Đại biểu dẫn vụ ly hôn của “vua cafe” Trung Nguyên ra nghị trường Quốc hội

Đặng Chung |

Dẫn chứng vụ ly hôn nhiều ồn ào của vợ chồng chủ cafe Trung Nguyên, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thủy (đoàn Bắc Kạn) cho rằng, việc ban hành Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án là cần thiết.

Nhiều nước đã áp dụng phương thức hòa giải tại tòa án

Sáng 26.11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án. Các đại biểu Quốc hội tán thành về sự cần thiết ban hành Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án và cho rằng, việc thiết lập cơ chế hòa giải sẽ góp phần hạn chế các vụ, việc phải đưa ra xét xử, tiết kiệm kinh phí cho Nhà nước.

Góp ý tại hội trường về dự thảo luật, đại biểu Nguyễn Thị Thủy (đoàn Bắc Kạn) nêu 5 lý do bà tán thành phương thức hòa giải, đối thoại tại tòa án.

“Thứ nhất, hòa giải được tiến hành trong môi trường riêng chỉ có sự tham gia của các bên liên quan, giúp các bên yên tâm, tin tưởng ngồi lại với nhau để giải quyết tranh chấp bất đồng, nói hết uẩn khúc, nguyên nhân sâu xa dẫn đến mâu thuẫn. Những ưu việt này không phải lúc nào cũng có trong các phiên tòa công khai, nhất là trong các vụ án ly hôn, kinh doanh thương mại.

Chúng ta thấy rõ điều này khi theo dõi phiên tòa xét xử ly hôn của vợ chồng vua cà phê Trung Nguyên. Mọi mâu thuẫn trong hôn nhân, các tình tiết cụ thể của vụ án được báo chí đưa tin hàng ngày. Có thể đây là điều những người trong cuộc không mong muốn.

Thứ hai, nếu các bên đồng ý, hòa giải viên có thể mời cả những người có uy tín trong dòng họ, bạn bè các bên tham gia hòa giải, phân tích phải trái, giúp các bên suy nghĩ thấu đáo trước khi quyết định. Kết quả nhiều vụ việc cho thấy, sau khi hòa giải, các bên đã từ bỏ ý định ly hôn, quay lại đoàn tụ.

Trong khi đó, với phương thức xét xử của tòa án, việc mời những người như trên tham gia phiên tòa là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng vì tòa án chỉ được phép mời những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án.

Thứ ba, chi phí cho việc xét xử vụ án dân sự hành chính hiện nay là rất tốn kém. Để mở phiên tòa sơ thẩm ít nhất phải có 5 cán bộ tư pháp tham gia. Còn đối với công tác thi hành án, tình trạng tồn đọng án dân sự hành chính không được thi hành rất lớn…

Thứ tư, kết quả thí điểm hòa giải thời gian qua cho thấy, đây là thiết chế hiệu quả tiết kiệm cho cả người dân, Nhà nước, tỉ lệ hòa giải thành công đạt 78%.

Về việc thu phí hòa giải, trong thời gian thí điểm chưa thu mà do địa phương hỗ trợ. Theo tính toán sơ bộ, chi phí cho phiên tòa sơ thẩm là 5,5 triệu đồng, trong khi đó chi cho hòa giải chỉ là 1,2 triệu đồng.

Thứ năm, trên thế giới, nhiều nước đã áp dụng phương thức hòa giải tại tòa án.

Đối với các tranh chấp dân sự, công lý không đơn giản chỉ là ai thắng hay thua mà điều quan trọng là nhà nước phải tổ chức các thiết chế cho người dân hòa giải được với nhau. Từ trước đến nay, tâm lý người Việt Nam là “vô phúc đáo tụng đình”, không đừng được mới phải đưa nhau ra tòa xét xử" - đại biểu Thủy nhấn mạnh.

Đại biểu tán thành quan điểm không thu phí hòa giải

Vấn đề có thu phí hòa giải hay không được nhiều đại biểu quan tâm thảo luận. Theo Tờ trình, Tòa án Nhân dân Tối cao đề nghị Nhà nước bảo đảm kinh phí cho công tác này.

 
Đại biểu Bùi Huyền Mai (đoàn Hà Nội).

Đại biểu Bùi Huyền Mai (đoàn Hà Nội) tán thành quan điểm Nhà nước không thu lệ phí. Bởi, điều này thể hiện bản chất ưu việt của chế độ, góp phần khuyến khích các bên lựa chọn phương thức này. Bên cạnh đó, thực tế cho thấy, việc áp dụng phương thức hòa giải đã giảm 80% chi phí so với xét xử sơ thẩm.

Một số đại biểu khác thì góp ý nên cân nhắc quy định yêu cầu lực lượng hòa giải viên phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải. Lý do là chúng ta đang cần thu hút người có kinh nghiệm, người có uy tín trong cộng đồng tham gia công tác hòa giải. Vì thế nên đặt vấn đề là bồi dưỡng nghiệp vụ cho người có năng lực làm hòa giải viên chứ không nên quy định, yêu cầu phải có chứng chỉ bồi dưỡng mới được làm hòa giải viên.

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Thời điểm áp dụng, đối tượng chịu tác động của việc "bỏ viên chức suốt đời"

Đặng Chung |

Khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức có hiệu lực - kể từ 1.7.2020, sẽ thực hiện chế độ hợp đồng có thời hạn đối với viên chức. Điều này đồng nghĩa với việc không còn “viên chức suốt đời”, trừ những người làm việc ở vùng có điều kiện khó khăn.

Chính thức bỏ "viên chức suốt đời"

Đặng Chung |

Với 88.20% số đại biểu tán thành, Quốc hội chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức. Một trong những điểm mới của luật này là sẽ thực hiện bỏ "viên chức suốt đời" để thực hiện chế độ hợp đồng có thời hạn đối với viên chức.

Hé lộ tình tiết mới vụ ly hôn nghìn tỉ Trung Nguyên; Ngân hàng hạ lãi suất

Hương Nguyễn |

Vụ ly hôn Trung Nguyên: Nhân viên ông Vũ tố bà Thảo, bà Thảo tố Thẩm phán; Triệt phá đường dây tín dụng đen với lãi suất hơn 5.000%/năm; Ngân hàng nhà nước hạ trần lãi suất tiền gửi các kỳ hạn dưới 6 tháng... là những tin tức kinh tế nóng nhất 24h qua.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Thời điểm áp dụng, đối tượng chịu tác động của việc "bỏ viên chức suốt đời"

Đặng Chung |

Khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức có hiệu lực - kể từ 1.7.2020, sẽ thực hiện chế độ hợp đồng có thời hạn đối với viên chức. Điều này đồng nghĩa với việc không còn “viên chức suốt đời”, trừ những người làm việc ở vùng có điều kiện khó khăn.

Chính thức bỏ "viên chức suốt đời"

Đặng Chung |

Với 88.20% số đại biểu tán thành, Quốc hội chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức. Một trong những điểm mới của luật này là sẽ thực hiện bỏ "viên chức suốt đời" để thực hiện chế độ hợp đồng có thời hạn đối với viên chức.

Hé lộ tình tiết mới vụ ly hôn nghìn tỉ Trung Nguyên; Ngân hàng hạ lãi suất

Hương Nguyễn |

Vụ ly hôn Trung Nguyên: Nhân viên ông Vũ tố bà Thảo, bà Thảo tố Thẩm phán; Triệt phá đường dây tín dụng đen với lãi suất hơn 5.000%/năm; Ngân hàng nhà nước hạ trần lãi suất tiền gửi các kỳ hạn dưới 6 tháng... là những tin tức kinh tế nóng nhất 24h qua.