại Cao Bằng

Tân Văn |

Liên tiếp từ năm 2019 đến nay, Công ty TNHH Nga Hải đã trở thành nhà thầu trúng nhiều dự án xây lắp, dịch vụ công ích trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Tuy nhiên, chất lượng của các dự án này lại đang là dấu hỏi.

Nơi cứ đến Tết Đoan Ngọ, người dân đổ xô đi tắm biển giữa trưa

Thanh Trà |

Ngày Tết Đoan Ngọ (tức 5.5 Âm lịch), hàng nghìn người dân TP Quy Nhơn (Bình Định) và các vùng lân cận đổ xô đi tắm biển vào chính Ngọ.

Chưa phát hiện được dấu chân, phân hổ để lại trong rừng tại Quảng Bình

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Sau khi nhận được thông tin từ người dân về việc phát hiện một cá thể hổ, lực lượng kiểm lâm đã đến kiểm tra nhưng chưa phát hiện dấu chân, phân hổ để lại.

Xây dựng bảng lương cần tính đến khả năng mua nhà ở xã hội

NHÓM PV |

Đại biểu Quốc hội Tạ Thị Yên đề nghị, khi xây dựng khung, bảng lương, thu nhập cho người lao động, làm công ăn lương ở các thành phần kinh tế thì cần tính toán đến khả năng mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội.

Đề xuất cho Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được tham gia đầu tư xây nhà ở xã hội

NHÓM PV |

Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) đề xuất cho Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN) được tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho đoàn viên Công đoàn làm việc tại các khu công nghiệp mua, thuê, thuê mua.

Đề nghị giám sát đối tượng mua và sống trong nhà ở xã hội

NHÓM PV |

Theo đại biểu Lê Thanh Hoàn (Đoàn Thanh Hóa), nội dung giám sát cần tập trung làm rõ ai đang sinh sống trong nhà ở xã hội; thực trạng sử dụng nhà ở xã hội; cách xác định đối tượng mua nhà ở xã hội.