triển khai thực hiện nghị quyết đại hội XIII của đảng

Đắk Lắk thu hút đầu tư phát triển, không đánh đổi môi trường

BẢO TRUNG - HỮU LONG |

Việc thu hút các doanh nghiệp lớn đầu tư vào Đắk Lắk là một trong những chủ trương đúng đắn của tỉnh để phát triển bền vững kinh tế - xã hội. Đây còn là chủ trương nhằm hiện thực hóa những nội dung trong nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, nhất là trong việc xây dựng và phát triển TP.Buôn Ma Thuột thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên; tạo công ăn việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân tộc thiểu số và phát triển kinh tế - xã hội theo các mốc tăng trưởng như lộ trình đã đề ra.

Điểm sáng về kêu gọi đầu tư

Hàng loạt các nhà đầu tư lớn, các tổng công ty mạnh, có tên tuổi cả nước đã đến Đắk Lắk theo lời mời gọi của lãnh đạo địa phương.

Có doanh nghiệp đã lập ngay dự án đầu tư, có nhà đầu tư mới nghiên cứu, tìm hiểu... Tuy nhiên, chưa bao giờ không khí kêu gọi đầu tư và sự hưởng ứng của các doanh nghiệp sôi động như giai đoạn này.

Tự thân, Đắk Lắk cũng đã có nhiều động thái mạnh về quy hoạch, đầu tư hạ tầng cũng như đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo điệu kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp.

Cuối năm 2020, Công ty CP Đầu tư Tân Thành Holdings đã đề xuất đầu tư xây dựng dự án “Chuỗi giá trị dược liệu gắn với phát triển rừng bền vững khu vực Tây Nguyên - Mô hình điểm tại Đắk Lắk”.

Với quy mô hơn 1.000ha, tổng mức đầu tư giai đoạn 1 lên đến 3.000 tỉ đồng, các hạng mục chính, bao gồm: Vùng trồng dược liệu tiêu chuẩn GACP, Trung tâm thương mại dược phẩm và dược liệu quốc gia tại TP.Buôn Ma Thuột, Nhà máy chế biến dược liệu tiêu chuẩn GMP, Tổng kho dược và dược liệu đạt chuẩn GSP, Trung tâm logistics Nông Lâm sản và Dược liệu khu vực Tây Nguyên...

Đại diện Công ty CP Đầu tư Tân Thành Holdings đánh giá, sau khi chính thức được đưa vào vận hành, dự án không chỉ đóng góp hàng trăm tỉ đồng tiền thuế cho ngân sách địa phương, củng cố sự phát triển kinh tế của tỉnh, thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành dược, tạo hơn 2.000 việc làm cho người dân bản địa mà còn mang lại sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số...

Trong nhiều năm qua, Đảng bộ, nhân dân, chính quyền tỉnh Đắk Lắk đặc biệt quan tâm, mong muốn TP.Buôn Ma Thuột trở thành trung tâm Vùng Tây Nguyên một cách bền vững. Tuy vậy, để hiện thực hóa khát vọng này không chỉ có sự chung tay của chính quyền, nhân dân tỉnh Đắk Lắk mà cần cả những đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp.

Đầu năm 2021, công ty Cổ phần Vườn thời đại Việt Nam cam kết sẽ tài trợ cho tỉnh bằng sản phẩm là quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch đô thị, xây dựng nhằm định hình diện mạo đô thị Buôn Ma Thuột trong 30 năm đến.

Công ty Roland Berger (đơn vị tư vấn) cũng đề cập việc trong quá trình xây dựng quy hoạch, sẽ xác định những định hướng, tầm nhìn cho TP.Buôn Ma Thuột đến năm 2030 dựa trên những quan điểm phát triển phù hợp với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tăng trưởng kinh tế theo hướng xanh, xây dựng nền nông nghiệp sinh thái gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa.

Về quy hoạch đô thị, sẽ xây dựng theo hướng đô thị thông minh, thân thiện, với các phân khu đô thị bài bản. Buôn Ma Thuột tương lai sẽ trở thành đô thị hiện đại, giàu bản sắc, gồm ba trụ cột là du lịch, nông nghiệp và y tế, giáo dục, khoa học công nghệ.

Phát triển nhanh nhưng phải bền vững

Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Đắk Lắk Bùi Văn Cường cho rằng, việc các tập đoàn lớn liên tục có ý định đầu tư vào tỉnh Đắk Lắk cho thấy địa phương có rất nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội, du lịch... một cách bền vững và sâu rộng.

Tuy nhiên, việc phát triển các dự án phải đảm bảo hài hòa với môi trường, phù hợp với bản sắc văn hoá của vùng Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng.

Ông Bùi Văn Cường nhấn mạnh, tỉnh Đắk Lắk luôn trải thảm đỏ để đón các doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh nhà, tuy nhiên không đánh đổi bằng mọi giá. Theo đó, các doanh nghiệp khi đã xác định đầu tư vào địa phương phải giải quyết ngay công ăn việc làm cho người dân sống gần vùng dự án, bảo vệ môi trường.

Đắk Lắk sẽ tìm hướng tháo gỡ chính sách, cơ chế, điểm nghẽn trong hạ tầng giao thông; cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính; phát triển Chính phủ điện tử nhằm giúp các doanh nghiệp có môi trường kinh doanh thuận lợi, tiếp tục lớn mạnh để đóng góp cho sự tăng trưởng kinh tế của địa phương.

“Cũng cần nhắc rằng, các sở, ngành phải theo dõi xem thử bộ phận nào làm chậm thủ tục hành chính thì chỉ có hai vấn đề một là năng lực yếu kém hoặc có biểu hiện “nhũng nhiễu” thì cần phải thay thế nhân sự để người khác có năng lực bắt tay vào làm”, Bí thư Đắk Lắk Bùi Văn Cường cho biết.

BẢO TRUNG - HỮU LONG
TIN LIÊN QUAN

Hiện thực hóa mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá

tuệ linh |

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đưa ra tầm nhìn và những định hướng phát triển đất nước trong thời gian tới. Trong đó, nêu rõ mục tiêu cụ thể đến năm 2025, kỷ niệm 50 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước sẽ đưa Việt Nam trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp.

Toàn văn Chỉ thị triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng

. |

Ngày 9.3, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Chỉ thị số 01-CT/TW về việc nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Báo Lao Động trân trọng giới thiệu toàn văn Chị thị quan trọng này.

Để người dân thụ hưởng, đội ngũ công chức, viên chức phải thực sự tận tuỵ

vương trần |

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã xác định phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Qua đó, đã hoàn thiện thêm một bước tư tưởng phát huy quyền làm chủ của nhân dân, hướng tới vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Theo GS.TS Phùng Hữu Phú - Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương, để Nghị quyết Đại hội Đảng đi vào cuộc sống, để thực sự “dân thụ hưởng”, đội ngũ công chức, viên chức trong bộ máy công quyền phải thật sự tận tụy và sự cống hiến vượt trội hơn nữa, cán bộ phải xác định tinh thần là công bộc của dân, chấm dứt các hành vi và thủ tục mang xu hướng dồn đẩy cái khó cho người dân.

Hành động để đưa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào cuộc sống

Theo TTXVN |

Cán bộ, đảng viên, nhân dân đều cảm thấy phấn khởi, và bày tỏ tin tưởng hơn vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước trong xây dựng, phát triển đất nước.

Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh nói về việc trả tự do 4 tiếp viên hàng không

ĐÌNH TRƯỜNG |

Liên quan vụ vận chuyển ma tuý qua đường hàng không, ngày 22.3, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định trả tự do cho 4 tiếp viên hàng không vì chưa đủ căn cứ để xử lý hình sự.

Sở Y tế, Sở TTTT Hà Nội đứng cuối bảng về chỉ số cải cách hành chính 2022

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội - Năm 2022, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội và quận Hoàn Kiếm dẫn đầu thành phố về chỉ số cải cách hành chính 2022. Trong khi đó, 2 đơn vị thấp điểm nhất là Sở Y tế và Sở Thông tin và Truyền thông.

Tổng cục Thuế livestream công bố các điểm mới trong quyết toán thuế TNCN

Thái Mạnh |

Sáng ngày 23.3, Tổng cục Thuế đã tổ chức phát trực tiếp trên trang facebook nhằm giải đáp những thắc mắc liên quan đến quyết toán thuế thu nhập cá nhân. Đặc biệt, ông Nguyễn Quý Trung - Phó Vụ trưởng Vụ quản lý thuế doanh nghiệp nhỏ, cá nhân đã công bố những điểm mới trong việc quyết toán thuế năm nay.

Nga xúc tiến siêu thỏa thuận khí đốt thay thế hoàn toàn Nord Stream

Khánh Minh |

Nga và Trung Quốc xúc tiến siêu dự án đường ống dẫn khí Power of Siberia 2 với công suất dự kiến sẽ “thay thế hoàn toàn Nord Stream”.

Hiện thực hóa mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá

tuệ linh |

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đưa ra tầm nhìn và những định hướng phát triển đất nước trong thời gian tới. Trong đó, nêu rõ mục tiêu cụ thể đến năm 2025, kỷ niệm 50 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước sẽ đưa Việt Nam trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp.

Toàn văn Chỉ thị triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng

. |

Ngày 9.3, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Chỉ thị số 01-CT/TW về việc nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Báo Lao Động trân trọng giới thiệu toàn văn Chị thị quan trọng này.

Để người dân thụ hưởng, đội ngũ công chức, viên chức phải thực sự tận tuỵ

vương trần |

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã xác định phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Qua đó, đã hoàn thiện thêm một bước tư tưởng phát huy quyền làm chủ của nhân dân, hướng tới vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Theo GS.TS Phùng Hữu Phú - Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương, để Nghị quyết Đại hội Đảng đi vào cuộc sống, để thực sự “dân thụ hưởng”, đội ngũ công chức, viên chức trong bộ máy công quyền phải thật sự tận tụy và sự cống hiến vượt trội hơn nữa, cán bộ phải xác định tinh thần là công bộc của dân, chấm dứt các hành vi và thủ tục mang xu hướng dồn đẩy cái khó cho người dân.

Hành động để đưa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào cuộc sống

Theo TTXVN |

Cán bộ, đảng viên, nhân dân đều cảm thấy phấn khởi, và bày tỏ tin tưởng hơn vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước trong xây dựng, phát triển đất nước.