Công khai chủ tịch tỉnh, bộ trưởng ít tiếp dân sẽ như một hình thức phê bình

PHẠM ĐÔNG |

Theo đại biểu, nguyên đại biểu Quốc hội, việc công khai thông tin người đứng đầu các bộ ngành, tỉnh, thành không đảm bảo thời gian tiếp công dân theo quy định trong năm như một hình thức phê bình, rung lên tiếng chuông cảnh tỉnh để làm tốt hơn.

Công khai như một hình thức phê bình

Như Lao Động đã đưa tin, chiều 11.10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo của Chính phủ với công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành chính năm 2023.

Báo cáo của Ủy ban Pháp luật cho thấy, việc tiếp công dân của Chủ tịch UBND cấp tỉnh đạt 79%, các Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đạt 45%.

Tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đề nghị, công khai thông tin những đơn vị nào mà người đứng đầu không tiếp công dân, kể cả cấp tỉnh, kể cả Bộ trưởng, thủ trưởng các Bộ, ngành, báo cáo trước Quốc hội để Quốc hội rõ.

Đồng tình với ý kiến này, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, đi tiếp xúc cử tri đã có những địa phương phản ánh, Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh có nơi chưa thực sự quan tâm đến việc tiếp dân.

Tại Hà Nội, theo Cổng thông tin thành phố đăng tải, sáng 15.8, tại trụ sở Ban tiếp công dân Hà Nội, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đã có buổi tiếp công dân định kỳ tháng 8.2023.

Tại buổi tiếp, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã lắng nghe, tiếp nhận phản ánh, đơn kiến nghị, khiếu nại của công dân thuộc 5 quận, huyện: Ba Đình, Hoàng Mai, Đan Phượng, Thanh Trì, Đông Anh.

Tuy nhiên, trong tháng 9 và những tháng trước đó (tháng 5, 6, 7) không xuất hiện thông tin Chủ tịch thành phố tiếp công dân định kỳ.

Ngày 12.10, trao đổi với Lao Động, đại biểu Phạm Văn Hòa - Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho biết, thực tế thời gian qua, một số Chủ tịch UBND cấp tỉnh ít và hạn chế tiếp công dân. Nếu chỉ nói chung chung như vậy thì rất khó, nên nêu ra danh sách cụ thể để các tỉnh, các địa phương và người dân biết rõ.

"Nếu đưa được ra danh sách thì các tỉnh sẽ tự thấy ngại, họ sẽ cảm thấy tỉnh mình có hạn chế tiếp công dân. Khi động vào lòng tự trọng của họ thì họ mới phấn đấu hơn, có chuyển biến cho những năm tiếp theo.

Chỉ như vậy thì Chủ tịch tỉnh mới có hành động thực chất hơn, quan tâm hơn đến việc trực tiếp tiếp công dân thay vì ủy quyền cho cấp phó hoặc giám đốc Sở", ông Hòa nói.

Theo đại biểu Phạm Văn Hòa, việc công khai danh sách không phải xử lý kỷ luật, đây là hình thức phê bình công khai với dư luận. Việc công khai cũng cho thấy, Trung ương đã có giám sát, đã phê bình những lãnh đạo địa phương hạn chế tiếp công dân để có chuyển tiếp tích cực về sau.

Gần dân, hiểu dân hơn

Cùng trao đổi với phóng viên về vấn đề này, ông Lê Như Tiến - đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 12 và khóa 13 cho biết, trong những nhiệm kỳ trước, ông đã từng nhiều lần kiến nghị phải công khai Chủ tịch tỉnh, Bộ trưởng “lười” tiếp dân để Quốc hội và người dân rõ.

Theo ông Tiến, nếu lãnh đạo của các tỉnh, thành, bộ ngành không tiếp công dân được thì phải ủy quyền cho người được ủy quyền. Tuy nhiên, nhiều khi công dân đến ban tiếp công dân, trụ sở tiếp công dân nhưng không có ai tiếp, kể cả những người được ủy quyền.

"Công dân đến để khiếu nại, kiến nghị nhưng cuối cùng không ai tiếp cả, lại phải về. Điều này khiến người dân rất bức xúc. Do đó, việc công khai danh tính của lãnh đạo các cấp bộ ngành, tỉnh, thành, các đơn vị rất cần thiết.

Nếu người đứng đầu nhiều tháng, nhiều năm không tiếp công dân lần nào thì không hoàn thành trách nhiệm của mình. Trách nhiệm của lãnh đạo là phải gần dân, sát dân, nghe dân nói để hiểu họ mong muốn gì ở cơ quan chính quyền, ở các quyết sách…", ông Tiến nói.

Cũng theo ông Tiến, các cơ quan thực thi không nên "ngại động chạm", nếu nêu danh sách, công khai một vài lần sẽ rung lên tiếng chuông cảnh tỉnh cho lãnh đạo của cả địa phương và Trung ương về trách nhiệm.

"Phải làm mạnh mẽ cho họ thấy về việc họ không có trách nhiệm đối với nhân dân, không lắng nghe nhân dân", ông Tiến nói.

Cũng theo ông Tiến, không chỉ lắng nghe, từ phản ánh, kiến nghị của nhân dân, các cơ quan chức năng cần có những tiếp thu, điều chỉnh một số chính sách phù hợp thực tiễn, đặc biệt là các chính sách liên quan đến an sinh xã hội, cơ chế, phí...

Theo quy định tại Luật Tiếp công dân, Chủ tịch UBND cấp tỉnh phải trực tiếp tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân ít nhất 1 ngày trong 1 tháng.

Chủ tịch UBND cấp huyện trực tiếp tiếp công dân ít nhất 2 ngày trong 1 tháng và Chủ tịch UBND cấp xã phải trực tiếp tiếp công dân 1 ngày trong 1 tuần.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Công khai chủ tịch, bộ trưởng không tiếp công dân để có chế tài xử lý

PHẠM ĐÔNG |

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị bổ sung rõ địa chỉ cụ thể cá nhân, cơ quan, đơn vị chưa trực tiếp tiếp công dân để xác định trách nhiệm, có chế tài xử lý thích hợp.

Đề nghị làm rõ lý do bộ trưởng tiếp công dân ít, ủy quyền nhiều

PHẠM ĐÔNG |

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, việc thực hiện quy định của pháp luật về trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ chưa đạt yêu cầu (chỉ đạt 45%) và cũng mới chỉ đạt 92% số ngày tiếp theo quy định.

Hà Nội chi gần 9 tỉ đồng mỗi năm hỗ trợ đặc thù cho cán bộ tiếp công dân

PHẠM ĐÔNG - HOÀI ANH |

Cán bộ, công chức thuộc các cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao nhiệm vụ hoặc phân công làm nhiệm vụ thường xuyên tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trên địa bàn TP Hà Nội sẽ được hưởng chính sách hỗ trợ đặc thù từ 100.000 - 120.000 đồng/ngày/người.

Tỉnh Long An vào cuộc vụ trâu, bò lậu nhập từ Campuchia về Việt Nam

Nhóm PV |

Sau khi Báo Lao Động đăng bài điều tra “Hành trình trâu, bò lậu "vượt biên" từ Campuchia về Việt Nam”, tỉnh Long An đã họp với các cơ quan có liên quan để giải quyết những vấn đề báo phản ánh.

Ukraina thừa nhận cuộc phản công Nga không như mong đợi

Ngọc Vân |

Giám đốc Tổng cục Tình báo Ukraina Kirill Budanov thừa nhận, cuộc phản công Nga thất bại.

Doanh nghiệp, nài voi điêu đứng vì doanh thu giảm sâu, chưa nhận tiền chế độ khi bỏ cưỡi voi

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Sau 9 tháng bỏ dịch vụ du lịch cưỡi voi, doanh nghiệp lẫn các nài voi ở huyện Buôn Đôn lâm vào cảnh điêu đứng, doanh thu sụt giảm nghiêm trọng, trong khi tiền chế độ vẫn chưa được thụ hưởng.

Huế: Nhiều nơi ngập sâu do mưa lớn, học sinh đang học nước tràn vào lớp

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Lượng mưa lớn đã khiến nhiều tuyến đường ở TP Huế ngập sâu; giáo viên và học sinh đang học thì nước lũ tràn vào lớp học.

Phát hiện nhân viên trực ban chạy tàu vi phạm nồng độ cồn

Tô Thế |

Hà Nội - Tổ công tác thuộc Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) phát hiện nhân viên trực ban tàu sắt vi phạm nồng độ cồn.

Công khai chủ tịch, bộ trưởng không tiếp công dân để có chế tài xử lý

PHẠM ĐÔNG |

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị bổ sung rõ địa chỉ cụ thể cá nhân, cơ quan, đơn vị chưa trực tiếp tiếp công dân để xác định trách nhiệm, có chế tài xử lý thích hợp.

Đề nghị làm rõ lý do bộ trưởng tiếp công dân ít, ủy quyền nhiều

PHẠM ĐÔNG |

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, việc thực hiện quy định của pháp luật về trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ chưa đạt yêu cầu (chỉ đạt 45%) và cũng mới chỉ đạt 92% số ngày tiếp theo quy định.

Hà Nội chi gần 9 tỉ đồng mỗi năm hỗ trợ đặc thù cho cán bộ tiếp công dân

PHẠM ĐÔNG - HOÀI ANH |

Cán bộ, công chức thuộc các cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao nhiệm vụ hoặc phân công làm nhiệm vụ thường xuyên tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trên địa bàn TP Hà Nội sẽ được hưởng chính sách hỗ trợ đặc thù từ 100.000 - 120.000 đồng/ngày/người.