Có thẩm phán nể nang, né tránh khi xử án hành chính

PHẠM ĐÔNG |

Theo Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình, có hiện tượng nể nang, né tránh, tuy nhiên số lượng không nhiều, đại đa số cán bộ trong ngành đều chấp hành nghiêm, xử lý đúng theo các quy định pháp luật.

Chủ tịch UBND không dự tòa ảnh hưởng tới quyền lợi của người dân

Sáng 20.3, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tòa án.

Đặt câu hỏi chất vấn, ĐBQH Mai Thị Phương Hoa (Đoàn Nam Định) nêu rõ, theo báo cáo, tỷ lệ án hành chính bị hủy sửa do nguyên nhân chủ quan còn cao, đề nghị chánh án Tòa án Nhân dân tối cao cho biết nguyên nhân, giải pháp căn cơ của tình trạng này. Có phải một phần bộ phận thẩm phán còn nể nang, ngại va chạm bởi bên bị kiện chủ yếu là cơ quan hành chính?

ĐBQH Mai Thị Phương Hoa. Ảnh: QH
ĐBQH Mai Thị Phương Hoa. Ảnh: QH

Trả lời chất vấn, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết, vẫn còn một số tình trạng như án hành chính chưa được thực thi, hoặc thực thi không nghiêm túc, vẫn còn tình trạng nể nang…

Ông Bình cho biết, có hiện tượng nể nang, né tránh, tuy nhiên số lượng không nhiều, đại đa số cán bộ trong ngành đều chấp hành nghiêm, xử lý đúng theo các quy định pháp luật. Các tồn tại, hạn chế xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, như việc chuẩn bị tài liệu của các bên không đủ, làm ảnh hưởng đến chất lượng xét xử.

Luật quy định UBND các cấp phải cung cấp tài liệu, tuy nhiên trong thực tế, việc cung cấp tài liệu này không đủ, không đảm bảo. Một nguyên nhân khác là sự tham gia của chính quyền các cấp trong các phiên tòa hành chính còn rất hạn chế.

Ông Bình cho biết, luật hiện hành quy định chủ tịch UBND khi bị kiện ra tòa chỉ được ủy quyền tới cấp phó. Tuy nhiên, chủ tịch UBND các tỉnh rất nhiều việc nên thời gian ra tòa hạn chế. Việc này ảnh hưởng tới quyền lợi của người dân.

"Các án hành chính bị chậm là do không tham gia đối thoại trước khi xét xử cũng như không tham gia phiên tòa của các chủ tịch. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến án hành chính bị hủy, sửa, chậm giải quyết, khắc phục. Dù sự nể nang thực tế là có chứ không phải không", ông Bình chốt lại.

Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao cho rằng, để hạn chế tình trạng cả nể, nâng cao chất lượng xét xử án hành chính, cần thực hiện, đối với vụ án kiện ở huyện thì giao tỉnh xử lý, vụ án của tỉnh thì giao tòa chuyên biệt xử.

Cũng theo ông Bình, trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đang đề xuất đưa các tranh chấp đất đai sang Tòa án giải quyết. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao cho rằng, nếu đưa hết khiếu kiện sang tòa án là đã giới hạn lựa chọn của người dân, trong khi đó, nếu có lựa chọn cho UBND giải quyết thì nhiều trường hợp sẽ đảm bảo được yêu cầu về tiến độ giải quyết hơn.

Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao đề nghị cân nhắc, không đưa hết các khiếu kiện đất đai sang tòa án trong dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

Đề nghị xây dựng đạo luật tư pháp cho người chưa thành niên

Còn ĐBQH Nguyễn Thị Thủy (Đoàn Bắc Kạn) chất vấn, thời gian qua, Unicef đã nhiều lần gửi văn bản đề nghị Quốc hội ban hành Luật Tư pháp người chưa thành niên và Tòa án Tối cao đã trình hồ sơ đề nghị đưa dự án luật này vào chương trình.

Đề nghị chánh án Tòa án Nhân dân tối cao cho biết việc ban hành đạo luật này có khắc phục được bất cập trong  giải quyết những vụ án liên quan đến người chưa thành niên hiện nay hay không?

ĐBQH Nguyễn Thị Thủy chất vấn. Ảnh: QH
ĐBQH Nguyễn Thị Thủy chất vấn. Ảnh: QH

Về tư pháp người chưa thành niên, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết, dự án luật này đang được TAND Tối cao trình cấp có thẩm quyền. Hiện có 10 luật khác nhau quy định về tư pháp người chưa thành niên, nhưng xu hướng thế giới có đạo luật chuyên biệt cho đối tượng này vì có đặc thù riêng, không thể lấy tư pháp người lớn áp dụng cho trẻ em.

"Việc xây dựng đạo luật riêng là rất cần thiết, thể hiện cam kết của Việt Nam về bảo vệ quyền trẻ em", ông Bình nói và cho biết, ở Đông Nam Á đã có 9 nước có đạo luật tư pháp cho người chưa thành niên và tư pháp thế giới có nhiều giải pháp nhân đạo cho đối tượng dễ tổn thương này.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Quốc hội quyết định danh mục hàng bình ổn giá để chia sẻ với Chính phủ

PHẠM ĐÔNG |

Theo Chủ tịch Quốc hội, việc thay đổi danh mục mặt hàng bình ổn giá có tác động lớn đến quyền và nghĩa vụ của công dân và doanh nghiệp. Trường hợp Quốc hội không họp, có thể ủy quyền cho Thường vụ Quốc hội quyết định thay đổi quyết định danh mục hàng hóa bình ổn giá trên cơ sở đề nghị của Chính phủ.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức hoạt động chất vấn tại phiên họp thứ 21

PHẠM ĐÔNG |

Phiên họp thứ 21 Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tổ chức hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn đối với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí.

Chuẩn bị chất vấn việc giải quyết các vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng

PHẠM ĐÔNG |

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chất vấn về những giải pháp tiếp tục nâng cao chất lượng xét xử, giải quyết các loại vụ án, nhất là vụ án hành chính, vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng; việc giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.

Nhà chung cư dưới 2 tỉ đồng khan hiếm tại nội thành Hà Nội

Thu Giang |

Tình trạng lệch pha cũng cầu bất động sản ngày càng lớn khiến phân khúc nhà chung cư vừa túi tiền, có mức giá dưới 2 tỉ đồng tại nội thành Hà Nội ngày càng khan hiếm.

Ôtô gia đình không tự động gia hạn đăng kiểm khi chu kỳ kiểm định kéo dài

LÂM ANH |

Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành Thông tư 02/TT-BGTVT miễn kiểm định với xe mới và giãn chu kỳ đăng kiểm, áp dụng từ ngày 22.3. Thông tư đã quy định kéo dài chu kỳ đăng kiểm đối với một số loại xe tùy thuộc vào mục đích sử dụng cũng như tuổi đời của phương tiện.

Giữ gìn sách cổ, sách quý ở Huế

Tường Minh |

Huế được gọi là “thành phố sách” bởi nơi đây, bắt đầu từ triều Nguyễn đã có những thư viện rất lớn của nhà nước, cùng với đó là những thư phòng tư nhân...

Lương hưu đủ sống, người lao động sẽ hạn chế nhận bảo hiểm xã hội một lần

Nam Dương |

Quy định về cách đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) của doanh nghiệp và cách tính lương hưu như hiện nay khiến người lao động có tâm lý muốn nhận BHXH một lần hơn là nhận lương hưu.

Bản tin công đoàn: Chưa tinh giản biên chế với lao động nữ mang thai

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung chính sau: đóng góp ý kiến sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam; hấp dẫn bữa ăn ca 66.000 đồng ở Hải Phòng; Công ty Haprosimex nộp thêm 2,495 tỉ đồng tiền nợ bảo hiểm xã hội; sẽ thực hiện tinh giản biên chế đối với phụ nữ mang thai, nghỉ thai, nuôi con dưới 36 tháng tuổi?

Quốc hội quyết định danh mục hàng bình ổn giá để chia sẻ với Chính phủ

PHẠM ĐÔNG |

Theo Chủ tịch Quốc hội, việc thay đổi danh mục mặt hàng bình ổn giá có tác động lớn đến quyền và nghĩa vụ của công dân và doanh nghiệp. Trường hợp Quốc hội không họp, có thể ủy quyền cho Thường vụ Quốc hội quyết định thay đổi quyết định danh mục hàng hóa bình ổn giá trên cơ sở đề nghị của Chính phủ.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức hoạt động chất vấn tại phiên họp thứ 21

PHẠM ĐÔNG |

Phiên họp thứ 21 Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tổ chức hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn đối với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí.

Chuẩn bị chất vấn việc giải quyết các vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng

PHẠM ĐÔNG |

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chất vấn về những giải pháp tiếp tục nâng cao chất lượng xét xử, giải quyết các loại vụ án, nhất là vụ án hành chính, vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng; việc giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.