Có tiền mà không tiêu được là điều băn khoăn nhất

Nhóm PV |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, một trong những vấn đề trọng tâm cần giải quyết trước mắt là thúc đẩy việc giải ngân vốn đầu tư công. Gói kích thích kinh tế đã tập trung đầu tư cho các lĩnh vực hạ tầng giao thông, thủy lợi, y tế… nhưng đến nay tiến độ giải ngân, phân bổ còn chậm, không đáp ứng được yêu cầu.

Cần tìm giải pháp mới cho những vấn đề đã cũ

Thảo luận tại tổ sáng 25.5, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhắc lại mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6-6,5% trong cả nhiệm kỳ. Trong đó, vấn đề quan trọng nhất là tăng trưởng kinh tế năm nay phải đạt ở mức như Quốc hội đề xuất, cộng với phần gói kích thích kinh tế (ít nhất 2%).

Như vậy, mục tiêu tăng trưởng của cả năm sẽ là 8,5%, đây là thách thức rất lớn. Chủ tịch Quốc hội đề nghị đại biểu hiến kế cho việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng này.

Qua ý kiến của các đại biểu, Chủ tịch Quốc hội cho biết vấn đề mà Quốc hội, Chính phủ quan tâm là việc chi ngân sách rất khó khăn. Khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế thấp, đầu tư công năm 2021 chỉ được hơn 70%, ODA giải ngân chỉ hơn 32%... Riêng chương trình Sóng và máy tính cho em "tiền đã có sẵn trong quỹ Viễn thông công ích nhưng không tiêu được".

Trong lĩnh vực phòng chống dịch, mua thuốc dù có ngân sách nhưng lại không dám mua. Riêng lĩnh vực phòng chống dịch COVID-19, Quốc hội và Chính phủ đã có nghị quyết cho phép mua theo cơ chế đặc thù, đặc cách, đặc biệt. Tuy nhiên, vấn đề này lại xuất hiện hai trạng thái khi một số nơi không dám mua, có nơi mua thì sai.

"Không hiểu lý do vì sao. Giờ thuốc thông thường cũng thiếu, vậy phải làm rõ xem vướng cái gì", Chủ tịch Quốc hội đề nghị.

Phiên thảo luận tổ 12.
Phiên thảo luận tổ 12.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, một trong những vấn đề trọng tâm cần giải quyết trước mắt là thúc đẩy việc giải ngân vốn đầu tư công. Gói kích thích kinh tế đã tập trung đầu tư cho các lĩnh vực hạ tầng giao thông, thủy lợi, y tế… nhưng đến nay tiến độ giải ngân, phân bổ còn chậm, không đáp ứng được yêu cầu.

Việc chậm giải ngân vốn đầu tư công đã gây ảnh hưởng tới tốc độ phục hồi của nền kinh tế, gây khó khăn cho nhiều lĩnh vực. Đặc biệt là làm thiếu thốn thuốc và vật tư y tế phục vụ việc phòng chống dịch, đảm bảo sức khỏe người dân; gây ảnh hưởng đến công tác giáo dục, đào tạo.

Lấy thêm ví dụ quỹ khoa học công nghệ của các doanh nghiệp nhà nước mười mấy ngàn tỉ vướng 1 thông tư cũng không tiêu được, Chủ tịch Quốc hội cho rằng "cần giải pháp mới cho những vấn đề đã cũ, thế giải pháp mới là gì, nếu không bàn thì họp xong vẫn tắc, băn khoăn nhất là như thế chứ không phải không có nguồn lực".

Đề cập vấn đề một số ý kiến trước đó về gói kích thích 347 ngàn tỷ, chưa phân bổ được đồng nào, Chủ tịch Quốc hội lại nhấn mạnh "lo nhất là cái này".

"Có tiền mà không tiêu được, cái này là băn khoăn nhất của Trung ương", Chủ tịch Quốc hội phát biểu.

Chủ tịch Quốc hội phát biểu ý kiến.
Chủ tịch Quốc hội phát biểu ý kiến.

Khái quát lại, Chủ tịch Quốc hội cho biết: "Thể chế không vướng, trong mua sắm thì đã ban hành cơ chế đặc thù, đặc cách, đặc biệt, cho cả chỉ định thầu trong xây lắp là hết cỡ rồi, không còn gì mà mở nữa, mở hết sạch rồi vậy mà sao tiền vẫn không tiêu được".

Đối với việc xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, Chủ tịch Quốc hội nêu nguyên tắc, chính sách thí điểm chỉ áp dụng trong một khoảng thời gian. Do đó Chính phủ phải nghiên cứu, khẩn trương đề xuất định hướng để hoàn thiện khung khổ pháp lý cho xử lý nợ xấu.

Theo Chủ tịch Quốc hội, các nước có luật để xử lý nợ xấu lúc khủng hoảng, Nghị quyết 42 của Quốc hội Khóa XIV về bản chất cũng là một luật như vậy, khác hoàn toàn với cơ chế thông thường, với quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và các luật liên quan.

Gói phục hồi kinh tế sau đại dịch triển khai chậm

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé (Kiên Giang) phản ánh, gói phục hồi kinh tế sau đại dịch triển khai rất chậm. Vì vậy, địa phương rất lo và lãnh đạo địa phương phản ánh thủ tục giải ngân từ trên xuống rất khó khăn, địa phương rất tâm tư lo cho vấn đề này.

Đại biểu đề nghị Chính phủ cần quan tâm, sớm triển khai thực hiện cho tốt gói hỗ trợ đó, để thúc đẩy phục hồi kinh tế sau đại dịch.

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé.
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé.

Đại biểu Quốc hội Đoàn Thị Thanh Mai (Hưng Yên), Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, bày tỏ lo lắng trong việc triển khai Chương trình phục hồi kinh tế - xã hội sau dịch COVID-19.

Đây là một trong những chương trình kích thích kinh tế với quy mô lớn nhất lịch sử (347.000 tỉ đồng), với kỳ vọng triển khai trong 2 năm (2022 - 2023) để kéo tăng trưởng thêm 2%.

Theo đại biểu Mai, tính đến nay là đã gần 5 tháng kể từ khi Quốc hội thông qua, Chính phủ vẫn chưa thể trình danh mục các dự án trong chương trình phục hồi là quá chậm.

“Quốc hội đã phải họp kỳ họp bất thường vào tháng 11.2021 để kỳ vọng tháng 1.2022 để có danh mục, nhưng đến nay chưa có. Nếu gói phục hồi chỉ làm trong 2 năm 2022 - 2023 mà thủ tục không nhanh thì không làm được gì cả”, bà Mai lo ngại.

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Xăng dầu rất thiết yếu, không có lý do gì để đánh thuế tiêu thụ đặc biệt

Nhóm PV |

Đại biểu Quốc hội cho rằng, cần giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng dầu. Bởi, xăng dầu không còn là mặt hàng đặc biệt nữa, mà là mặt hàng rất cần thiết. Không có lý do gì chúng ta đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu.

Hôm nay, Quốc hội thảo luận kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH

Phạm Đông |

Hôm nay (25.5), đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2021; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội những tháng đầu năm 2022.

Cơ chế đặc thù cho Khánh Hoà: Thiết kế "van", "khoá" chặt chẽ để tránh mặt trái chính sách

Nhóm PV |

Với các cơ chế, chính sách đặc thù của tỉnh Khánh Hoà, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, dự thảo Nghị quyết đã thiết kế các “van”, “khoá” rất chặt chẽ để tránh mặt trái của chính sách.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Xăng dầu rất thiết yếu, không có lý do gì để đánh thuế tiêu thụ đặc biệt

Nhóm PV |

Đại biểu Quốc hội cho rằng, cần giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng dầu. Bởi, xăng dầu không còn là mặt hàng đặc biệt nữa, mà là mặt hàng rất cần thiết. Không có lý do gì chúng ta đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu.

Hôm nay, Quốc hội thảo luận kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH

Phạm Đông |

Hôm nay (25.5), đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2021; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội những tháng đầu năm 2022.

Cơ chế đặc thù cho Khánh Hoà: Thiết kế "van", "khoá" chặt chẽ để tránh mặt trái chính sách

Nhóm PV |

Với các cơ chế, chính sách đặc thù của tỉnh Khánh Hoà, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, dự thảo Nghị quyết đã thiết kế các “van”, “khoá” rất chặt chẽ để tránh mặt trái của chính sách.