Đại biểu đề nghị rà soát kỹ gói hỗ trợ, phát triển nhà ở công nhân

Phạm Đông - Vương Trần |

Các đại biểu Quốc hội đề nghị cần có thêm những giải pháp giữ chân người lao động, mở rộng đối tượng hỗ trợ và đầu tư phát triển nhà ở cho công nhân.

Chiều 4.1, tiếp tục kỳ họp bất thường thứ nhất, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Tại Tổ số 3, đại biểu Nguyễn Thị Thuỷ (Đoàn Bắc Kạn) cho biết, đối với giải pháp hỗ trợ người lao động đặt ra 2 mục đích. Mục đích thứ nhất là mời gọi người lao động quay trở lại làm việc, mục đích thứ hai là giữ chân người lao động. Mục đích thứ nhất đã được nêu rõ trong dự thảo Nghị quyết như hỗ trợ theo tháng, mỗi tháng hỗ trợ 1 triệu, 3 tháng là 3 triệu. Còn với những người đã quay lại làm việc sẽ được hỗ trợ 500.000 đồng/người/tháng.

Tuy nhiên, theo bà Thuỷ, mục đích thứ hai để giữ chân người lao động làm việc lâu dài ở doanh nghiệp tại địa phương chưa rõ và chưa đủ mạnh. Vừa qua khi thị trường lao động bị đứt gãy khiến người lao động gặp rất nhiều khó khăn, vất vả.

Bởi theo bà Thuỷ, đợt bùng phát dịch thứ tư đã khiến 1,3 triệu lao động phải dịch chuyển về quê khiến mọi người không khỏi xót xa. Trong các báo cáo của Quốc hội cho rằng, đây là việc đại sự nên không thể để một mình doanh nghiệp, một mình địa phương lo mà phải có Nhà nước chung tay. Do đó, hiện các giải pháp này chưa rõ, chưa đủ mạnh để giữ chân người lao động lâu dài.  

Hiện tại dự thảo Nghị quyết đang đề xuất khoảng 6.600 tỉ đồng để hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động. Tuy nhiên, đối tượng thụ hưởng chỉ bao gồm những người có quan hệ lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất. Trong khi đó, đợt dịch vừa qua đã cho thấy những người lao động ở những khu vực phi chính thức, lao động tự do đã bị ảnh hưởng nặng nề.

Từ những phân tích trên, bà Thuỷ đề nghị những vấn đề liên quan đến người lao động như xét nghiệm, tư vấn, hỗ trợ nghề nghiệp cần được làm rõ hơn trong đề án. Đồng thời, có chính sách hỗ trợ người lao động tự do, lao động phi chính thức.

Quốc hội thảo luận tổ về dự thảo Nghị quyết phục hồi và phát triển kinh tê-xã hội.
Quốc hội thảo luận tổ về dự thảo Nghị quyết phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Tại Tổ số 10, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) cho rằng, chương trình cần tập trung, tránh dàn trải và chỉ đầu tư cho những lĩnh vực chịu tác động của đại dịch COVID-19. Đại biểu cho rằng, gói hỗ trợ chỉ dùng vào việc hỗ trợ chống đứt gãy, đảm bảo phát triển kinh tế, nhưng phải tránh nguy cơ như trước đây và đặc biệt là việc lợi dụng để trục lợi.

Ngoài các chính sách đã, đang triển khai, lần này có thêm một số chính sách về hoãn, giãn nộp thuế và con số 176.000 tỈ đồng bổ sung thêm là cần thiết, đại biểu đề nghị cần rà soát khâu nào chịu ảnh hưởng của đại dịch để hỗ trợ.

Qua đại dịch nổi lên việc chính sách nhà ở cho công nhân, vì vậy đại biểu cũng đề nghị việc đầu tư phát triển nhà ở cho công nhân cần được quan tâm nhiều hơn, qua đó đảm bảo điều kiện an sinh xã hội.

Theo đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (Đoàn Hà Nội), nên rà lại các gói hỗ trợ cho người dân, có trúng và đúng đối tượng không, đặc biệt đối tượng lao động phi chính thức; hỗ trợ cơ sở giáo dục mầm non… Về đầu tư y tế dự phòng, đây không phải gói đầu tư xây dựng mới, mà là rà soát đầu tư cho y tế cơ sở, cần tập trung cho các khu vực cần phòng chống dịch bệnh cấp bách.

Trong đó, mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội và đời sống của người dân, người lao động, nhất là người nghèo, người yếu thế, đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, góp phần giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội là quan trọng nhất.

Cùng thảo luận tại tổ, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, nhìn vào dự thảo Nghị quyết đang hướng vào các phục hồi của đầu tư công.

Theo ông Dung, đến thời điểm hiện tại, 2 gói chính sách hỗ trợ lao động, người sử dụng lao động gồm Nghị quyết 68 và Nghị quyết 116 đã hỗ trợ 71.000 tỉ đồng; số lượng người lao động, người sử dụng lao động được thụ hưởng là 42 triệu lượt người.

Trong đó, riêng Nghị quyết 68 kết cấu khoảng 26.000 tỉ đồng thì đến nay đã lên đến 31.000 tỉ đồng, vượt định mức; còn Nghị quyết 116 về hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động có quy mô 38.000 tỉ đồng thì đã hoàn thành trên 37.900 tỉ. Số còn lại sẽ được giải ngân hết trong tuần tới.

Phạm Đông - Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Giải quyết nhà ở cho công nhân, người nghèo… là một trụ cột an sinh xã hội

Vương Trần |

Phó Thủ tướng Lê Văn Văn Thành nhấn mạnh, coi việc giải quyết nhu cầu về nhà ở cho nhân dân, trước hết là nhà ở cho người có công, người nghèo, công nhân trong các khu công nghiệp - cụm công nghiệp là một trụ cột của chính sách an sinh xã hội.

Chủ tịch Quốc hội lưu ý Hải Phòng xây dựng đề án nhà ở công nhân

Mai Dung |

Hải Phòng - Sáng 17.11, ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội cùng các ông Nguyễn Hồng Diên, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương; Trần Lưu Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Hải Phòng đã tiếp xúc cử tri quận Hải An báo cáo kết quả Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội khóa XV.

Đề xuất gói hỗ trợ vài chục nghìn tỉ để xây dựng nhà ở cho công nhân

Đặng Chung |

Theo Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, Bộ đã đề xuất trong chương trình phục hồi có một gói hỗ trợ vài chục nghìn tỉ đồng, để xây dựng nhà ở cho công nhân.

Trung Quốc cấp lại visa du lịch từ 15.3

Thúy Ngọc |

Trung Quốc sẽ đón khách quốc tế trở lại sau ba năm kể từ khi COVID-19 bùng phát, bằng cách cấp lại tất cả các loại visa từ 15.3, trong đó có visa du lịch.

Sở GDĐT Hà Nội chỉ đạo khẩn cảnh báo bẫy lừa đảo "con đang cấp cứu"

Vân Trang |

Chiều 14.3, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội ra văn bản yêu cầu các đơn vị thuộc Sở cảnh giác với thủ đoạn sử dụng mạng viễn thông để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Người dân vẫn phải xuất trình giấy xác nhận cư trú, UBND TPHCM chỉ đạo khẩn

MINH QUÂN |

UBND TPHCM chỉ đạo chấm dứt tình trạng yêu cầu người dân xuất trình giấy xác nhận thông tin về cư trú khi tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính; xử lý nghiêm cán bộ, công chức, viên chức vi phạm.

Thanh, kiểm tra toàn diện các dự án ở Quảng Nam của ông Nguyễn Viết Dũng

Trà Ban |

Nguồn tin riêng của Báo Lao Động ngày 14.3 cho biết, các dự án triển khai trên địa bàn tỉnh Quảng Nam của ông Nguyễn Viết Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Đất Quảng - golfer đánh nữ nhân viên phục vụ tại sân golf BRG Đà Nẵng hôm 6.12.2022 - đang bị thanh tra, kiểm tra toàn diện...

Vụ án Đông Á: Vay 1680 tỉ nhưng không công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm

Anh Tú - Phương Ngân |

TPHCM - Khai tại toà, cả hai bị cáo Trần Phương Bình và Phùng Ngọc Khánh đều thừa nhận thời điểm làm thủ tục vay tiền của Ngân hàng Đông Á thì Công ty M&C có dùng 18 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đứng tên Công ty M&C) để làm tài sản thế chấp cho khoản vay của nhóm 5 công ty (1.680 tỉ đồng). Tuy nhiên, hai bên chỉ ký hợp đồng thế chấp, sau đó không thực hiện công chứng và cũng chưa đăng ký giao dịch bảo đảm.

Giải quyết nhà ở cho công nhân, người nghèo… là một trụ cột an sinh xã hội

Vương Trần |

Phó Thủ tướng Lê Văn Văn Thành nhấn mạnh, coi việc giải quyết nhu cầu về nhà ở cho nhân dân, trước hết là nhà ở cho người có công, người nghèo, công nhân trong các khu công nghiệp - cụm công nghiệp là một trụ cột của chính sách an sinh xã hội.

Chủ tịch Quốc hội lưu ý Hải Phòng xây dựng đề án nhà ở công nhân

Mai Dung |

Hải Phòng - Sáng 17.11, ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội cùng các ông Nguyễn Hồng Diên, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương; Trần Lưu Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Hải Phòng đã tiếp xúc cử tri quận Hải An báo cáo kết quả Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội khóa XV.

Đề xuất gói hỗ trợ vài chục nghìn tỉ để xây dựng nhà ở cho công nhân

Đặng Chung |

Theo Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, Bộ đã đề xuất trong chương trình phục hồi có một gói hỗ trợ vài chục nghìn tỉ đồng, để xây dựng nhà ở cho công nhân.