Đại biểu QH: Vụ án phức tạp vẫn cần xét xử trực tiếp thay vì trực tuyến

Phạm Đông - Trần Vương |

Các đại biểu Quốc hội đề nghị tổ chức phiên tòa trực tuyến chỉ áp dụng với những vụ án hành chính, dân sự có tính chất, tình tiết đơn giản, tài liệu chứng cứ trong hồ sơ vụ án rõ ràng. Còn với những vụ việc phức tạp, có nhiều đồng phạm thì chưa áp dụng.

Sáng 24.10, Quốc hội tiếp tục thảo luận trực tuyến về các báo cáo công tác của các cơ quan, trong đó có dự thảo Nghị quyết về tổ chức phiên tòa trực tuyến.

Cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết phiên toà trực tuyến, đại biểu Lã Thanh Tân (Hải Phòng) tán thành với sự cần thiết ban hành ban hành Nghị quyết như tờ trình. Ông cho rằng đây là giải pháp đột phá nhằm nâng cao tính minh bạch trong hoạt động tố tụng của toà án. Đồng thời, đây cũng là một trong những yếu tố đòn bẩy để thúc đẩy quá trình giải quyết vụ việc của toà án được nhanh chóng, thuận lợi hơn, tiết kiệm chi phí đi lại của người dân.

Theo đại biểu, đây là phương thức tố tụng mới được áp dụng trên nền tảng công nghệ số, cần có sự đầu tư trang thiết bị, việc triển khai cũng cần thận trọng. Do đó, đề nghị nên có sự thí điểm với từng loại án, từng địa bàn để chỉ đạo triển khai toàn quốc. Riêng tại Hải Phòng, vừa qua đã được đầu tư hệ thống thiết bị và đường truyền kết nối riêng từ hội trường xét xử của Toà án nhân dân TP.Hải Phòng đến phòng xét xử đặt tại trụ sở UBND thành phố nhằm phục vụ phiên toà xét xử trực tuyến án hành chính.

Trong đó, ngày 7.8 vừa qua Hải Phòng đã tổ chức phiên toà giả định xét xử vụ án hành chính bằng hình thức trực tuyến. Kết quả, phiên toà được đánh giá cao, chất lượng hình ảnh và âm thanh rõ nét, tín hiệu đường truyền ổn định; người tham gia phiên toà ở các điểm cầu đều theo dõi phiên toà được đầy đủ, toàn diện; đương sự được đảm bảo thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ theo quy định.

Từ kết quả này, Toà án nhân dân TP.Hải Phòng đã có văn bản đề nghị Toà án nhân dân tối cao xem xét cho phép thí điểm xét xử trực tuyến tại Hải Phòng. Đại biểu Tân đề nghị Toà án nhân dân tối cao xem xét, lựa chọn Hải Phòng để triển khai thí điểm cho việc thực hiện Nghị quyết này khi được Quốc hội thông qua.

Đại biểu Nguyễn Thị Yến (Bà Rịa Vũng Tàu) góp ý, Nghị quyết tổ chức phiên toà trực tuyến để đảm bảo việc toà án xét xử kịp thời, đáp ứng nhu cầu thực tiễn phòng chống dịch bệnh, thực hiện xã hội số, toà án điện tử. Tuy nhiên, đây là vấn đề còn mới, phát sinh từ yêu cầu thực tiễn nhưng chưa có luật quy định. Do đó, đại biểu đề nghị tổ chức phiên toà trực tuyến nên áp dụng để xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm các vụ án dân sự, hôn nhân, kinh doanh, hành chính… có tính chất tình tiết đơn giản, tài liệu chứng cứ trong hồ sơ vụ án rõ ràng.

Đại biểu Nguyễn Thị Yến - Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Đại biểu Nguyễn Thị Yến.

Đồng thời, để thực hiện tốt quy định này khi Nghị quyết này có hiệu lực yêu cầu cấp thiết cần phải rà soát, đánh giá về điều kiện tổ chức tại cơ sở. Tuy nhiên, nhất thiết phải có ngân sách đầu tư trang thiết bị điện tử, kỹ thuật và công nghệ cho hệ thống toà án các cấp, các điểm cầu.

Bà Yến đề nghị các cơ quan cân nhắc có điều khoản quy định về nội dung ngân sách tổ chức thực hiện để toà án nhân dân các cấp và các cơ quan tố tụng khi triển khai Nghị quyết. Bên cạnh đó, khi tổ chức phiên toà trực tuyến phải quán triệt tuân thủ nguyên tắc không làm phát sinh thêm thủ tục tố tụng mới.

Đại biểu Lê Tất Hiếu (Vĩnh Phúc) lưu ý, với những vụ việc phức tạp, bị cáo không nhận tội, vụ án có nhiều đồng phạm tham gia… vẫn cần xét xử trực tiếp. Xét xử trực tuyến chỉ áp dụng xét xử sơ thẩm, phúc thẩm các vụ việc dân sự, hành chính có tính chất, tình tiết đơn giản.

Cũng theo ông, đây là vấn đề mới, pháp luật hiện hành chưa quy định nên cần có sự chuẩn bị chu đáo, có quy định chi tiết để tập huấn, hướng dẫn cho các cơ quan tiến hành và tham gia tố tụng.

Phạm Đông - Trần Vương
TIN LIÊN QUAN

Phòng chống tham nhũng: Còn tình trạng "lót tay, sân sau, lợi ích nhóm"

VƯƠNG TRẦN - PHẠM ĐÔNG |

Thảo luận về phòng, chống tham nhũng, đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thuỷ bày tỏ băn khoăn khi một số vấn đề đã được nêu lên từ năm trước nhưng đến nay chưa được giải quyết hay có sự chuyển biến rõ rệt như: Tình trạng “lót tay” để được giải quyết công việc, nguy cơ “lợi ích nhóm”, “sân sau” tập trung vào một số lĩnh vực.

Bắc Giang sắp tổ chức một số phiên toà trực tuyến xét xử vụ án hình sự

Phạm Đông - Trần Vương |

Đại biểu Quốc hội Đỗ Thị Việt Hà (Bắc Giang) cho biết vừa qua, tỉnh Bắc Giang đã tổ chức thành công phiên toà trực tuyến đầu tiên và chuẩn bị mở thêm một số phiên toà xét xử vụ án hình sự theo hình thức trực tuyến.

Chuyển đổi vị trí công tác 27.316 lượt cán bộ nhằm phòng ngừa tham nhũng

VƯƠNG TRẦN - PHẠM ĐÔNG |

Các cấp, các ngành đã tiến hành chuyển đổi vị trí công tác nhằm phòng ngừa tham nhũng của 27.316 lượt cán bộ, công chức, viên chức (tăng 52,5% so với cùng kỳ năm 2020).

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phòng chống tham nhũng: Còn tình trạng "lót tay, sân sau, lợi ích nhóm"

VƯƠNG TRẦN - PHẠM ĐÔNG |

Thảo luận về phòng, chống tham nhũng, đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thuỷ bày tỏ băn khoăn khi một số vấn đề đã được nêu lên từ năm trước nhưng đến nay chưa được giải quyết hay có sự chuyển biến rõ rệt như: Tình trạng “lót tay” để được giải quyết công việc, nguy cơ “lợi ích nhóm”, “sân sau” tập trung vào một số lĩnh vực.

Bắc Giang sắp tổ chức một số phiên toà trực tuyến xét xử vụ án hình sự

Phạm Đông - Trần Vương |

Đại biểu Quốc hội Đỗ Thị Việt Hà (Bắc Giang) cho biết vừa qua, tỉnh Bắc Giang đã tổ chức thành công phiên toà trực tuyến đầu tiên và chuẩn bị mở thêm một số phiên toà xét xử vụ án hình sự theo hình thức trực tuyến.

Chuyển đổi vị trí công tác 27.316 lượt cán bộ nhằm phòng ngừa tham nhũng

VƯƠNG TRẦN - PHẠM ĐÔNG |

Các cấp, các ngành đã tiến hành chuyển đổi vị trí công tác nhằm phòng ngừa tham nhũng của 27.316 lượt cán bộ, công chức, viên chức (tăng 52,5% so với cùng kỳ năm 2020).