Đại biểu quan tâm vấn đề gì trong phiên chất vấn đặc biệt tại Quốc hội?

Đặng Chung - Trần Vương - Nguyễn Hà |

Tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội sẽ dành 2,5 ngày (ngày 6, 9 và 10.11) để chất vấn và trả lời chất vấn các vấn đề có liên quan tới việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV và một số nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa XIII.

Không chỉ tập trung vào 4 bộ, ngành

Trong 2,5 ngày phần lớn thời gian của phiên họp các đại biểu sẽ chất vấn và trả lời chất vấn các vấn đề liên quan. PV Lao Động đã trao đổi với các đại biểu Quốc hội về phiên chất vấn và trả lời chất vấn.

Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình cho hay, phiên chất vấn lần này đặc biệt hơn những phiên chất vấn ở những lần khác.

Những chất vấn tại các kỳ họp trước thường có 4 bộ, ngành trả lời chất vấn và lãnh đạo Chính phủ giải trình, báo cáo thêm. Tuy nhiên trong phiên chất vấn lần này là chất vấn trong nhiệm kỳ Quốc hội, chất vấn của các vị đại biểu về những vấn đề mình đã chất vấn các bộ, ngành nhưng đến nay những lời hứa, việc đã giải trình được như thế nào, kết quả ra sao?

Các đại biểu chất vấn và xem xét lại những điều đó, đặc biệt là những điều đã chất vấn, đã giải trình, tiếp thu mà chưa thực hiện được.

“Trong lần chất vấn này, không chỉ 4 bộ, ngành như những kỳ trước mà có thể là tất cả các bộ, ngành đều được chất vấn tuỳ theo ĐBQH.

Cá nhân tôi rất quan tâm tới vấn đề về nguy cơ sạt lở đê điều, các công trình thuỷ lợi, công trình thuỷ điện, các bờ sông và các nhà ở ven đồi núi. Vấn đề này cũng nhận được nhiều sự quan tâm từ các vị ĐBQH trong những phiên thảo luận vừa qua và đặc biệt trong bối cảnh tình hình thời tiết dị thường, cực đoan gây thiệt hại lớn trong thời gian vừa qua” - ông Phương cho hay.

Đại biểu Đỗ Văn Sinh - Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội.

Cùng trao đổi về việc này, Đại biểu Đỗ Văn Sinh - Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội - nhìn nhận: Chất vấn trở thành một nội dung rất quan trọng của kỳ họp.

Phiên chất vấn này cũng thể hiện trách nhiệm của những người phải giải quyết những công việc mà với chức trách của mình đảm nhiệm và những kiến nghị của cử tri, tâm tư nguyện vọng và yêu cầu của cử tri đã chuyển tải đến, qua các lời hứa của tư lệnh ngành đến bây giờ tổng kết lại xem đã thực hiện được tới đâu, phát sinh những vấn đề gì mới. Trách nhiệm của những người trả lời chất vấn phải xử lý như thế nào trong thời gian tới.

Đại biểu Đỗ Văn Sinh cho rằng, mỗi lĩnh vực có rất nhiều việc cử tri quan tâm. Mỗi lĩnh vực đều có những vấn đề, từ kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, môi trường, chống tham nhũng, bảo vệ an ninh trật tự xã hội…

Đánh giá lại lời hứa trước cử tri

Còn Đại biểu Phạm Văn Hoà - Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp - cho hay, đây là phiên chất vấn cực kỳ quan trọng và khác với những phiên chất vấn khác.

Các ĐBQH sẽ chất vấn các thành viên Chính phủ từ đầu nhiệm kỳ tới nay xoay quanh những vấn đề mà trước đó Đại biểu đã chất vấn để xem các cơ quan trả lời đã giải quyết như thế nào? Việc gì đã giải quyết được, việc gì còn tồn đọng chưa đáp ứng được yêu cầu của cử tri. Tất cả những việc này cần được giải đáp chứ không phải chỉ trả lời với đại biểu, hứa với dân rồi sau đó "hoà cả làng".

“Phiên chất vấn này giống như một bài test (bài kiểm tra) để kiểm tra lại những vấn đề Đại biểu Quốc hội đã chất vấn và các thành viên Chính phủ đã trả lời.

Đây là vấn đề rất quan trọng. Chúng ta cần nhìn nhận rằng, không thể có chuyện người trả lời chất vấn, trả lời cho qua loa, đại khái rồi sau đó hết.

Phiên chất vấn này là để giám sát lại lời chất vấn, câu trả lời của các thành viên Chính phủ đã thực hiện được chưa và thực hiện như thế nào? Câu trả lời này cần được giải đáp một cách rõ ràng, rành mạch và cũng đánh giá luôn năng lực, tầm nhìn, cách làm, tinh thần trách nhiệm, cái tâm, cái tầm của các vị bộ trưởng” - ông Hoà cho biết.

Cũng theo ông Hoà, tại phiên chất vấn lần này, ông quan tâm tới lĩnh vực giáo dục và đào tạo, lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, lĩnh vực giao thông vận tải. Đây là những vấn đề liên quan tới kinh tế - văn hoá - xã hội.

Trước đó ông đã có chất vấn các tư lệnh ngành và giờ ông muốn biết lại việc trả lời chất vấn cũng như những lời hứa, giải pháp các thành viên Chính phủ đưa ra đã thực hiện thế nào.

Đặng Chung - Trần Vương - Nguyễn Hà
TIN LIÊN QUAN

Tận dụng triệt để các cơ hội để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 6% năm 2021

Vương Hà Chung |

Việc đặt mục tiêu tăng trưởng GDP của năm 2021 khoảng 6% cũng là nhằm động lực để quyết tâm phấn đấu cao, vừa để tạo nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế - xã hội của giai đoạn 2021-2025.

“Đừng mang danh từ thiện để đánh bóng tên tuổi hay phô trương đạo đức”

Vương Hà Chung |

Văn hóa từ thiện là nội dung đáng chú ý được đại biểu Nguyễn Thị Xuân Thu (Đoàn Khánh Hòa) đề cập trong phiên thảo luận kinh tế - xã hội tại Quốc hội ngày 5.11.

Chất vấn "nóng" việc xả lũ của hồ Kẻ Gỗ ở Hà Tĩnh

TRẦN TUẤN |

Sáng 24.10, UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức họp báo thông tin một số nội dung liên quan đến tình hình thiên tai, ứng phó với mưa lũ từ 18 – 21.10. Theo thông tin ban đầu, Hà Tĩnh bị thiệt hại nặng nề, trong đó có 6 người chết.

Chú mèo của năm, nuôi ngược lại chủ

Minh Ánh - Hà Chi |

Chỉ bằng những clip Tiktok quay lại những hoạt động thường ngày, chú mèo Chi Thối này năm qua đã kiếm về hàng trăm triệu về cho chủ của mình.

NSND Tự Long nói về sự xuất hiện của NSND Công Lý ở Táo Quân 2023

Mi Lan |

NSND Công Lý xuất hiện ngắn gọn ở Táo Quân 2023 với 3 câu thoại ngắn.

Hà Nội bình yên, đẹp mơ màng trong sáng mùng 1 Tết

NHÓM PV |

Thời tiết Hà Nội vào sáng mùng 1 Tết Nguyên đán Quý Mão (tức 22.1) lạnh giá khiến người dân xuất hành du Xuân muộn hơn.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Nông sản góp phần xây dựng thương hiệu quốc gia

Nhóm PV |

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan, khi xuất khẩu hàng hoá ra thị trường quốc tế cần có những cách thức quảng bá thương hiệu quốc gia, ngược lại thương hiệu quốc gia sẽ góp phần định vị nông sản của Việt Nam.

Cộng đồng quốc tế tin tưởng kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh mẽ

Trà My |

Năm 2023 đến với nhiều cơ hội và thách thức mới. Với đà tăng trưởng của năm 2022, kinh tế Việt Nam được cộng đồng các tổ chức quốc tế dự báo sẽ tiếp tục khởi sắc.

Tận dụng triệt để các cơ hội để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 6% năm 2021

Vương Hà Chung |

Việc đặt mục tiêu tăng trưởng GDP của năm 2021 khoảng 6% cũng là nhằm động lực để quyết tâm phấn đấu cao, vừa để tạo nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế - xã hội của giai đoạn 2021-2025.

“Đừng mang danh từ thiện để đánh bóng tên tuổi hay phô trương đạo đức”

Vương Hà Chung |

Văn hóa từ thiện là nội dung đáng chú ý được đại biểu Nguyễn Thị Xuân Thu (Đoàn Khánh Hòa) đề cập trong phiên thảo luận kinh tế - xã hội tại Quốc hội ngày 5.11.

Chất vấn "nóng" việc xả lũ của hồ Kẻ Gỗ ở Hà Tĩnh

TRẦN TUẤN |

Sáng 24.10, UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức họp báo thông tin một số nội dung liên quan đến tình hình thiên tai, ứng phó với mưa lũ từ 18 – 21.10. Theo thông tin ban đầu, Hà Tĩnh bị thiệt hại nặng nề, trong đó có 6 người chết.