Đặc thù cho địa phương - lợi ích phải hướng đến người dân

Minh Bằng |

Trọng tâm của ngày làm việc thứ 3 Kỳ họp thứ 2 Quốc hội XV là tập trung bàn về cơ chế đặc thù cho 4 địa phương Hải Phòng, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, Thanh Hoá.

Việc tạo cơ chế đặc thù này là nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII “ưu tiên cho liên kết và phát triển vùng, ưu tiên tăng trưởng vùng kinh tế trọng điểm”. Cụ thể là tạo ra những điều kiện rõ ràng hơn để địa phương bứt phá nhanh, giúp các địa phương đóng góp nhiều hơn ngân sách và là đầu tàu lôi kéo các tỉnh xung quanh.

Một trong những vấn đề lớn nhất mà các địa phương này muốn áp dụng là muốn nâng mức dư nợ vay để có thêm nguồn vốn phát triển. Theo Luật Ngân sách (Khoản 6 Điều 7): Mức dư nợ vay của ngân sách địa phương được quy định: Đối với Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh không vượt quá 60% số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp.

Đối với các địa phương có số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp lớn hơn chi thường xuyên của ngân sách địa phương không vượt quá 30% số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp.

Đối với các địa phương có số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp nhỏ hơn hoặc bằng chi thường xuyên của ngân sách địa phương không vượt quá 20% số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp.

Luật quy định như vậy nhưng trên thực tế đã có 5 thành phố trực thuộc Trung ương đã và đang được Quốc hội đồng ý cho áp dụng cơ chế đặc thù theo hướng tăng mức dư nợ vay.

Cụ thể: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội không quá 90% (tăng 30% so với luật), thành phố Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ không quá 40% (tăng 10% so với luật). Các địa phương xin cơ chế lần này đều cho rằng nếu không có cơ chế đặc thù sẽ gặp khó khăn trong đầu tư. Việc tạo ra những cơ chế đặc thù là cần thiết để những địa phương có tiềm năng thêm được nguồn vốn, phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người lao động đồng thời cũng thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị phát triển kinh tế - xã hội từng địa phương.

Ở góc độ khác, nhiều đại biểu Quốc hội còn tỏ ra băn khoăn đó là tình trạng ở một số địa phương sau khi có “cơ chế đặc thù” thì chuyển thành “đặc thù đóng phí”.

Đó là câu chuyện sau khi có cơ chế đặc thù thì các địa phương đồng loạt tăng phí. Từ phí chợ đầu mối, phí cao tốc, phí sử dụng tạm lòng đường, vỉa hè tăng 4-5 lần… Nghĩa là người dân chưa kịp hưởng thụ thành quả từ “cơ chế đặc thù” đã phải “oằn lưng” cũng thêm một số loại phí, thuế.

Hôm qua, khi bàn về cơ chế đặc thù của Hải Phòng, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, Thanh Hoá, đại biểu Vũ Tiến Lộc - Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội - cũng nhắc lại câu chuyện này và cho rằng trong bối cảnh hiện nay, nếu tăng các loại phí lên là không nên.

“Ít nhất trong 2 năm phục hồi kinh tế, không nên đẻ ra loại phí nào, để tiếp tục đè gánh nặng chi phí lên người dân và doanh nghiệp. Trong giai đoạn này phải giãn, khoan sức dân. Chúng ta đẻ ra một số thí điểm rồi tăng thu, tăng thêm chi phí cho người dân và doanh nghiệp là không nên”- ông Lộc nói.

Đầu tàu kinh tế cần động lực, cần tiền để cất cánh, điều đó đúng. Nhưng nếu thẩm quyền thuế phí mang tính đặc thù không được tính đếm kỹ lưỡng nó thực sự sẽ trở thành một gánh nặng và khi ấy, rất khó để nói người hưởng lợi từ những thành quả tăng trưởng lại là những người chịu thuế phí gấp mấy lần một người dân bình thường khác.

Dù đặc thù cho địa phương thì mục đích và lợi ích phải hướng đến người dân.

Minh Bằng
TIN LIÊN QUAN

Có cơ chế đặc thù để 4 tỉnh, thành trở thành cực tăng trưởng kinh tế

Phạm Đông - Trần Vương |

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, khi có cơ chế, chính sách đặc thù sẽ giúp Hải Phòng, Thanh Hoá, Nghệ An, Thừa Thiên Huế trở thành động lực tăng trưởng của khu vực và cả nước. Trên cơ sở kết quả thí điểm sẽ tổng kết, đánh giá và nhân rộng trên toàn quốc.

Xin cơ chế đặc thù nhưng đừng tăng thu, “đẻ” thêm các loại phí

Bích Hà |

Đồng tình với việc ban hành nghị quyết về cơ chế đặc thù cho một số tỉnh thành để giúp cải cách thủ tục hành chính, nhưng các đại biểu Quốc hội cho rằng không nên thêm một số loại phí trong bối cảnh người dân và doanh nghiệp đang gặp khó khăn như hiện nay.

Sẽ có cơ chế đặc thù để kêu gọi đầu tư cảng biển

Minh Hạnh |

Tại hội nghị trực tuyến công bố về quy hoạch tổng thể phát triển cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, chiều 7.10, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết các địa phương cần phối hợp với Bộ để mời gọi các nhà đầu tư rót vốn xây dựng các cảng biển, giúp tạo ra đột phá về kinh tế xã hội.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Có cơ chế đặc thù để 4 tỉnh, thành trở thành cực tăng trưởng kinh tế

Phạm Đông - Trần Vương |

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, khi có cơ chế, chính sách đặc thù sẽ giúp Hải Phòng, Thanh Hoá, Nghệ An, Thừa Thiên Huế trở thành động lực tăng trưởng của khu vực và cả nước. Trên cơ sở kết quả thí điểm sẽ tổng kết, đánh giá và nhân rộng trên toàn quốc.

Xin cơ chế đặc thù nhưng đừng tăng thu, “đẻ” thêm các loại phí

Bích Hà |

Đồng tình với việc ban hành nghị quyết về cơ chế đặc thù cho một số tỉnh thành để giúp cải cách thủ tục hành chính, nhưng các đại biểu Quốc hội cho rằng không nên thêm một số loại phí trong bối cảnh người dân và doanh nghiệp đang gặp khó khăn như hiện nay.

Sẽ có cơ chế đặc thù để kêu gọi đầu tư cảng biển

Minh Hạnh |

Tại hội nghị trực tuyến công bố về quy hoạch tổng thể phát triển cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, chiều 7.10, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết các địa phương cần phối hợp với Bộ để mời gọi các nhà đầu tư rót vốn xây dựng các cảng biển, giúp tạo ra đột phá về kinh tế xã hội.