Đại biểu Quốc hội cảnh báo tình trạng hỗn loạn kiến trúc tại các đô thị

C.Nguyên - Đ.Chung - T.Trung |

Thảo luận về dự án Luật Kiến trúc tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV chiều 21.5, Đại biểu Ngô Trung Thành (Đoàn Đắk Lắk) đã cảnh báo tình trạng hỗn loạn kiến trúc tại các đô thị.

Thêm quy định bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc

Trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Kiến trúc, ông Phan Xuân Dũng - Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho biết, Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) thống nhất với phạm vi điều chỉnh của luật như Tờ trình của Chính phủ điều chỉnh về 2 nhóm chính sách, bao gồm Quản lý kiến trúc và Hành nghề kiến trúc là phù hợp.

Việc điều chỉnh đã bao quát được các chế định cần thiết đối với hoạt động kiến trúc, phù hợp với tình hình thực tế, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, đáp ứng mục tiêu quản lý và hành nghề kiến trúc như yêu cầu của chương trình xây dựng luật, pháp lệnh đã đặt ra khi xây dựng luật này.

“Để tiếp thu ý kiến của các ĐBQH, dự thảo luật đã sửa đổi, bổ sung một số quy định mang nội hàm phát triển thể hiện trong chính sách của Nhà nước trong hoạt động kiến trúc, hợp tác quốc tế về kiến trúc, thi tuyển phương án kiến trúc, quản lý đối với công trình kiến trúc có giá trị, bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc và hành nghề kiến trúc”, ông Dũng cho nói.

ĐBQH Ngô Trung Thành (Đoàn Đắk Lắk) cảnh báo tình trạng hỗn loạn kiến trúc tại các đô thị. Ảnh: Quochoi.vn

ĐBQH Ngô Trung Thành (Đoàn Đắk Lắk) cảnh báo tình trạng hỗn loạn kiến trúc tại các đô thị. Ảnh: Quochoi.vn

Cảnh báo tình trạng hỗn loạn kiến trúc tại các đô thị

Góp ý về quy định bản sắc văn hoá dân tộc trong kiến trúc, Đại biểu Nguyễn Văn Tiến (Đoàn Vĩnh Phúc) cho rằng, luật quy định giao UBND cấp tỉnh có trách nhiệm quy định nội dung về yêu cầu bản sắc văn hóa dân tộc trong Quy chế quản lý kiến trúc để bảo đảm khả thi, phù hợp với địa phương do mình quản lý.

"Như vậy, các tỉnh có thể ban hành các tiêu chuẩn kiến trúc theo đặc trưng của tỉnh mình. Trong khi đó nước ta có rất nhiều dân tộc sinh sống tại các tỉnh, thành. Nếu tỉnh thành nào cũng ban hành tiêu chuẩn kiến trúc thì liệu kiến trúc Việt Nam có thống nhất? Do đó cần nghiên cứu vấn đề này", ông Tiến nói.

Cùng góp ý về dự án luật, Đại biểu Ngô Trung Thành (Đoàn Đắk Lắk) cho rằng việc quy định bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trong kiến trúc là hết sức cần thiết để tránh tình trạng thực hiện không chặt chẽ, dễ bị lạm dụng, dẫn đến tình trạng sao chép kiến trúc ngoại lai, tùy tiện, phá vỡ kiến trúc của bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Từ đó, ông Thành cảnh báo về tình trạng hỗn loạn kiến trúc tại các đô thị ở Việt Nam. “Đọc hết dự thảo luật vẫn chưa biết định hướng kiến trúc của Việt Nam sẽ như thế nào. Tôi đề nghị dự thảo luật cần làm rõ, xây dựng rõ định hướng kiến trúc của Việt Nam”, ông Thành nói.

C.Nguyên - Đ.Chung - T.Trung
TIN LIÊN QUAN

Sách giáo khoa phải sử dụng được lâu dài, nếu mỗi năm lại thay gây lãng phí

C.Nguyên - Đ.Chung - T.Trung |

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phải làm rõ việc sách giáo khoa (SGK) có thể sử dụng lâu dài, không phải mỗi năm lại thay sách khác gây lãng phí.

Nhiều người viện đủ lý do để không đi học dù có ưu đãi và hỗ trợ

C.Nguyên - Đ.Chung - T.Trung |

Nguyên nhân khiến khó hoàn thành được mục tiêu phổ cập giáo dục, theo đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hoà (Đoàn Đồng Tháp) là do nhiều người viện đủ lý do để không đi học, mặc dù có ưu đãi và hỗ trợ.

Bộ GDĐT lên tiếng về quy định “Giáo sư phải đi học nghiệp vụ sư phạm”

Đặng Chung |

Theo ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GDĐT), Bộ sẽ đề xuất bỏ quy định yêu cầu nghiệp vụ sư phạm với giảng viên.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Sách giáo khoa phải sử dụng được lâu dài, nếu mỗi năm lại thay gây lãng phí

C.Nguyên - Đ.Chung - T.Trung |

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phải làm rõ việc sách giáo khoa (SGK) có thể sử dụng lâu dài, không phải mỗi năm lại thay sách khác gây lãng phí.

Nhiều người viện đủ lý do để không đi học dù có ưu đãi và hỗ trợ

C.Nguyên - Đ.Chung - T.Trung |

Nguyên nhân khiến khó hoàn thành được mục tiêu phổ cập giáo dục, theo đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hoà (Đoàn Đồng Tháp) là do nhiều người viện đủ lý do để không đi học, mặc dù có ưu đãi và hỗ trợ.

Bộ GDĐT lên tiếng về quy định “Giáo sư phải đi học nghiệp vụ sư phạm”

Đặng Chung |

Theo ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GDĐT), Bộ sẽ đề xuất bỏ quy định yêu cầu nghiệp vụ sư phạm với giảng viên.