Công tác chuẩn bị cho Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

NHÓM PV |

Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục được diễn ra tại 3 địa điểm vào sáng nay (26.7).

Trước giờ diễn ra Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng - kiểm tra công tác chuẩn bị của Đội Nghi lễ Quân đội.

Cùng với đó, phía bên ngoài Nhà tang lễ, các đơn vị quân đội triển khai dọc tuyến đường linh xa đi qua.

12h30: Một đoàn binh sĩ (học viên Học viện Hậu cần) được triển khai đứng dọc phố Tràng Tiền để đón đoàn xe chở linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đi qua.

Lực lượng Cảnh sát giao thông có mặt từ sớm để đảm bảo giao thông thông suốt. Ảnh: Tô Thế
Lực lượng Cảnh sát giao thông có mặt từ sớm để đảm bảo giao thông thông suốt. Ảnh: Tô Thế

Theo ghi nhận của PV Lao Động, từ trưa cùng ngày, tại Nhà tang lễ Quốc gia (Hà Nội), song hành cùng Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đang tiếp tục diễn ra, các công tác chuẩn bị cho Lễ truy điệu Tổng Bí thư cũng bắt đầu được tiến hành.

Nhiều người dân chờ dọc theo các tuyến phố Hàn Thuyên, Lê Thánh Tông, Trần Quang Khải... đứng dài cả cây số chờ theo dõi Lễ truy điệu và chờ tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Khu vực này, lực lượng Công an, thanh niên tình nguyện hướng dẫn người dân khu vực được phép di chuyển.

Từ 12 giờ trưa 26.7, tại khu vực nghĩa trang Mai Dịch (Hà Nội) - nơi sẽ diễn ra lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào 15h chiều nay - đã có hàng nghìn người dân xếp hàng chờ đợi. Tại đây, lực lượng an ninh và các đơn vị cũng đang tập trung thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo an ninh tuyệt đối.

12h25: Tại Hà Nội, lực lượng chức năng tiến hành rào chắn các đoạn vỉa hè phía 2 bên đường Nguyễn Chí Thanh và Trần Duy Hưng.

Lực lượng chức năng rào chắn các đoạn vỉa hè phía 2 bên đường Nguyễn Chí Thanh và Trần Duy Hưng. Ảnh: Tùng Giang
Ảnh: Tùng Giang

12h30: Người dân xúc động xem truyền hình trực tiếp lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Nhiều người dân TPHCM đã bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn khi theo dõi lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trên sóng truyền hình.

Gia đình anh Nguyễn Thanh Tùng (TP Thủ Đức) cho biết, xem những hình ảnh về Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gia đình đã không khỏi nghẹn ngào tiếc thương.

“Nghe tin Tổng Bí thư từ trần, không chỉ bố mẹ tôi mà các thành viên trong gia đình đều tiếc thương. Lúc nào cũng chờ xem tin tức về bác. Tôi cũng bật ti vi cho các con xem để các cháu biết hơn và noi gương theo bác" - anh Tùng xúc động nói.

Ông Trần Văn Đoàn cùng ông Đặng Văn Lâm (TP Thủ Đức) chia sẻ, anh cảm thấy vô cùng xúc động, khi chứng kiến lễ tang của Tổng Bí thư. “Nhìn những hình ảnh này, lòng tôi như nghẹn lại. Tôi e rằng đến trực tiếp lễ viếng, tôi sẽ không kìm lòng được” - anh Đoàn (bên phải) chia sẻ.

Hơn 12h, rất đông người dân đã tập trung dọc tuyến phố Tràng Tiền, Hàng Khay (quận Hoàn Kiếm) để chờ tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Tô Thế
Hơn 12h, rất đông người dân đã tập trung dọc tuyến phố Tràng Tiền, Hàng Khay (quận Hoàn Kiếm) để chờ tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Tô Thế
Mới 12h, nhưng chị Hoàng Thị Lệ Hằng, Phó Hiệu trưởng trường mầm non Thanh Nhàn (Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã cùng các thầy cô trong trường có mặt tại ngã tư Tràng Tiền - Hàng Khay để chờ tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. “Đất nước chúng ta mất đi một người cán bộ, đảng viên mẫu mực, kiên trung, đức độ, tài năng. Khi nghe tin chúng tôi rất đau xót. Mong thế hệ trẻ cố gắng học tập, noi theo gương các thế hệ đi trước, tiếp tục phấn đấu xây dựng đất nước ngày càng phát triển, văn minh“, chị Hằng chia sẻ.
Mới 12h, nhưng chị Hoàng Thị Lệ Hằng, Phó Hiệu trưởng trường mầm non Thanh Nhàn (Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã cùng các thầy cô trong trường có mặt tại ngã tư Tràng Tiền - Hàng Khay để chờ tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. “Đất nước chúng ta mất đi một người cán bộ, đảng viên mẫu mực, kiên trung, đức độ, tài năng. Khi nghe tin chúng tôi rất đau xót. Mong thế hệ trẻ cố gắng học tập, noi theo gương các thế hệ đi trước, tiếp tục phấn đấu xây dựng đất nước ngày càng phát triển, văn minh“, chị Hằng chia sẻ. Ảnh: Tô Thế

11h20: Đoàn Công đoàn Viên chức Việt Nam đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Thành phố Hà Nội.

10h45: Dòng người xếp hàng kéo dài ở Hội trường Thống Nhất (TPHCM) viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tuy đông nhưng người dân xếp hàng trật tự chờ vào viếng.

Ông Trần Minh Phúc (sinh năm 1942, quê Hưng Yên) - nguyên là Tiểu đoàn trưởng, Quân đoàn 4 - cùng cháu trai đi từ Bình Dương đến Hội trường Thống Nhất xếp hàng cùng đoàn vào viếng Tổng Bí thư. Ông Phúc cho biết, từ Hưng Yên vào Bình Dương thăm con cháu nên không thể có mặt ở Hà Nội để viếng Tổng Bí thư được.

“Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người cộng sản mẫu mực, tận hiến, kiên trung, hết mình phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Tôi và nhiều người dân kính trọng và vô cùng thương tiếc Tổng Bí thư. Sinh thời, Tổng Bí thư rất gần gũi với người dân. Sự ra đi của Tổng Bí thư khiến chúng tôi cảm giác như mất đi một người thân trong gia đình. Xin được nghiêng mình tiễn biệt, mong Tổng Bí thư yên nghỉ” - ông Phúc nói.

10h30: Tại Nhà tang lễ Quốc gia (Hà Nội), song hành cùng Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đang tiếp tục diễn ra, các công tác chuẩn bị cho Lễ truy điệu Tổng Bí thư cũng bắt đầu được tiến hành.

Dự kiến Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ diễn ra vào 13h chiều nay (26.7).

10h15: Dòng người tiếp tục đổ về Nhà tang lễ Quốc gia viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân tiếp tục đến Nhà tang lễ Quốc gia viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Huy Hùng
Người dân tiếp tục đến Nhà tang lễ Quốc gia viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Thành đoàn Hà Nội
Lực lượng thanh niên tình nguyện nhiệt tình, chu đáo hỗ trợ người dân đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Huy Hùng
Lực lượng thanh niên tình nguyện nhiệt tình, chu đáo hỗ trợ người dân đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Thành đoàn Hà Nội

9h55: Đoàn Công đoàn Công an Nhân dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia. Trong giờ phút đau thương này, những người làm cán bộ Công đoàn, đoàn viên, người lao động cả nước càng thấm thía những lời chỉ dạy sâu sắc và nguyện làm tốt những điều Tổng Bí thư mong muốn để góp phần xây dựng tổ chức Công đoàn Việt Nam vững mạnh, giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh.

9h50: Đoàn Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia.

9h30: Đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà

Để đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, khu vực Nhà văn hóa thôn Lại Đà luôn có lực lượng Công an trực 24/24.

Lực lượng Công an triển khai thực hiện phương án 3 vòng trong công tác đảm bảo an ninh trật tự tại lễ viếng Tổng Bí thư ở quê nhà (huyện Đông Anh), từ vòng ngoài phân luồng giao thông đến vòng kiểm soát các đoàn vào viếng và vòng trong cùng tại khu vực diễn ra lễ viếng.

Người dân khi đến viếng tại Nhà văn hóa thôn Lại Đà cần mang theo thẻ căn cước/CCCD gắn chíp hoặc có app/phần mềm VNeID trên điện thoại để thực hiện quét mã QR khi qua các chốt kiểm soát.

Tại các địa điểm đã được bố trí máy quét mã QR, lực lượng chức năng xác định nhiệm vụ của mình là phải tận tình hướng dẫn nhân dân, các quy trình, thao tác phải rất khoa học, mau chóng, phục vụ nhân dân thuận tiện nhất cũng như đảm bảo các yếu tố an ninh, an toàn.

Các lực lượng tham gia đã thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao để giữ gìn an ninh trật tự và phục vụ tốt nhất cho các đoàn đến viếng và người dân.

Để đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, khu vực Nhà văn hóa thôn Lại Đà luôn có lực lượng công an trực 24/24. Ảnh: Khánh An
Người dân khi đến viếng tại Nhà văn hóa thôn Lại Đà cần mang theo thẻ căn cước/CCCD gắn chíp hoặc phần mềm VNeID trên điện thoại để thực hiện quét mã QR khi qua các chốt kiểm soát. Ảnh: Khánh An
Một người dân ngồi xe lăn vào viếng Tổng Bí thư. Ảnh: Khánh An
Một người dân ngồi xe lăn vào viếng Tổng Bí thư. Ảnh: Khánh An

9h00: Đoàn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vào viếng

Đoàn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Vòng hoa của đoàn mang dòng chữ “Cán bộ, nhân viên - Bệnh viện TWQĐ 108 kính viếng”.

Trong những ngày cuối đời, một căn phòng bệnh rộng gần 20 mét vuông tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 là nơi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa điều trị bệnh, vừa tiếp tục làm việc.

Tổng Bí thư có những khoảng thời gian điều trị tại Khoa Chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108).

Ngay cả khi đang điều trị bệnh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn làm việc hàng ngày trong bệnh viện. Một chiếc bàn làm việc với sách, báo, tài liệu được đặt ngay trong phòng bệnh của Tổng Bí thư.

8h45: Tại Hội trường Thống Nhất (TPHCM), từng đoàn người lặng lẽ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn. Nhiều người cho biết, đã thu xếp công việc tới viếng Tổng Bí thư cho kịp trước lúc làm Lễ truy điệu.

Các đại biểu và nhân dân viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bên trong Hội trường Thống Nhất. Ảnh: Anh Tú
Người dân đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất (TPHCM). Ảnh: Anh Tú
Các đại biểu và nhân dân viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bên trong Hội trường Thống Nhất. Ảnh: Anh Tú
Các đại biểu và nhân dân viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bên trong Hội trường Thống Nhất. Ảnh: Anh Tú

Chị Nguyễn Thị Bình - nhân viên văn phòng tại Quận 3 - đã xin đi làm trễ vài tiếng trong sáng nay để đi viếng Tổng Bí thư. "Khi nhích từng bước chân mới cảm thấy ý nghĩa. Cả hàng nghìn người đang hướng về một hướng, để cùng nhau chia sẻ một cảm xúc đặc biệt, tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng" - chị Bình nói.

Chị Nguyễn Thị Bình (áo đen) nghẹn ngào trong lúc chờ viếng Tổng Bí thư. Ảnh: Anh Tú
Chị Nguyễn Thị Bình (áo đen) nghẹn ngào trong lúc chờ viếng Tổng Bí thư. Ảnh: Anh Tú

8h40: Cô giáo Đặng Thị Phúc tới viếng người học trò cũ

Cô giáo Đặng Thị Phúc - cô giáo dạy lớp 4 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nghẹn ngào đến Nhà tang lễ Quốc gia viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Ở tuổi 92, cô giáo Đặng Thị Phúc ngồi trên chiếc xe lăn, mặc chiếc áo màu đen, tay cầm chiếc khăn liên tục lau nước mắt. Dù đã tuổi cao, nhưng hình ảnh cậu học trò lớp 4 Nguyễn Phú Trọng vẫn in đậm trong tâm trí cô giáo Đặng Thị Phúc.

Cô giáo Đặng Thị Phúc - cô giáo dạy lớp 4 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Cô giáo Đặng Thị Phúc - cô giáo dạy lớp 4 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Những ký ức năm xưa về người học trò đặc biệt Nguyễn Phú Trọng với mái tóc để chéo, nước da trắng, suốt năm học chỉ mặc duy nhất một bộ quần áo nâu với áo bà ba xẻ tà, cổ cao, có hai túi hai bên vẫn còn nguyên vẹn trong tâm trí của cô giáo Phúc.

Lớp có 48 học sinh nhưng cô Phúc ấn tượng đặc biệt với người học trò Nguyễn Phú Trọng vì nhỏ tuổi nhất nhưng học giỏi nhất, chăm chỉ phát biểu xây dựng bài.

Cô giáo Đặng Thị Phúc - cô giáo dạy lớp 4 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Cô giáo Đặng Thị Phúc - cô giáo dạy lớp 4 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

“Nhà trò Trọng nghèo, ăn khoai, ăn sắn, quanh năm đi chân đất, suốt đông cũng như hè, chỉ có duy nhất một bộ quần áo nâu, đến chiếc áo rách để mặc độn bên trong những khi mùa đông giá rét cũng không có” - cô Phúc từng chia sẻ về Tổng Bí thư.

8h30: Các đoàn quốc tế tiếp tục viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia

Trước đó, trong hôm qua (25.7), lãnh đạo nhiều nước trên thế giới, các đoàn ngoại giao tại Hà Nội và nhiều tổ chức quốc tế đã cử đại diện viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.

Đại sứ quán Việt Nam tại nhiều nước trên thế giới cũng mở sổ tang để kiều bào và bạn bè quốc tế đến viếng nhà lãnh đạo cao nhất của Việt Nam.

Đoàn nước Cộng hòa Philippines viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đoàn nước Cộng hòa Philippines viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đoàn Đảng Cộng sản Anh vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đoàn Đảng Cộng sản Anh vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đoàn Malaysia đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Thành phố Hà Nội.
Đoàn Malaysia đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Thành phố Hà Nội.

8h25: Ghi nhận của PV Lao Động, các điểm hướng vào Nhà tang lễ Quốc gia (Hà Nội) không còn cảnh xếp hàng đông đúc. Các lực lượng chức năng nhanh chóng rà soát, điều tiết, sắp xếp người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ sớm.

7h45: Bí thư Tỉnh ủy dẫn đầu các địa phương đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia.

Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Phạm Gia Túc dẫn đầu đoàn vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Phạm Gia Túc dẫn đầu đoàn vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đoàn Ninh Bình do Bí thư Tỉnh ủy Đoàn Minh Huấn làm trưởng đoàn vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đoàn Ninh Bình do Bí thư Tỉnh ủy Đoàn Minh Huấn làm trưởng đoàn vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại các Phái bộ Gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc

Từ các Phái bộ Gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc ở khu vực Abyei, Nam Sudan và Cộng hòa Trung Phi, các lực lượng của Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc đã bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Các đơn vị Việt Nam và tổ công tác tại địa bàn đã treo cờ rủ, lập bàn thờ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để tưởng nhớ và bạn bè quốc tế tới viếng, chia buồn.

Từ Abyei, Đội Công binh Việt Nam đã gửi về những hình ảnh xúc động đầu tiên chuẩn bị Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Sáng 25.7 (giờ địa phương), Đội Công binh Việt Nam tổ chức cho cán bộ, chiến sĩ và các đoàn khách quốc tế đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Đội Công binh chuẩn bị bàn thờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Cục GGHB
Đội Công binh chuẩn bị bàn thờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Cục GGHB
Các đơn vị Việt Nam và tổ công tác tại các khu vực đã treo cờ rủ, lập bàn thờ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Cục GGHB
Các đơn vị Việt Nam và tổ công tác tại các khu vực đã treo cờ rủ, lập bàn thờ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Cục GGHB

Bàn thờ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được các chiến sĩ mũ nồi xanh Việt Nam chuẩn bị với cả tấm lòng và tình cảm kính mến, tiếc thương vô hạn đối với nhà lãnh đạo đã để lại nhiều dấu ấn quan trọng trong cuộc đời và sự nghiệp lãnh đạo của mình. Với lá cờ Tổ quốc kèm dải băng đen, ảnh chân dung Tổng Bí thư và những đồ lễ giản dị được bày biện ngay ngắn, bàn thờ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được các chiến sĩ mũ nồi xanh Việt Nam chuẩn bị chu đáo cho ngày Quốc tang.

7h30: Người dân nghẹn ngào xúc động khi vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia (Hà Nội). Cũng như bao người dân trên mọi miền Tổ quốc Việt Nam, người cựu chiến binh già này hết lòng thương xót, rất muốn có mặt tại ngày đưa tiễn Tổng Bí thư.

7h: Tiếp tục Lễ viếng tại Nhà tang lễ Quốc gia (Hà Nội)

Hàng nghìn người dân đã xếp hàng từ sáng sớm 26.7 đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội), trong đó có nhiều người đã chờ từ tối qua (25.7).

Từ 7h sáng, các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội, các ban, bộ, ngành tiếp tục vào viếng Tổng Bí thư.

Tại TPHCM, hàng trăm người dân sinh sống ở TPHCM và khu vực phía Nam xếp thành nhiều hàng dài bên ngoài Hội trường Thống Nhất chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Trong ngày 25.7, đã có 691 đoàn với 38.127 người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất.

Bà Nguyễn Thị Tuyết (TP Bến Cát, Bình Dương) mang theo bài thơ tự làm về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến viếng. “Bác mất là một niềm tiếc thương vô hạn với người dân. Hôm nay là ngày cuối để tôi có thể đến đây viếng bác. Tuy không phải nhà văn hay nhà thơ, nhưng vì thương kính bác, trong sự tiếc thương này, tôi muốn bày tỏ, muốn nói lên một điều gì đó rồi suy nghĩ làm bài thơ này”.

Bà Nguyễn Thị Tuyết mang theo bài thơ tự làm về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Anh Tú
Bà Nguyễn Thị Tuyết mang theo bài thơ tự làm về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Anh Tú

Ảnh: Anh Tú

Ảnh: Anh Tú

Ảnh: Anh Tú

Ảnh: Anh Tú

5h: Nhiều người dân đã có mặt tại thôn Lại Đà (xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội) để đợi đến giờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư tại quê nhà Đông Anh. Ảnh: Khánh An
Người dân xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư tại quê nhà Đông Anh. Ảnh: Khánh An
Thời điểm 5h sáng, rất đông người dân đã xếp hàng tại Nhà văn hóa thôn Lại Đà. Ảnh: Khánh An
Thời điểm 5h sáng, rất đông người dân đã xếp hàng tại Nhà văn hóa thôn Lại Đà. Ảnh: Khánh An
Bà Đồng Thị Liên (ngoài cùng, bên trái) là một trong những người có mặt sớm nhất để xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư. Ảnh: Khánh An
Bà Đồng Thị Liên (ngoài cùng, bên trái) là một trong những người có mặt sớm nhất để xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư. Ảnh: Khánh An

Từ 7h00 - 13h00 hôm nay (26.7), Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục được cử hành trọng thể tại Nhà Tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội).

Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP Hà Nội.

Trong hôm nay (26.7), các cơ quan, công sở, nơi công cộng tiếp tục thực hiện treo cờ rủ, không tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí công cộng.

Trong ngày đầu tiên tổ chức Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (ngày 25.7), với lòng tiếc thương vô hạn, các đoàn đại biểu của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các bộ, ban, ngành, cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang cùng đông đảo tầng lớp nhân dân Thủ đô và nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước đã tập trung tại khu vực Nhà tang lễ Quốc gia tham dự lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lãnh đạo đã có nhiều công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc.

Các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước sau khi tưởng niệm, thắp hương viếng Tổng Bí thư đã lần lượt đến chia buồn, động viên gia quyến Tổng Bí thư.

Cũng trong ngày 25.7, nhiều đoàn đại biểu quốc tế, các bộ, ban, ngành, các tỉnh, thành phố cả nước viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và chia buồn cùng gia quyến Tổng Bí thư.

Từ 18h ngày 25.7, người dân được tạo điều kiện vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Hàng dài người dân đã xếp hàng tại các địa điểm. Tất cả đều dành cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng những tình cảm chân thành, sâu đậm nhất.

Theo Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, từ 7h đến 19h30 phút ngày 25.7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người), là đại biểu lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các ban, bộ, ngành, đoàn thể, địa phương, đơn vị, các lực lượng vũ trang nhân dân, các đoàn ngoại giao, đại diện các tổ chức và bạn bè quốc tế, đồng bào đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), Hội trường Thống nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP Hà Nội.

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

Dòng người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào buổi tối muộn

NHÓM PV |

Khoảng 21h ngày 25.7, hàng trăm người dân vẫn xếp hàng dài tại thôn Lại Đà (xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội) để vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tình cảm sâu sắc của bạn bè quốc tế với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Vương Trần - Phạm Đông |

Các nhà lãnh đạo, các tổ chức quốc tế đã bày tỏ niềm kính trọng và tiếc thương trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Cụ ông chống gậy, bật khóc khi viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

NHÓM PV |

Nhiều người đã bật khóc, đôi mắt đỏ hoe khi vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm xúc động và tiếc thương vô hạn.

Bất ngờ kết quả xét nghiệm vụ cô gái bị đồn lây nhiễm HIV cho 16 người

Nguyễn Hoàn |

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Nguyên khẳng định không có trường hợp nào bị nhiễm HIV trong vụ cô gái bị đồn lây nhiễm HIV cho 16 người.

Những năm tháng tại Báo Lao Động của nhà cách mạng, liệt sĩ Trần Quốc Thảo

Minh Bằng |

Trong dòng chảy lịch sử của Báo Lao Động, có những cá nhân xuất sắc của cách mạng Việt Nam tham gia xuất bản tờ báo của tổ chức Công đoàn. Trong số đó có nhà cách mạng Trần Quốc Thảo - người đã cống hiến trọn đời cho Đảng, cho tổ quốc và hy sinh anh dũng trong lao tù năm 1957.

Giá vàng tăng vọt trước loạt dữ liệu kinh tế từ Mỹ

Khương Duy (Theo Kitco) |

Giá vàng tăng tới hơn 20 USD/ounce khi các nhà đầu tư tiếp nhận các dấu hiệu lạm phát hạ nhiệt và tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ.

Khởi tố, bắt giam cựu Chủ tịch Cadovimex

Lam Duy |

Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng vừa khởi tố, bắt giam cựu Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Cadovimex.

Cảnh báo nạn trộm cướp xuất hiện tại Olympic Paris 2024

MINH PHONG |

Cảnh báo về vấn đề an ninh tại Olympic Paris 2024 khi liên tục xuất hiện những vụ việc vận động viên, phóng viên bị trộm, cướp tại nơi ở và trên đường.

Dòng người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào buổi tối muộn

NHÓM PV |

Khoảng 21h ngày 25.7, hàng trăm người dân vẫn xếp hàng dài tại thôn Lại Đà (xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội) để vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tình cảm sâu sắc của bạn bè quốc tế với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Vương Trần - Phạm Đông |

Các nhà lãnh đạo, các tổ chức quốc tế đã bày tỏ niềm kính trọng và tiếc thương trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Cụ ông chống gậy, bật khóc khi viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

NHÓM PV |

Nhiều người đã bật khóc, đôi mắt đỏ hoe khi vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm xúc động và tiếc thương vô hạn.