Đại biểu Quốc hội băn khoăn giáo dục "chỉ có học, học và học", thiếu trải nghiệm

NHÓM PV |

Theo đại biểu Đinh Thị Ngọc Dung, chúng ta đang tạo ra áp lực cho trẻ từ nhiều phía và có thể thấy giáo dục Việt Nam chỉ có học, học và học mà thiếu đi những mô hình trải nghiệm, thiếu những lớp học ngoại khóa gần gũi với thiên nhiên.

Sáng 1.6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2021; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2022.

Đại biểu Đinh Thị Ngọc Dung (Đoàn Hải Dương) đánh giá cao báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước.

Góp ý về vấn đề giáo dục đào tạo, đại biểu Dung nhấn mạnh giáo dục là vấn đề cốt lõi để phát triển đất nước và ổn định an sinh xã hội. "Một xã hội sẽ không phát triển nếu thiếu nhận thức và không có nền giáo dục tốt hay giáo dục mà không có giá trị trung thực, chỉ có cải cách mấy cũng bằng thừa. Đó là những vấn đề mà người dân quan tâm".

Bên cạnh đó là những bất cập về cải cách, thay đổi chương trình và các mức học phí của các bậc học. 

Đại biểu đặt câu hỏi, tại sao lại tăng kinh phí, học phí đào tạo, các khoản phí khác, hay siết chặt đầu vào mà buông lỏng đầu ra? Đại biểu cho rằng, các bậc tiểu học, THCS hay THPT cần có cơ chế, giải pháp giảm học phí ở mức thấp nhất, hỗ trợ tốt nhất cho các em vì trẻ em dưới 18 tuổi cần có môi trường thức và học tập để phát triển.

Bên cạnh đó, đại biểu Đinh Thị Ngọc Dung cũng nêu thực tế, lâu nay chúng ta thi tuyển khắt khe ở đầu vào nhưng đầu ra lại buông lỏng, dẫn đến chất lượng không đảm bảo và không có chọn lọc và sàng lọc. Đại biểu đề xuất nghiên cứu chính sách theo hướng thu hút đầu vào và siết chặt đầu ra.

“Ở bậc học chúng ta nên thu hút ở đầu vào, siết chặt ở đầu ra. Đằng này chúng ta lại thi tuyển khắt khe ở đầu vào, nhưng đầu ra lại buông lỏng dẫn đến chất lượng không đảm bảo và không có chọn lọc, sàng lọc” - đại biểu Dung nói. 

Đại biểu nêu vấn nạn áp lực học hành từ nhà trường, gia đình đến các em học sinh. Đây chính là nguyên nhân hàng đầu gây tự kỷ ở trẻ, ảnh hưởng đến tâm sinh lý. Đáng buồn hơn là tỉ lệ học sinh trầm cảm, tự kỷ tăng cao và thậm chí xảy ra những vụ việc tự tử liên quan đến điểm số và thành tích.

Theo đại biểu, chúng ta đang tạo ra áp lực cho trẻ từ nhiều phía và có thể thấy "giáo dục Việt Nam chỉ có học, học và học mà thiếu đi những mô hình trải nghiệm, thiếu những lớp học ngoại khóa gần gũi với thiên nhiên. Giới trẻ thiếu đi những không gian xanh, nơi vận động, thay vào đó là mô hình kinh doanh các dịch vụ như bia hơi, quán game, karaoke…".

Do vậy, đại biểu cho rằng, việc học tập và vui chơi chung và cộng đồng là rất cần thiết trong việc kích thích tương tác và phát triển khả năng tư duy sáng tạo và giải trí của giới trẻ. Qua đó tránh được những áp lực từ nhiều phía cho học sinh, phụ huynh và thầy cô.

Đại biểu Vương Quốc Thắng.
Đại biểu Vương Quốc Thắng.

Đại biểu Vương Quốc Thắng (đoàn Quảng Nam) bày tỏ quan tâm đến vai trò của đại học đối với phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh và năng lực đổi mới sáng tạo quốc gia, trong đó có tự chủ đại học.

Theo đại biểu, "tự chủ đại học và trách nhiệm giải trình" là hai mặt không thể tách rời, thiếu trách nhiệm giải trình sẽ dễ biến tự chủ thành tự trị. Đại biểu nêu rõ, có hai công cụ quan trọng để thực hiện trách nhiệm giải trình, đó là kiểm định chất lượng giáo dục và công khai, minh bạch thông tin hoạt động của trường đại học.

Để tạo ra sự đột phá trong tự chủ đại học, Chính phủ nên cân nhắc lập một Ủy ban hoặc một Hội đồng cấp quốc gia về tự chủ đại học để giải quyết triệt để các vướng mắc và tạo ra động lực giúp các trường đại học tự chủ thực chất.

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

Hôm nay, Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội

PHẠM ĐÔNG |

Phiên thảo luận của Quốc hội sẽ đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước.

Chủ tịch nước: Bảo vệ và giáo dục trẻ em là vấn đề chiến lược, lâu dài

Phạm Đông |

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định bảo vệ và giáo dục trẻ em là vấn đề có tính chiến lược, lâu dài của đất nước. Đầu tư cho trẻ em là đầu tư cho tương lai của đất nước.

Giáo dục đào tạo là quốc sách, khoa học công nghệ là then chốt

Phạm Đông |

Tại lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam và khai giảng năm học 2021-2022 của Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định giáo dục đào tạo là quốc sách và khoa học công nghệ là then chốt đối với sự phát triển của đất nước.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Hôm nay, Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội

PHẠM ĐÔNG |

Phiên thảo luận của Quốc hội sẽ đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước.

Chủ tịch nước: Bảo vệ và giáo dục trẻ em là vấn đề chiến lược, lâu dài

Phạm Đông |

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định bảo vệ và giáo dục trẻ em là vấn đề có tính chiến lược, lâu dài của đất nước. Đầu tư cho trẻ em là đầu tư cho tương lai của đất nước.

Giáo dục đào tạo là quốc sách, khoa học công nghệ là then chốt

Phạm Đông |

Tại lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam và khai giảng năm học 2021-2022 của Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định giáo dục đào tạo là quốc sách và khoa học công nghệ là then chốt đối với sự phát triển của đất nước.