Cống hiến của trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ: Hướng tới sự phồn thịnh, hùng cường của đất nước

VƯƠNG TRẦN |

Nhân kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam (1.8.1930-1.8.2020), Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch sẽ tổ chức Hội nghị “Gặp mặt đại biểu trí thức, nhà khoa học tiêu biểu, văn nghệ sĩ” tại Hà Nội vào ngày 30-31.7 tới đây. Trước thềm Hội nghị này, PV Lao Động đã có trao đổi với một số đại biểu trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ tiêu biểu. 

GS.TS Nguyễn Anh Trí - Chủ tịch Hội Huyết học truyền máu Việt Nam, người sáng lập trung tâm và công viên di sản các nhà khoa học Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương

Tôi cảm thấy rất vinh dự và rất tự hào khi được tham gia vào Hội nghị gặp mặt các đại biểu trí thức, nhà khoa học tiêu biểu, văn nghệ sĩ do Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức.

Là người sáng lập trung tâm và công viên di sản các nhà khoa học, cũng như là một người với quá trình gần 35 năm liên tục học tập, làm việc, đào tạo, tôi nhận ra rằng những nhà khoa học chân chính của Việt Nam chúng ta có những đóng góp hết sức to lớn trong sự nghiệp đấu tranh, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Điều đặc biệt, có những đóng góp của các trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ trong những hoàn cảnh hết sức khó khăn và giải quyết những vấn đề rất thiết thực với hoàn cảnh thực tế của đất nước. Tôi thấy rằng, để có được đất nước ngày hôm nay, phồn vinh, hoà bình, hạnh phúc thì những sự đóng góp của đội ngũ trí thức, khoa học, văn nghệ sĩ là rất to lớn và thậm chí là rất vĩ đại.

Hoạt động khoa học bao gồm nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ, giải quyết những vấn đề thực tiễn của đất nước và của ngành… Trên thực tế, từ khi nghỉ hưu đến nay, tôi vẫn luôn trăn trở về những công việc đó. Từ những đề tài cấp nhà nước, đề tài cấp bộ và kể cả nghiên cứu cấp cơ sở, cá nhân tôi vẫn tham gia rất đều đặn. Các hội nghị khoa học trong và ngoài nước, đặc biệt hoạt động hướng dẫn các nghiên cứu sinh, thạc sĩ, tôi vẫn tham gia. Hiện tôi vẫn tham gia hướng dẫn chuyên môn cho cán bộ, đặc biệt là chuyên môn cho bác sĩ trẻ. Cùng với đó giúp các cán bộ nghiên cứu khoa học. Thứ ba là tham gia cố vấn giải quyết những ca bệnh khó.

Trong dịch bệnh COVID-19 vừa qua, đơn vị chúng tôi cũng đã tham gia vào công tác sàng lọc, xét nghiệm virus SARS-COV-2. Các hoạt động thu thập, xử lý, giới thiệu lan toả đóng góp của nhà khoa học Việt Nam chúng tôi cũng đang thực hiện. 

Bác sĩ Trần Văn Bản - Thầy thuốc nhân dân, Bác sĩ Chuyên khoa cấp 1 Y học cổ truyền, Chủ tịch Trung ương Hội Đông y Việt Nam, Đại biểu Quốc hội khoá XIII

Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam - Thầy thuốc nhân dân, BS cao cấp Trần Văn Bản. Ảnh: Phương Thu
Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam - Thầy thuốc nhân dân, BS cao cấp Trần Văn Bản. Ảnh: Phương Thu

Nhân dịp kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống Ngành Tuyên giáo, Ban Tuyên giáo tổ chức vinh danh đội ngũ những trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ tiêu biểu. Có thể nói đây là hoạt động động viên rất lớn với những người có nhiều đóng góp cho sự nghiệp khoa học của đất nước. Nhờ đó mà đất nước của chúng ta không ngừng phát triển, ngày càng tốt hơn và hướng tới mong muốn của Bác Hồ là sánh vai với các cường quốc năm châu. Đến giờ phút này, các thế hệ trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ Việt Nam đã đóng góp trí tuệ của mình để thực hiện lời Bác Hồ mong muốn.

Hoạt động gặp mặt này có thể nói động viên được đội ngũ này tiếp tục cống hiến cho đất nước để tiến tới xây dựng nước Việt Nam ngày càng vững mạnh, hùng cường, thịnh vượng. Trong những năm qua, Việt Nam cũng trở thành điểm sáng về nhiều mặt trên thế giới. Điều đó chứng tỏ rằng, trí tuệ của người Việt Nam cũng không thua kém gì với quốc tế.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, xuyên suốt trong suốt cả quá trình ngay từ khi còn kháng chiến cho đến khi hoà bình, chúng ta cũng đã tập trung để phát triển đội ngũ trí thức, khoa học… Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng có vai trò chỉ dẫn, định hướng rất tốt cho sự phát triển đất nước. Chúng ta đủ điều kiện và đủ sức mạnh để định hướng cho sự nghiệp khoa học của đất nước phát triển. Sự nghiệp khoa học của đất nước phát triển thì sẽ đóng góp cho đất nước ngày càng phát triển và phồn thịnh. Một điều nữa, tôi muốn nhấn mạnh, nhiều trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ gần như cống hiến và đóng góp vào sự nghiệp chung của đất nước. Đây là một điều rất đáng quý.

Tôi cho rằng, để đội ngũ trí thức, khoa học, văn nghệ sĩ Việt Nam phát triển, chúng ta phải chọn được “con chim đầu đàn” trong từng lĩnh vực. Đây phải là những người vừa có năng lực, vừa có cái tâm trong sáng, vì lợi ích chung, có thể tập hợp được đội ngũ trí thức. Thứ hai là Nhà nước cũng cần phải tạo điều kiện thuận lợi để người ta phát triển, triển khai để phát huy được năng lực, trí tuệ, trình độ của họ. Một điều nữa là cần phải đặt niềm tin ở đội ngũ trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ. Phải có sự hợp tác giữa nhà khoa học, nhà đầu tư để phát triển sự nghiệp khoa học của đất nước.

Về lĩnh vực y tế, đầu tiên trong cuốn “Những hoài bão ước mơ”, tôi có nói như thế này: Chúng ta phấn đấu mọi người ốm đau được chữa bệnh bằng thuốc men tốt nhất, phương tiện và kỹ thuật tiên tiến nhất. Một vấn đề quan trọng là không kể sang hèn. Như vậy chúng ta phải phấn đấu, nỗ lực nhiều hơn nữa để đạt được điều này. Thứ hai, nước ta có trên 5.000 cây để làm thuốc. Nếu như chúng ta chung tay, đồng lòng, hợp tác, tích cực và khơi dậy được trí tuệ của các dân tộc, các tôn giáo cùng với đội ngũ thầy thuốc và các nhà khoa học thì có thể biến đó thành nhiều sản phẩm phục vụ cho con người. Để từ đó nâng cao được tầm vóc, trí tuệ, của người Việt Nam lên một bước nữa. Đây là lợi thế rất mạnh của người Việt Nam.

GS.TS Bùi Văn Ga - Tổng Biên tập Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo:

Chúng tôi trước đây là giảng viên, sau khi hết tuổi quản lý ở Bộ, tôi tiếp tục về làm công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học tại Đà Nẵng. Với tư cách là giáo sư về ngành động cơ nhiệt, tôi về lại đây tiếp tục công việc đào tạo, hướng dẫn các nghiên cứu sinh. Đồng thời, chúng tôi cũng triển khai một số đề tài, dự án nghiên cứu khoa học. Ví dụ như dự án về năng lượng tái tạo, dự án tự động hoá về dữ liệu đồng hồ nước. Chúng tôi cũng tham gia xử lý những vấn đề cấp bách. Như vừa rồi, chúng tôi có nghiên cứu làm máy đo thân nhiệt từ xa để tránh lây nhiễm chéo COVID-19…

Ở nhiệm vụ nào, chúng tôi cũng luôn cố gắng thực hiện hết chức trách của mình, với lòng nhiệt huyết của người trong ngành giáo dục đào tạo. Khi trở lại trường, chúng tôi cũng đóng góp những ý kiến về nâng cao quản lý ở các trường đại học, đổi mới quản trị đại học cho phù hợp với xu thế. Đồng thời, chúng tôi cũng đóng góp ý kiến cho chính sách giáo dục.

Có thể nói, điểm chung của nhiều trí thức, nhà khoa học hay văn nghệ sĩ của chúng ta khi còn đang công tác trong cơ quan nhà nước hay khi đã về hưu thì cũng luôn đóng góp năng lực chuyên môn cũng như trí tuệ, tâm huyết vào sự nghiệp phát triển của đất nước. Mỗi người, ở mỗi lĩnh vực công tác đều cố gắng thực hiện tốt nhất nhiệm vụ của mình trong sự nghiệp chung, góp phần vào sự phát triển của đất nước.

VƯƠNG TRẦN
TIN LIÊN QUAN

Trí thức hóa công nhân để tạo sự vững mạnh

Thu Trà |

Trao đổi với chúng tôi, PGS-TS Dương Văn Sao - nguyên Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN - cho biết, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trương trí thức hóa công nhân và công nhân hóa trí thức để có được sự vững mạnh cho giai cấp công nhân.

Đồng chí Võ Văn Thưởng thăm, chúc Tết văn nghệ sĩ, trí thức tại TPHCM

MINH QUÂN |

Sáng ngày 2.1, đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã đến thăm và chúc Tết một số văn nghệ sĩ, trí thức tại TP.Hồ Chí Minh.

Truyền cảm hứng đến trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu cùng dựng xây đất nước

Ái Vân |

Với chủ đề “Trí thức trẻ Việt Nam vì mục tiêu phát triển bền vững đất nước”, diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ 2 đã nhận được 79 đề xuất, khuyến nghị thúc đẩy sự phát triển của đất nước.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Trí thức hóa công nhân để tạo sự vững mạnh

Thu Trà |

Trao đổi với chúng tôi, PGS-TS Dương Văn Sao - nguyên Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN - cho biết, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trương trí thức hóa công nhân và công nhân hóa trí thức để có được sự vững mạnh cho giai cấp công nhân.

Đồng chí Võ Văn Thưởng thăm, chúc Tết văn nghệ sĩ, trí thức tại TPHCM

MINH QUÂN |

Sáng ngày 2.1, đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã đến thăm và chúc Tết một số văn nghệ sĩ, trí thức tại TP.Hồ Chí Minh.

Truyền cảm hứng đến trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu cùng dựng xây đất nước

Ái Vân |

Với chủ đề “Trí thức trẻ Việt Nam vì mục tiêu phát triển bền vững đất nước”, diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ 2 đã nhận được 79 đề xuất, khuyến nghị thúc đẩy sự phát triển của đất nước.