Việt Nam trúng cử Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc lần 2:

Cộng đồng quốc tế cần tiếng nói chính đáng của Việt Nam

Thanh Hà |

Ngày 11.10, Việt Nam trúng cử Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025. Đây là lần thứ hai Việt Nam trúng cử vào cơ quan này, sau nhiệm kỳ 2014-2016. 

Khẳng định và ghi nhận nỗ lực của Việt Nam

Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Hiệu, việc Việt Nam được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc bầu vào Hội đồng Nhân quyền có ý nghĩa hết sức to lớn, khẳng định sự công nhận vị thế của Việt Nam, đồng thời khẳng định và ghi nhận nỗ lực của Việt Nam trong thúc đẩy bảo vệ quyền con người trong suốt thời gian vừa qua. Có thể nói đây là nỗ lực rất lớn và cũng là chủ trương, đường lối, chính sách xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta trong thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, đồng thời cũng là một trong những nội dung, chương trình nhằm xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam đang hướng tới. Cộng đồng quốc tế rất kỳ vọng Việt Nam sẽ thúc đẩy nỗ lực bảo vệ quyền con người và đóng góp chung vào nỗ lực của cộng đồng quốc tế.

Chia sẻ về những thuận lợi và thách thức trong quá trình Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền, Đại sứ Đặng Hoàng Giang - Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc - cho hay, khó khăn trong bầu cử đối với Việt Nam là rất nhiều, với số lượng ứng cử viên quá đông, riêng trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương có tới 7 nước tham gia ứng cử. Quyền con người là một trong 3 trụ cột của Liên Hợp Quốc và Hội đồng Nhân quyền là cơ quan chính của Liên Hợp Quốc để triển khai đường hướng về vấn đề quyền con người. Chính vì vậy các nước hết sức coi trọng, quyết liệt tham gia cơ chế này. Khó khăn thứ hai là Việt Nam tham gia muộn nhất trong các nước tham gia ứng cử, cũng như trải qua 2 năm đại dịch COVID-19 không có điều kiện tiếp xúc, gặp gỡ, công tác vận động chỉ được triển khai từ đầu năm 2022. Khó khăn thứ ba là cách tiếp cận trong vấn đề quyền con người giữa các nước có nhiều khác biệt và phải đi tìm mẫu số chung để các nước thấy rằng Việt Nam đóng góp được vào nỗ lực chung.

Theo Đại sứ Đặng Hoàng Giang, dù khó khăn, thách thức như vậy, Việt Nam cũng có rất nhiều thuận lợi. Việt Nam là ứng cử viên được 10 quốc gia ASEAN ủng hộ và là ứng cử viên duy nhất của khu vực. Thuận lợi thứ hai là sự tín nhiệm của các nước thể hiện ở hai mặt: Tín nhiệm về thành tựu phát triển kinh tế của Việt Nam; sự tín nhiệm với những đóng góp của Việt Nam trong các cơ chế của Liên Hợp Quốc. Thuận lợi tiếp theo là sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong công tác vận động, trong các cuộc tiếp xúc với các nước...

Vị thế của một quốc gia được coi trọng

Chúc mừng Việt Nam trúng cử, Thứ trưởng Thường trực Ngoại giao Bangladesh Shahriar Alam cho rằng, kết quả này thể hiện chính nguyện vọng của nhân dân các bạn. Thứ trưởng Shahriar Alam đề nghị Việt Nam và Bangladesh sẽ tiến tục hợp tác hơn nữa để đóng góp nhiều hơn tại Hội đồng Nhân quyền thời gian tới. Thứ trưởng Shahriar Alam chỉ ra, hai nước phải nhanh chóng thích ứng, phải hiểu nhau hơn, không chỉ là sự hiểu biết giữa Việt Nam và Bangladesh, mà là sự hiểu biết lẫn nhau giữa tất cả các nước, các khu vực.

Chúc mừng Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền, nhà báo nổi tiếng người Indonesia Veeramalla Anjaiah - nhà nghiên cứu cao cấp thuộc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á (CSEAS) - khẳng định, đây là sự công nhận cam kết của Việt Nam trong việc tôn trọng và bảo vệ quyền con người. “Là một quốc gia có trách nhiệm, Việt Nam luôn ủng hộ việc bảo vệ quyền con người và nhân phẩm trên toàn cầu. Việt Nam cũng luôn tham gia các nỗ lực bảo vệ quyền con người ở Liên Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế khác" - ông nói.

Ông nhắc lại rằng, không chỉ 9 nước thành viên ASEAN mà nhiều nước Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ Latinh đã bỏ phiếu tán thành Việt Nam trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền. Ông Anjaiah cho biết, trên thực tế, người dân Việt Nam được hưởng nhiều quyền tự do và quyền con người. Chính phủ Việt Nam luôn cam kết vì lợi ích của người dân và sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Việt Nam đã đạt được những thành công và tiến bộ đáng kể trong tất cả các mục tiêu phát triển bền vững (SDG) của Liên Hợp Quốc với tổng cộng 72,76 điểm.

Trong khi đó, ông Philip Fernandez - thành viên Hiệp hội Hữu nghị Canada - Việt Nam - khẳng định, dưới sự lãnh đạo đã kinh qua thử thách của Đảng Cộng sản Việt Nam, người dân có quyền lợi kinh tế, chính trị, xã hội bình đẳng. Nói cách khác, các quyền con người đã được bảo vệ. Điều này được thể hiện qua nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong công cuộc giảm đói nghèo và bảo vệ người yếu thế. Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế giới đã có những tiến bộ đáng kể trong việc đạt được các Mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc. Cụ thể, vào cuối năm 2020, tỉ lệ hộ nghèo ở Việt Nam là 2,75% trên tổng dân số gần 100 triệu người.

Ông Steve Rutchinski - thành viên Hiệp hội Hữu nghị Canada-Việt Nam - cho rằng, trong những năm qua, Việt Nam đã tích cực tham gia những sứ mệnh nhân đạo trong thành phần phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền giai đoạn 2014-2016 và tiếp tục được ASEAN tín nhiệm đề cử là ứng cử viên tham gia Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023-2025 cho thấy vai trò của Việt Nam với tư cách là lực lượng vì hòa bình, ổn định trên trường quốc tế, cũng như thể hiện sự coi trọng của các nước đối với Việt Nam. Ông Rutchinski nêu rõ, cộng đồng quốc tế cần tiếng nói chính đáng của Việt Nam.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Việt Nam trúng cử Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc

Thanh Hà |

Việt Nam trúng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025 trong cuộc bỏ phiếu ngày 11.10.

Báo Mỹ ủng hộ Việt Nam ứng cử vào Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc

Thanh Hà |

Bài viết của tờ báo Mỹ Washington Times khẳng định, việc Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền sẽ góp phần làm sâu sắc thêm sự tham gia của Việt Nam vào hệ thống quốc tế.

Người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê ăn Tết

PHẠM ĐÔNG - HỮU CHÁNH |

28 Tết, tại các bến xe lớn Hà Nội như Mỹ Đình, Nước Ngầm, Giáp Bát... bắt đầu nhộn nhịp, người dân khăn gói đồ đạc về quê nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Đầu tư chứng khoán dài hạn có hiệu quả hơn gửi tiết kiệm?

LÂM ANH |

VN-Index kết năm 2022 giảm gần 33% dẫn đến tỉ suất sinh lời của các nhà đầu tư trên kênh này bị kéo tụt đáng kể. Trong khi đó, cuộc đua tăng lãi suất tiền gửi đang ngày một nóng lên khiến kênh đầu tư chứng khoán đang ngày càng lép vế hơn trong cuộc đua hút dòng tiền.

Người dân lỉnh kỉnh hành lý về quê ăn Tết, có chặng xe về miền Tây hết vé

Chân Phúc |

Lượng khách tăng đột biến tại Bến xe Miền Tây (quận Bình Tân) trong sáng ngày 19.1. Một số chặng từ TPHCM đi các tỉnh miền Tây đã rơi vào tình trạng hết vé.

Interactive: Bạn có hiểu đúng về cách bày mâm ngũ quả 3 miền?

Nhóm PV |

Bày mâm ngũ quả ngày Tết là nét văn hóa lâu đời của người Việt Nam. Tùy theo vùng miền, mâm ngũ quả lại được bài trí với nhiều loại quả khác nhau. Vậy mâm ngũ quả mỗi miền gồm những quả gì và ý nghĩa của nó là gì, cách chưng ra sao? Tham gia chương trình truyền hình tương tác của Báo Lao Động bằng cách theo dõi câu hỏi, bấm vào phương án trả lời mà bạn cho là đúng ngay trên màn hình video tương tác dưới đây.

Người lao động Việt Nam ở nước ngoài: Luôn khắc khoải nỗi nhớ Tết quê nhà

Vương Trần |

Tết Nguyên đán Quý Mão đến nhưng ở nơi xa xứ, nhiều lao động Việt Nam vẫn đang ngược xuôi, mưu sinh với công việc. Xa quê, nơi xứ người, nhiều lao động không khỏi bồi hồi, nhớ hương vị Tết quê.

Những người lính canh giữ mùa xuân biển cả

Tạ Quang |

Kiên Giang - Trong những ngày Tết, khi người dân được vui vầy sum họp bên gia đình thì những cán bộ, chiến sĩ, tàu cảnh sát biển 9003, Hải đội 401-Bộ tư lệnh Vùng cảnh sát biển 4, lại lên đường làm nhiệm vụ trực Tết trên biển, vì nhiệm vụ bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc.

Việt Nam trúng cử Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc

Thanh Hà |

Việt Nam trúng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025 trong cuộc bỏ phiếu ngày 11.10.

Báo Mỹ ủng hộ Việt Nam ứng cử vào Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc

Thanh Hà |

Bài viết của tờ báo Mỹ Washington Times khẳng định, việc Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền sẽ góp phần làm sâu sắc thêm sự tham gia của Việt Nam vào hệ thống quốc tế.