Đại biểu Quốc hội chỉ ra bệnh sợ trách nhiệm, trì trệ của cán bộ

Vương Trần - Phạm Đông |

Theo đại biểu Quốc hội Hoàng Anh Công, có một "dịch bệnh" đã xuất hiện từ lâu, âm thầm lây lan trong đội ngũ cán bộ các cấp và len lỏi trong mỗi người, gây nguy cơ cho sự phát triển đất nước.

"Bệnh sợ trách nhiệm"

Chiều 9.11, thảo luận về kế hoạch phát triển KT-XH và công tác phòng chống dịch, đại biểu Hoàng Anh Công (Đoàn ĐBQH Thái Nguyên) nhắc đến bệnh sợ trách nhiệm. Theo ông, đây là dịch bệnh đã xuất hiện từ lâu, âm thầm lây lan trong đội ngũ cán bộ các cấp và len lỏi trong mỗi người, gây nguy cơ cho sự phát triển đất nước.

Đại biểu Hoàng Anh Công đặt câu hỏi, vì nguyên nhân gì mà nhiều cán bộ trong đó có cả người đứng đầu các đơn vị lại sợ trách nhiệm? Có những người khi thực thi nhiệm vụ, dù biết là đúng căn cứ, đúng quy định pháp luật nhưng vẫn sợ và không dám quyết định các vấn đề, chỉ vì để đảm bảo an toàn cho bản thân.

Chính nỗi lo sợ bị kỷ luật, sợ bị xử lý bằng pháp luật "bằng cách nào đó đã trở thành nỗi sợ phổ biến trong cán bộ, công chức". Nhất là trong đợt phòng chống dịch vừa qua, có tình trạng nhiều địa phương sợ mua sắm máy móc, trang thiết bị, vật tư y tế do sợ bị kỷ luật, xử lý hành chính.

Theo vị đại biểu, dù Chính phủ đã ban hành quy định về thích ứng an toàn nhưng có địa phương vẫn áp dụng biện pháp ngăn sông cấm chợ, áp dụng biện pháp kỹ thuật ngăn chặn, hạn chế giao thương, giao lưu hàng hóa, nhằm tránh phát sinh F0. Bởi lãnh đạo địa phương sợ rằng nếu để dịch bệnh bùng phát thì ảnh hưởng đến công tác và có thể bị phê bình, kỷ luật.

Theo ông Công, lĩnh vực đầu tư công cũng bị ảnh hưởng lớn bởi căn bệnh này. Đa số công trình trọng điểm đều chậm tiến độ, đội vốn. Tốc độ giải ngân tại các địa phương, bộ, ngành rất thấp dù Chính phủ đã đưa ra nhiều biện pháp khắc phục.

Đại biểu phân tích căn bệnh trên xảy ra do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chính là sự mâu thuẫn, chồng chéo trong quy định của pháp luật đã đẩy cán bộ, công chức thực thi công vụ vào tâm trạng lo lắng, né tránh, sợ trách nhiệm, không dám quyết định.

Theo báo cáo của Chính phủ, qua rà soát tại 36 tỉnh, thành cho thấy các quy định pháp luật hiện hành chưa phù hợp với thực tế, gây khó khăn cho đầu tư sản xuất kinh doanh liên quan đến 79 luật, 3 nghị quyết của Quốc hội, 188 nghị định của Chính phủ, 20 quyết định của Thủ tướng, 153 thông tư...

"Hệ quả của sự bất cập nêu trên dẫn đến tình trạng hạn chế sự sáng tạo của lao động công chức", ông nói.

Tác động tiêu cực của hiện tượng này là "có một bộ phận không nhỏ cán bộ không năng động, không vì lợi ích chung, dĩ hòa vi quý, thấy đúng không dám làm, thấy sai không dám đấu tranh, vô cảm với nhân dân". Người năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, dám đấu tranh đôi khi lại bị xử lý.

Vì vậy, để kịp thời khắc phục tình trạng này, tháng 9.2021, Bộ Chính trị đã ban hành quyết định bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, vì lợi ích chung.

Nhưng theo ông Công, để sớm đưa chủ trương này vào cuộc sống, cần phải thể chế hoá bằng các quy định pháp luật. Nếu không luật hóa thì sẽ không bảo vệ được người dám nghĩ dám làm mà có thể dẫn đến trù dập, oan sai.

Cần có "vaccine" chống bệnh trì trệ, né trách nhiệm

Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp.
Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp.

Tiếp đó, đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (Đồng Tháp) nêu thực trạng quản lý điều hành trong phòng chống dịch còn chậm trễ.

Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa lấy ví dụ về việc thiếu quyết liệt trong phòng chống dịch COVID-19 trước dịp lễ 30.4-1.5. Và mới đây nhất, tình trạng lượng lớn người từ các tỉnh phía Nam tự phát dùng xe cá nhân để về quê, thậm chí là đi bộ, trong khi hệ thống phương tiện giao thông công cộng "đắp chiếu".

Về nguyên nhân, nữ đại biểu tỉnh Đồng Tháp nêu ra thực trạng chủ quan trong đánh giá tình hình và mượn quy trình để né tránh trách nhiệm.

“Chính phủ cần có một loại vaccine riêng để chống bệnh trì trệ, né trách nhiệm, cục bộ”, bà Mai Hoa kiến nghị.

Vương Trần - Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Đại biểu Quốc hội đề xuất xây chung cư cho công nhân ở gần khu công nghiệp

Phạm Đông - Vương Trần |

Đại biểu Quốc hội kiến nghị cần có quy hoạch tổng thể khu công nghiệp, xác định quy mô sử dụng lao động, quy hoạch phân khu nhà ở cho công nhân.

Đại biểu Quốc hội đề nghị không cách ly đại trà diện rộng với F1, F2, F3

Phạm Đông - Trần Vương |

Đại biểu Quốc hội đề nghị khẩn trương ứng dụng tin học, công nghệ trong theo dõi, điều trị người mắc COVID-19 trên phạm vi toàn quốc. Đồng thời khi đã không còn theo đuổi "zero COVID", thì không cần cách ly đại trà diện rộng với F1, F2, F3.

Đề xuất dùng ngân sách Trung ương hỗ trợ lao động tự do

Bích Hà |

Đại biểu Thái Thu Xương (Đoàn đại biểu tỉnh Hậu Giang) đề xuất dùng ngân sách Trung ương hỗ trợ lao động tự do, bởi ngân sách địa phương đã dành nhiều cho công tác chống dịch trên địa bàn.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất xây chung cư cho công nhân ở gần khu công nghiệp

Phạm Đông - Vương Trần |

Đại biểu Quốc hội kiến nghị cần có quy hoạch tổng thể khu công nghiệp, xác định quy mô sử dụng lao động, quy hoạch phân khu nhà ở cho công nhân.

Đại biểu Quốc hội đề nghị không cách ly đại trà diện rộng với F1, F2, F3

Phạm Đông - Trần Vương |

Đại biểu Quốc hội đề nghị khẩn trương ứng dụng tin học, công nghệ trong theo dõi, điều trị người mắc COVID-19 trên phạm vi toàn quốc. Đồng thời khi đã không còn theo đuổi "zero COVID", thì không cần cách ly đại trà diện rộng với F1, F2, F3.

Đề xuất dùng ngân sách Trung ương hỗ trợ lao động tự do

Bích Hà |

Đại biểu Thái Thu Xương (Đoàn đại biểu tỉnh Hậu Giang) đề xuất dùng ngân sách Trung ương hỗ trợ lao động tự do, bởi ngân sách địa phương đã dành nhiều cho công tác chống dịch trên địa bàn.