Cuốn sách về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Một công trình có tầm khái quát lý luận và tổng kết thực tiễn sâu sắc

Đại tá, Nhà báo Phùng Kim Lân (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) |

Nội dung cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đang lan tỏa đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Có nhiều cách tiếp cận, góc nhìn khác nhau nhưng đều thống nhất khẳng định cuốn sách là một công trình có tầm khái quát lý luận cao, tổng kết thực tiễn sâu sắc về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. 

Loài người nhất định tiến tới CNXH

Để khẳng định con đường phát triển của lịch sử loài người là khách quan, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt đầu khi CNXH còn là một hệ thống thế giới. Tổng Bí thư chỉ rõ: “Trước đây, khi còn Liên Xô và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa thế giới thì vấn đề đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam dường như không có gì phải bàn, nó mặc nhiên coi như đã được khẳng định”. Nhưng diễn biến tình hình sau đó đã khác. Đúng như tác giả cuốn sách đề cập, sau khi mô hình CNXH ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, cách mạng thế giới lâm vào thoái trào thì “vấn đề đi lên CNXH lại được đặt ra và trở thành tâm điểm thu hút mọi sự bàn thảo, thậm chí tranh luận gay gắt”.

Sau khi phân tích toàn diện và sâu sắc tình hình thế giới từ khi Liên Xô sụp đổ, đặc biệt những luận điệu xuyên tạc chống phá của các thế lực thù địch, những diễn biến tư tưởng trong hàng ngũ cách mạng, tư tưởng hoài nghi về tính đúng đắn, khoa học của CNXH, của chủ nghĩa Mác-Lênin... tác giả cuốn sách đã đặt ra các câu hỏi: “Thực tế có phải như vậy không? Thực tế có phải hiện nay chủ nghĩa tư bản, kể cả những nước tư bản chủ nghĩa già đời vẫn đang phát triển tốt đẹp không? Có phải Việt Nam chúng ta đã chọn con đường đi sai không?”

Với tầm tư duy lý luận sắc bén, chặt chẽ, khúc triết và thuyết phục, tác giả cuốn sách đã trả lời từng câu hỏi nêu ra. Trên cơ sở phân tích những điểm mạnh, mặt hạn chế, những mâu thuẫn nội tại, đặc biệt là các cuộc khủng hoảng của thế giới nói chung và chủ nghĩa tư bản (CNTB) nói riêng, tác giả cuốn sách đã chỉ rõ bản chất bóc lột của CNTB là không thể che đậy và những mâu thuẫn vốn có của nó, cũng như các cuộc khủng hoảng “không thể giải quyết được một cách triệt để trong khuôn khổ của chế độ TBCN”.

Tác giả đặt vấn đề “chỉ đi vào một số khía cạnh về CNXH từ góc nhìn thực tiễn của Việt Nam”. Nhưng thực chất đứng vững trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, từ những phân tích sự vận động, phát triển khách quan của xã hội loài người, những mâu thuẫn nội tại trong lòng chế độ tư bản và tính ưu việt của chế độ XHCN mà loài người đang hướng tới, tác giả cuốn sách khẳng định thời đại ngày nay vẫn là thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH bởi đó là quy luật tiến hóa khách quan của loài người, không thể khác.

Mô hình CNXH ở Việt Nam

Cùng với việc khẳng định CNXH vẫn là mục tiêu hướng tới của loài người, trên nền tảng tư duy lý luận sâu sắc, trọng tâm của cuốn sách là phân tích, lý giải những câu hỏi lớn về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta, Tổng Bí thư một lần nữa khẳng định: Đi lên CNXH là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử. Điều này cũng đã được Đảng ta khẳng định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011).

Bạn đọc dễ thấy những đặc trưng của CNXH ở Việt Nam qua cuốn sách này. Trong bài viết đầu tiên, tác giả đặt ra các câu hỏi về CNXH và lần lượt đưa ra câu trả lời. Bằng cách lập luận chặt chẽ, lý giải logic và văn phong đại chúng, dễ hiểu từng vấn đề lý luận và thực tiễn về mô hình CNXH ở Việt Nam đã được tác giả thể hiện rõ ràng, rành mạch. Tổng Bí thư chỉ rõ những điều chúng ta cần, đó là: Một xã hội mà trong đó “sự phát triển là thực sự vì con người”; “sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội”; “nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn”; “sự phát triển bền vững, hài hòa với thiên nhiên để bảo đảm môi trường sống trong lành cho các thế hệ hiện tại và tương lai”; “một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân”.

Những điều tốt đẹp mà Tổng Bí thư nêu chính là những giá trị đích thực của CNXH, đó là một xã hội: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”.

Nhận thức của Tổng Bí thư thể hiện trong cuốn sách, đồng thời là nhận thức mới của Đảng ta về những đặc trưng của CNXH ở Việt Nam. Mô hình ấy chính là sự sáng tạo riêng có của Đảng Cộng sản Việt Nam. Những nhận thức mới ấy là hoàn toàn đúng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và thực tiễn Việt Nam. Có thể khẳng định, thành tựu phát triển lý luận và tổng kết thực tiễn mới nhất của Đảng ta về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam đã được tác giả đúc kết, thể hiện rõ trong cuốn sách này.

Thắng lợi chỉ đến khi trên dưới chung sức, đồng lòng

Không chỉ giúp cho người đọc nhận thức sâu sắc hơn về CNXH, tác giả cuốn sách còn chỉ ra cho cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu con đường chuyển biến từ chế độ TBCN lên CNXH không phải trải thảm đỏ, dải hoa hồng, không phải là một sớm một chiều mà nhiều chông gai, thử thách, quanh co và phức tạp.

Để giành thắng lợi trên con đường xây dựng CNXH, trong cuốn sách, tác giả nhiều lần nhấn mạnh tinh thần đổi mới, sáng tạo; quyết tâm cao; sự chung sức, đồng lòng; giữ nghiêm kỷ cương, phép nước... Dù bài viết về vấn đề gì, phát biểu với ngành nào, lĩnh vực, cơ quan nào, tác giả đều thể hiện rõ tình cảm, trách nhiệm và sự tâm huyết. Các bài viết, bài phát biểu đều đầy ắp thông tin, lôi cuốn, hấp dẫn người đọc. Chính bằng sự tâm huyết ấy mà những bài phát biểu tại các hội nghị của Tổng Bí thư đều nhận được sự hưởng ứng rất cao.

Cùng với nhấn mạnh nhận thức về vị trí, vai trò; bám sát chức năng, nhiệm vụ bao giờ Tổng Bí thư cũng chỉ ra những định hướng, chỉ đạo có tính khái quát, tổng thể, toàn diện, sâu sắc, cả trước mắt và lâu dài, có trọng tâm, trọng điểm và gợi mở những chủ trương, giải pháp, cách làm vừa chung cho nhân dân cả nước, vừa cụ thể cho từng ngành, từng lĩnh vực, từng cơ quan. Cách khái quát của tác giả ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ; không nặng nề, chung chung, dài dòng. Chẳng hạn trong bài phát biểu tại Hội nghị văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư nhiều lần khẳng định vai trò lớn của văn hóa. Mượn lời của tiền nhân, Tổng Bí thư khái quát: “Văn hóa là bản sắc của dân tộc, văn hóa còn thì dân tộc còn, văn hóa mất thì dân tộc mất”. Chỉ bấy nhiêu thôi tác giả đã giúp người đọc hiểu rõ vai trò đặc biệt quan trọng của văn hóa.

Những vấn đề tưởng như khô cứng được tác giả “mềm hóa”, dễ tiếp thu. Chẳng hạn khi bàn về kỷ cương, phép nước trong bài phát biểu tại Hội nghị các cơ quan Nội chính toàn quốc, Tổng Bí thư ví như một gia đình muốn êm ấm, hoà thuận, giàu mạnh, hạnh phúc thì cùng với sự dạy bảo, khuyên nhủ còn phải có khuôn phép, gia phong, nền nếp: “Trên kính dưới nhường”, có tôn ti trật tự, chứ không thể vô lễ, vô phép, “cá mè một lứa”, “thượng hạ bằng đẳng”... Từ chuyện gia đình, Tổng Bí thư liên hệ với một đất nước, một xã hội muốn tốt đẹp thì bên cạnh sự giáo dục, sự khuyên nhủ, càng phải có kỷ cương, phép nước, pháp luật nghiêm minh... không có cái kiểu “nhà kia lối phép con khinh bố, mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng” như cụ Tú Xương từng phê phán.

Cùng với đó trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng, tác giả cuốn sách đặc biệt nhấn mạnh phải có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả, nói đi đôi với làm. Theo Tổng Bí thư chỉ có như vậy thì kết quả mới được nâng lên, năm sau mới cao hơn năm trước, nhiệm kỳ sau mới cao hơn nhiệm kỳ trước. Về giải pháp, cách làm, tác giả nhấn mạnh phải có bài bản, lớp lang, khoa học trên tinh thần thường xuyên đổi mới, sáng tạo, linh hoạt. Để thành công Tổng Bí thư đã chỉ rõ vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng là phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, nhịp nhàng, phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đoàn kết nhất trí, quyết tâm cao của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Có thể nói tư tưởng, tinh thần đoàn kết “Tiền hô hậu ủng”, “Nhất hô bá ứng”, “Trên dưới đồng lòng”, “Dọc ngang thông suốt” luôn được Tổng Bí thư nhấn mạnh trong cuốn sách.

Không kinh viện, giáo điều, “tầm chương trích cú, nhưng cũng không vụn vặt, dễ dãi mà những gì thể hiện trong cuốn sách đều được chắt lọc từ thực tiễn sinh động sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Cuốn sách giúp chúng ta hiểu rõ hơn con đường chúng ta đang đi và đi như thế nào, từ đó thêm vững tin, thêm quyết tâm hành động vì những giá trị cốt lõi của CNXH, vì sự phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Đại tá, Nhà báo Phùng Kim Lân (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam)
TIN LIÊN QUAN

Ra mắt sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam: Khẳng định bản chất khoa học, cách mạng và con đường phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc

ĐẠI TÁ, NHÀ BÁO PHÙNG KIM LÂN (TỔNG CỤC CHÍNH TRỊ QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM) |

Ngày 9.2, Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Lễ mắt ra cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Dự lễ ra mắt sách có Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng; Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa;  Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê Minh Hưng và đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương.

Ra mắt sách của Tổng Bí thư về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Vương Trần |

Hà Nội - Cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” gồm 29 bài viết, bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kể từ khi chuẩn bị xây dựng Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đến nay.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dâng hương tại Hoàng Thành Thăng Long

THEO TTXVN |

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các đại biểu thành kính dâng hương, cẩn cáo trước anh linh các vị liệt tổ, liệt tông về những thành quả xây dựng, phát triển đất nước; cầu mong cho quốc thái dân an.

Tổng Bí thư thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Nội

THEO TTXVN |

Nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 và kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3.2.1930 - 3.2.2022), tối 31.1.2022 (30 Tết), tại Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến thăm và chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô Hà Nội.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Phạm Đông |

Nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, sáng 30.1 (tức 28 tháng Chạp năm Tân Sửu), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà 67, Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Phủ Chủ tịch.

Tạm giữ 2 nghi can liên quan vụ 4 tiếp viên hàng không xách hơn 11 kg ma túy

Anh Tú - Huân Cao |

TPHCM - Ngày  23.3, theo một nguồn tin xác nhận, hiện phía Công an TP Hồ Chí Minh đang tạm giữ 2 nghi can liên quan đến việc 4 nữ tiếp viên mang 11,28 kg ma túy từ Pháp về sân bay Tân Sơn Nhất hôm 16.3.

Việt Nam trả lời về khả năng nâng cấp quan hệ với Mỹ

Thanh Hà |

Tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao Việt Nam chiều 23.3, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng đã trả lời báo giới về khả năng nâng cấp quan hệ của Việt Nam - Mỹ từ đối tác toàn diện lên đối tác chiến lược.

Năng lực an ninh mạng của Việt Nam cải thiện đáng kể trong 5 năm qua

NGUYỄN ĐĂNG |

Báo cáo mới nhất từ ​​công ty an ninh mạng toàn cầu cho thấy những chuyển biến tích cực trong tình hình an ninh mạng của Việt Nam, khi các mối đe dọa trực tuyến lẫn ngoại tuyến đều giảm mạnh.

Ra mắt sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam: Khẳng định bản chất khoa học, cách mạng và con đường phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc

ĐẠI TÁ, NHÀ BÁO PHÙNG KIM LÂN (TỔNG CỤC CHÍNH TRỊ QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM) |

Ngày 9.2, Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Lễ mắt ra cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Dự lễ ra mắt sách có Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng; Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa;  Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê Minh Hưng và đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương.

Ra mắt sách của Tổng Bí thư về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Vương Trần |

Hà Nội - Cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” gồm 29 bài viết, bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kể từ khi chuẩn bị xây dựng Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đến nay.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dâng hương tại Hoàng Thành Thăng Long

THEO TTXVN |

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các đại biểu thành kính dâng hương, cẩn cáo trước anh linh các vị liệt tổ, liệt tông về những thành quả xây dựng, phát triển đất nước; cầu mong cho quốc thái dân an.

Tổng Bí thư thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Nội

THEO TTXVN |

Nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 và kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3.2.1930 - 3.2.2022), tối 31.1.2022 (30 Tết), tại Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến thăm và chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô Hà Nội.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Phạm Đông |

Nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, sáng 30.1 (tức 28 tháng Chạp năm Tân Sửu), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà 67, Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Phủ Chủ tịch.