Đại biểu Quốc hội đề xuất có cơ chế riêng cho cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Đại biểu Quốc hội đề nghị cần có cơ chế áp dụng riêng cho dự án đường cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng.

Sáng 9.11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ.

Tại phiên họp, đại biểu Trần Thị Thanh Hương (Đoàn An Giang) cho biết, cử tri, nhân dân các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long rất phấn khởi khi Đảng, Quốc hội, Chính phủ quan tâm triển khai các dự án đường cao tốc, góp phần tháo gỡ các điểm nghẽn giao thông, tạo không gian phát triển kinh tế xã hội, kết nối các vùng kinh tế trọng điểm với các địa phương còn nhiều khó khăn.

Hiện tại, dự án đường cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng đang triển khai và đây là dự án có tác động lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, của vùng.

Để đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa dự án đường cao tốc vào khai thác, sử dụng, phát huy hiệu quả đầu tư, đại biểu cho rằng cần có cơ chế áp dụng riêng cho dự án đường cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng.

Theo đó, việc cho phép dự án được chuyển nguồn để tiếp tục thực hiện là hết sức cần thiết. Nếu không sẽ gây áp lực cho việc cân đối các năm sau, ảnh hưởng đến nguồn bố trí cho các dự án trung hạn, có thể dẫn đến các dự án đường cao tốc phải dừng lại do điều chỉnh chủ trương đầu tư, dẫn đến chậm tiến độ.

Đại biểu kiến nghị Quốc hội chấp thuận phương án cho phép dự án này được chuyển nguồn toàn bộ từ nguồn tăng thu, cắt giảm tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2021. Từ đó, bố trí dự toán kế hoạch đầu tư công hàng năm trong các năm 2023, 2024, 2025 đối với dự án này và dự án cao tốc Khánh Hòa – Buôn Mê Thuột, dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu.

Đại biểu Nguyễn Phi Thường (Đoàn Hà Nội) phát biểu. Ảnh: Phạm Thắng
Đại biểu Nguyễn Phi Thường (Đoàn Hà Nội) phát biểu. Ảnh: Phạm Thắng

Phát biểu tại phiên họp, đại biểu Nguyễn Phi Thường - Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội - cho biết, hơn 1 năm qua kể từ khi Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư dự án đường Vành đai 4 Hà Nội, đây là dự án đường bộ có tính chất liên vùng, quy mô lớn, đa dạng hình thức và nguồn vốn, đã và đang được triển khai rất tích cực.

Từ thực tế triển khai đường vành đai 4 vùng Thủ đô, đại biểu cho biết về khó khăn vướng mắc khi triển khai thực hiện tiểu dự án đầu tư công trong dự án PPP chưa thống nhất giữa Luật PPP và Nghị định 35. Cụ thể, chưa thống nhất về cơ quan lập thiết kế sau thiết kế cơ sở và dự toán đối với tiểu dự án sử dụng vốn đầu tư công.

Đại biểu cho rằng, với đặc thù dự án công trình giao thông đường bộ đi qua nhiều địa phương, tương ứng với các chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng khác nhau, đan xen nguồn vốn khác nhau sẽ làm dự án khó được thực hiện hoàn thành, gây khó khăn cho các cơ quan chủ quản trong quá trình triển khai các hạng mục dự án.

Đại biểu đề nghị cần cập nhật bổ sung cơ chế đối với loại dự án theo hướng tách nội dung bồi thường hỗ trợ tái định cư giải phóng mặt bằng thành dự án thành phần hoặc tiểu dự án trong dự án tổng thể, giao các địa phương có tuyến đường đi qua thực hiện.

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Sửa Luật Thủ đô, kỳ vọng giao thông đô thị Hà Nội sẽ như Tokyo, Nhật Bản

VƯƠNG TRẦN - PHẠM ĐÔNG |

Việc thực hiện các dự án đầu tư phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) được cho là sẽ giúp huy động nguồn lực xã hội hóa để thực hiện các dự án thuộc vùng phụ cận các nhà ga tuyến đường sắt đô thị, các tuyến cao tốc theo các đồ án quy hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, từ đó tạo sự đồng bộ trong phát triển đô thị và giao thông của TP Hà Nội.

Đề xuất 5 cơ chế đặc thù về đầu tư cho dự án giao thông

NHÓM PV |

Tiếp tục kỳ họp thứ 6, chiều 27.10, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ.

Quốc hội sẽ xem xét cơ chế đặc thù xây dựng công trình giao thông đường bộ

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký ban hành Nghị quyết số 38/2023/UBTVQH15 điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023.

Ngành Giáo dục nhiều nơi nói không với quà tặng ngày Nhà giáo Việt Nam

Vân Trang |

Một số tỉnh thành, trường học, cơ sở giáo dục sẽ không tổ chức tiếp khách và nhận hoa, quà chúc mừng kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11.

HLV Troussier: Ai không sẵn sàng ở tuyển Việt Nam có thể ra về

AN NGUYÊN |

Huấn luyện viên Troussier nói rằng, bản thân ông hay các cầu thủ đội tuyển Việt Nam cần phải nỗ lực để thích nghi, sẵn sàng cho mọi thử thách và nếu bất kì ai chưa sẵn sàng thì có thể ra về.

Cuộc đời và sự nghiệp của "giọng đọc huyền thoại" - NSƯT Mạnh Tường

Huyền Chi |

NSƯT Mạnh Tường là giọng đọc huyền thoại đứng sau những bộ phim đã đi vào lịch sử như "17 Khoảnh khắc mùa xuân", "Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại"...

Người quyết thay đổi "Lời nguyền Nghĩa Lộ"

Long Nguyễn |

Không biết tự bao giờ, người dân Nghĩa Lộ tin rằng phải đi xa quê hương thì mới có thể làm ăn và phát triển được. Ở chiều ngược lại, cũng chỉ những người tứ xứ mới có thể làm giàu trên miền đất xòe hoa. Bài viết này về một người Nghĩa Lộ chính gốc, nhưng có niềm tin sắt đá sẽ thay đổi quan niệm đã sâu rễ bền gốc đó.

128 tập đoàn sẽ thuộc diện điều chỉnh thuế tối thiểu toàn cầu

Cường Ngô - Giang Linh |

Việc Việt Nam dự kiến áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu được cho là bước đi cần thiết để vừa chủ động giành được quyền đánh thuế, vừa tạo môi trường đầu tư thuận lợi để giữ chân và thu hút dòng đầu tư nước ngoài. Dự kiến sẽ có nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước chịu ảnh hưởng bởi thuế này.

Sửa Luật Thủ đô, kỳ vọng giao thông đô thị Hà Nội sẽ như Tokyo, Nhật Bản

VƯƠNG TRẦN - PHẠM ĐÔNG |

Việc thực hiện các dự án đầu tư phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) được cho là sẽ giúp huy động nguồn lực xã hội hóa để thực hiện các dự án thuộc vùng phụ cận các nhà ga tuyến đường sắt đô thị, các tuyến cao tốc theo các đồ án quy hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, từ đó tạo sự đồng bộ trong phát triển đô thị và giao thông của TP Hà Nội.

Đề xuất 5 cơ chế đặc thù về đầu tư cho dự án giao thông

NHÓM PV |

Tiếp tục kỳ họp thứ 6, chiều 27.10, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ.

Quốc hội sẽ xem xét cơ chế đặc thù xây dựng công trình giao thông đường bộ

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký ban hành Nghị quyết số 38/2023/UBTVQH15 điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023.