Đại biểu Quốc hội nói về nguyên tắc cho con cá và cần câu để giảm nghèo

PHẠM ĐÔNG - THÙY LINH |

Đại biểu Quốc hội Đinh Thị Ngọc Dung cho rằng, muốn giảm nghèo bền vững, nguyên tắc cho con cá và cho cần câu phải được cân nhắc áp dụng phù hợp cho từng hoàn cảnh hộ nghèo, từng thời điểm.

Tách bạch mục tiêu trong từng chính sách

Chiều 30.10, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiếp tục thảo luận về việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các chương trình mục tiêu quốc gia.

Phát biểu ý kiến, đại biểu Đinh Thị Ngọc Dung (Đoàn Hải Dương) cho rằng, mục tiêu của chính sách giai đoạn 2021–2025 là đồng thời thực hiện mục tiêu của chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, vừa thực hiện mục tiêu của chính sách an sinh xã hội.

Trong khi đó, có nhiều loại hộ nghèo khác nhau với các nguyên nhân nghèo khác nhau: nghèo do không có vốn, không có đất canh tác, do già, ốm đau, tai nạn không có sức lao động, do thiếu kiến thức, kỹ năng lao động, do không chăm chỉ.

Để chính sách thu hút đầu tư vào sản xuất phát huy hiệu quả, đại biểu cho rằng cần tách bạch mục tiêu trong từng chính sách, không nên lồng ghép mục tiêu an sinh xã hội trong chính sách hỗ trợ phát triển.

Chính sách hỗ trợ cần được xây dựng dựa trên quan hệ và các quy luật của thị trường, phù hợp với điều kiện thực tế.

Đại biểu cho rằng, chính sách hỗ trợ phát triển về nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế nên hướng tới các doanh nghiệp, hộ gia đình có năng lực sản xuất. Còn chính sách an sinh xã hội, trợ giúp hộ đói, hộ nghèo hướng tới các đối tượng người già, người yếu thế không có khả năng lao động, người dân tộc vùng sâu, vùng xa.

Theo đại biểu, có như vậy mới phát huy được toàn diện từng chính sách, đáp ứng mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế được tái nghèo, phát sinh nghèo.

Về đối tượng thụ hưởng chính sách, đại biểu cho rằng ở giai đoạn này, cách tiếp cận chính sách của hỗ trợ sản xuất đã có sự thay đổi.

Theo đó, từ chỗ hỗ trợ cho người dân con cá chuyển sang hỗ trợ cần câu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy đâu phải ai có cần câu cũng đều biết cách câu. Chính vì thế, trong thời gian qua, các mô hình phát triển sản xuất nông nghiệp, các mô hình kinh tế triển khai ở các địa phương, phần lớn mức chi và tổ chức thực hiện vẫn còn theo cách làm cũ.

Điều này khiến chất lượng cuộc sống người dân chưa được cải thiện, nâng cao một cách thực chất. Đại biểu cho rằng, muốn giảm nghèo bền vững, nguyên tắc cho con cá và cho cần câu phải được cân nhắc áp dụng phù hợp cho từng hoàn cảnh hộ nghèo, từng thời điểm.

Đại biểu cho rằng các chính sách hỗ trợ trực tiếp hiện nay quan trọng nhưng không nên làm đại trà trong một thời gian dài. Chỉ tập trung hỗ trợ cần câu cho những người biết câu, chuyển từ hình thức cho không là chủ yếu sang cho vay.

Đại biểu Trần Thị Hoa Ry - Đoàn ĐBQH tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Phạm Thắng
Đại biểu Trần Thị Hoa Ry - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Phạm Thắng

Đề nghị thu hồi công nhận nông thôn mới với các địa phương nợ tiêu chí

Đại biểu Trần Thị Hoa Ry - Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội - cho rằng, cần phải nhìn nhận lại câu chuyện về lồng ghép nguồn vốn cho phù hợp và toàn diện hơn.

Trong đó, cần phải quan niệm rằng, vốn của chương trình chỉ là nguồn lực mang tính chất dẫn dắt có mục tiêu tập trung vào những vấn đề có trọng tâm trọng điểm đang bức xúc, cần thiết nhất.

Do vậy, cần có khâu xây dựng kế hoạch, thiết kế chương trình phải xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, sự tham gia của người dân. Việc thiết kế không có sự trùng lặp về nội dung chính sách và không có thực trạng trên cùng địa bàn có cùng chương trình nhưng cách thức thực hiện khác nhau.

Đại biểu Quốc hội Hoàng Quốc Khánh. Ảnh: Phạm Thắng
Đại biểu Quốc hội Hoàng Quốc Khánh. Ảnh: Phạm Thắng

Phát biểu ý kiến, đại biểu Hoàng Quốc Khánh (Đoàn Lai Châu) nhấn mạnh, giám sát đã chỉ ra công tác giảm nghèo chưa thật sự đạt mục tiêu đa chiều, bền vững, nguy cơ tái nghèo, phát sinh nghèo còn cao.

Một số địa phương khó khăn đã được công nhận nông thôn mới vẫn còn tình trạng nợ tiêu chí, hụt tiêu chí, trong đó có nhiều tiêu chí quan trọng.

Đại biểu đề nghị Chính phủ cần có hướng dẫn cụ thể hơn trong thu hồi quyết định công nhận nông thôn mới với các địa phương được công nhận từ giai đoạn trước nhưng hụt tiêu chí, nợ tiêu chí, không đạt tiêu chuẩn theo quy định hiện nay.

Ngoài ra, cần tập trung giải quyết dứt điểm những khó khăn, bức xúc nhất về đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt, quy hoạch sắp xếp ổn định dân cư ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong năm 2023.

PHẠM ĐÔNG - THÙY LINH
TIN LIÊN QUAN

Phát triển văn hóa không chỉ là dành bao nhiêu ngân sách, làm những việc gì

PHẠM ĐÔNG |

Để văn hóa được chú trọng, có sự chuyển biến về chất thực sự, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng, không phải chỉ đơn thuần là việc dành bao nhiêu ngân sách cho văn hóa hay giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) làm những việc gì.

Có những người thoát nghèo thì buồn, được trở lại hộ nghèo lại vui

PHẠM ĐÔNG |

Đại biểu Quốc hội Đỗ Chí Nghĩa đặt câu hỏi tại sao có những người thoát nghèo thì buồn mà được trở lại hộ nghèo lại vui. Có những người lại khó khăn mãi, chỉ mong được tiếp tục trong diện hộ nghèo.

Có tâm lý sợ trách nhiệm khi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia

PHẠM ĐÔNG |

Theo Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm, có tình trạng đùn đẩy, né tránh, tâm lý sợ trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức trong thực thi nhiệm vụ  trong khi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia.

Xử lý chung cư mini không dễ dàng vì liên quan nơi ăn, chốn ở của hàng nghìn người

Cường Ngô - Phạm Đông |

Đại biểu Quốc hội cho rằng việc xử lý đối với chung cư mini không dễ dàng, bởi đây là nơi ăn chốn ở của hàng nghìn con người và những giao dịch về tài sản cũng đã được thực hiện, nhiều toà nhà đã bán hết và chủ đầu tư rời đi từ lâu.

Có tâm lý e ngại sợ sai dẫn đến thiếu thuốc, thiếu vật tư y tế

Thùy Linh - Phạm Đông |

Sáng 1.11, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã có phát biểu giải trình về các vấn đề y tế. Trong đó, Bộ trưởng dành nhiều thời gian giải trình về các biện pháp khắc phục tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế, vaccine...

Khánh Hòa chỉ đạo kiểm tra vụ rác thải biển ô nhiễm môi trường ở Cam Ranh

Hữu Long |

Khánh Hòa - Địa phương chỉ đạo kiểm tra tình trạng người dân làm vệ sinh lồng bè nuôi tôm hùm rồi vứt bỏ toàn bộ dàn lưới mùng và rác thải nhựa xuống biển.

Loạt cán bộ tham mưu, ký nháy ở dự án Mường Thanh không bị xử lý hình sự

Hữu Long |

Khánh Hòa - Ở vụ án sai phạm tại dự án Mường Thanh Viễn Triều, công an khởi tố cựu Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa cùng 8 quan chức. Vụ án này cũng có loạt cán bộ tham mưu giao đất, ký nháy văn bản nhưng chưa đến mức bị xử lý hình sự.

Trắng đêm trên đại công trường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ

Nguyễn Tùng |

Những ngày này trên công trường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ việc thi công được thực hiện 3 ca liên tục, chạy đua với thời gian để hoàn thành dự án trước 20.12.2023 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Phát triển văn hóa không chỉ là dành bao nhiêu ngân sách, làm những việc gì

PHẠM ĐÔNG |

Để văn hóa được chú trọng, có sự chuyển biến về chất thực sự, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng, không phải chỉ đơn thuần là việc dành bao nhiêu ngân sách cho văn hóa hay giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) làm những việc gì.

Có những người thoát nghèo thì buồn, được trở lại hộ nghèo lại vui

PHẠM ĐÔNG |

Đại biểu Quốc hội Đỗ Chí Nghĩa đặt câu hỏi tại sao có những người thoát nghèo thì buồn mà được trở lại hộ nghèo lại vui. Có những người lại khó khăn mãi, chỉ mong được tiếp tục trong diện hộ nghèo.

Có tâm lý sợ trách nhiệm khi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia

PHẠM ĐÔNG |

Theo Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm, có tình trạng đùn đẩy, né tránh, tâm lý sợ trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức trong thực thi nhiệm vụ  trong khi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia.