Cựu sinh viên Đại học Bách khoa hiến kế giải quyết “nghịch lý 30 điểm vẫn trượt đại học” gây xôn xao

Đặng Chung |

Kỳ thi tuyển sinh 2017 sẽ trọn vẹn hơn nếu không xảy ra việc hàng loạt thí sinh có điểm cao ở khu vực 3 (thành phố) trượt trong tức tưởi. Và một cựu sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội đã đưa ra các giải pháp trong việc điều chỉnh cộng điểm ưu tiên khu vực để tránh nghịch lý 30 điểm vẫn trượt đại học.

Đổi mới giáo dục đã đúng hướng, nhưng những gì bất cập thì nên điều chỉnh đề những kỳ thi sau trọn vẹn hơn. Nhất là việc cộng điểm ưu tiên khu vực, tưởng công bằng nhưng lại bất công.

Cộng điểm ưu tiên mới “giải quyết phần ngọn”

Cộng điểm ưu tiên khu vực là cần thiết, vì giữa 2 học sinh bằng điểm nhau, học sinh ở vùng khó khăn sẽ cần được đánh giá cao hơn. Đây là chính sách thể hiện sự nhân văn, nhằm đảm bảo công bằng với các thí sinh sống ở những khu vực khác nhau, khi đất nước vẫn còn sự chênh lệch về điều kiện kinh tế, mức sống, văn hóa. Nhưng với việc đổi mới kỳ thi theo hướng 2 trong 1 để chuyện thi cử trở nên nhẹ nhàng hơn, thì việc áp dụng cách cộng điểm ưu tiên cũ cho một kỳ thi mới là không phù hợp.

Thứ nhất, với đề thi 2 trong 1 năm nay, có đến 70% câu hỏi vừa sức, 30% còn lại của bài thi nhằm phân loại thí sinh. Và cuộc chạy đua giành suất vào đại học nằm ở 30% câu hỏi cuối này, cũng nhằm mục đích đảm bảo chất lượng đầu vào đại học. Nhưng với những chính sách ưu tiên khu vực hiện nay, thí sinh ở khu vực 1 được Bộ GDĐT tặng 1,5 điểm. Cuộc cạnh tranh còn gì ý nghĩa, khi các thí sinh ở thành phố biết chắc sẽ thua, còn những thí sinh được cộng điểm ưu tiên thì chắc suất vào đại học.

Tưởng công bằng, nhưng thực ra lại chưa công bằng. Việc này cũng làm các trường đại học bối rối trong việc tuyển sinh, lo lắng chất lượng đầu vào và “tiếc” cho những thí sinh điểm cao thật, nhưng thua vì không có điểm ưu tiên khu vực. Đặc biệt, trong trường hợp điểm thi đang “lạm phát” như hiện nay, việc cộng điểm làm mất tính phân loại của kỳ thi.

Thứ hai, mức chênh lệch điểm ưu tiên giữa các vùng đang là 0,5 điểm, với những năm trước, khi đề thi tự luận, mức chênh lệch này chấp nhận được. Nhưng năm nay phần lớn các môn thi trắc nghiệm, 0,25 đã quyết định đỗ - trượt, giờ khu vực 1 (KV1) và KV3 (các quận nội thành của thành phố trực thuộc trung ương) chênh nhau 1,5 điểm cộng, là một vấn đề lớn. Hơn nữa, khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng dần thu hẹp lại, việc tiếp cận giáo dục không còn là vấn đề lớn nếu so sánh với thời điểm mười năm trước. Vậy mà cơ chế cộng điểm vẫn giữ nguyên. Như vậy bất lợi cho các thí sinh ở khu vực 3.

Thứ ba, việc cộng điểm hiện nay chỉ giải quyết phần ngọn, không giải quyết được phần gốc trong việc thu hẹp khoảng cách giữa các dân tộc và các vùng. Để học sinh ở nông thôn, miền núi thực sự được tiếp cận với bình đẳng trong giáo dục, cần có chính sách hỗ trợ về học bổng và học phí, để các em yên tâm học tập trong dài hạn, chứ không chỉ quan tâm đến mỗi điểm đầu vào, một bước đi ngắn hạn.

Điều chỉnh thế nào để đảm bảo công bằng?

Chủ trương đúng, nhưng đến một lúc thấy nó không còn phù hợp với hiện tại thì cũng nên điều chỉnh. Và cũng cần điều chỉnh để không lặp lại câu chuyện bi-hài như năm nay: Thí sinh 29-30 điểm “tức tưởi” vì không vào được trường, ngành mình yêu thích.

Để các thí sinh ở KV1 không thấy bị thiệt thòi, thí sinh ở KV3 không bị dập tắt mọi cơ hội dù đã cố gắng tối đa, Nguyễn Minh Tú - cựu sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội (từng đỗ khoa Tự động hóa với điểm số 28,5/30 khối A, năm 2005) - đưa ra các giải pháp trong việc điều chỉnh cộng điểm ưu tiên khu vực.

“Tất cả chúng ta đều biết, số lượng học sinh được 5 điểm sẽ nhiều hơn số lượng điểm 9. Nghĩa là 1 điểm tăng ở mức 5 sẽ dễ hơn rất nhiều 1 điểm tăng ở mức 9. Hay những bạn được cộng nhiều điểm ở mức 27 điểm 3 môn sẽ được lợi hơn rất nhiều so với bạn không được cộng điểm nào. Bộ GDĐT cho rằng, chính sách cộng điểm ưu tiên để đảm bảo công bằng, nếu công bằng thật tại sao lại có những tranh cãi. Tôi nghĩ từ năm sau, Bộ nên áp dụng việc cộng điểm ưu tiên theo mức điểm thật của thí sinh thay vì bình quân cho từng vùng như hiện nay” - Minh Tú chia sẻ.

Và đây là cách Minh Tú đưa ra để kỳ thi năm sau đảm bảo công bằng, trước hết ở việc điều chỉnh việc cộng điểm ưu tiên khu vực:

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Nghịch lý thí sinh thành phố về tỉnh lẻ học do thiếu điểm cộng ưu tiên

Đặng Chung - Huyên Nguyễn |

Có thể thấy hiện đang có một làn sóng “di cư”: Học sinh Hà Nội về Thái Bình, Hải Phòng học y, còn học sinh Thái Bình, Hải Phòng về Hà Nội học y. Với mức điểm cao kỉ lục, cùng dày đặc các tiêu chí phụ, nhiều thí sinh đạt 29, 30 điểm dường như vẫn chưa thể tin nổi mình vẫn có thể trượt nguyện vọng mà các em yêu thích. Câu chuyện đang làm nóng dư luận.

Nghịch lý 30 điểm vẫn trượt đại học: Tranh cãi cộng điểm ưu tiên có công bằng?

Bích Hà |

Sau mỗi kỳ thi, luôn có câu chuyện vui-buồn, nhưng chưa năm nào chuyện điểm chuẩn lại gây tranh cãi như kỳ thi năm nay, nhất là việc cộng điểm ưu tiên khu vực. Vì điểm ưu tiên, mà lần đầu tiên có chuyện điểm chuẩn “vượt trần”, thí sinh được 29-30 điểm vẫn cay đắng trượt nguyện vọng 1…

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Nghịch lý thí sinh thành phố về tỉnh lẻ học do thiếu điểm cộng ưu tiên

Đặng Chung - Huyên Nguyễn |

Có thể thấy hiện đang có một làn sóng “di cư”: Học sinh Hà Nội về Thái Bình, Hải Phòng học y, còn học sinh Thái Bình, Hải Phòng về Hà Nội học y. Với mức điểm cao kỉ lục, cùng dày đặc các tiêu chí phụ, nhiều thí sinh đạt 29, 30 điểm dường như vẫn chưa thể tin nổi mình vẫn có thể trượt nguyện vọng mà các em yêu thích. Câu chuyện đang làm nóng dư luận.

Nghịch lý 30 điểm vẫn trượt đại học: Tranh cãi cộng điểm ưu tiên có công bằng?

Bích Hà |

Sau mỗi kỳ thi, luôn có câu chuyện vui-buồn, nhưng chưa năm nào chuyện điểm chuẩn lại gây tranh cãi như kỳ thi năm nay, nhất là việc cộng điểm ưu tiên khu vực. Vì điểm ưu tiên, mà lần đầu tiên có chuyện điểm chuẩn “vượt trần”, thí sinh được 29-30 điểm vẫn cay đắng trượt nguyện vọng 1…