Cơ quan thanh tra được trích một phần từ khoản tiền thu hồi qua thanh tra

Vương Trần |

Việc sử dụng nguồn kinh phí được trích một phần từ khoản thu hồi phát hiện qua thanh tra sau khi nộp vào ngân sách nhà nước cho cơ quan thanh tra để hỗ trợ nâng cao năng lực hoạt động thanh tra, tăng cường cơ sở vật chất và khen thưởng, động viên tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác thanh tra.

Bộ Tư pháp đang thẩm định Dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định việc các cơ quan thanh tra được trích một phần từ các khoản tiền thu hồi phát hiện qua thanh tra sau khi nộp vào ngân sách nhà nước. Thanh tra Chính phủ là cơ quan được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính xây dựng hồ sơ ban hành Nghị quyết này.

Nêu sự cần thiết xây dựng Nghị quyết, Thanh tra Chính phủ (TTCP) cho hay, Luật Thanh tra 2022 được Quốc hội khoá XV thông qua ngày 14.11.2022 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1.7.2023) quy định tại khoản 3 Điều 112 Luật Thanh tra năm 2022: “Các cơ quan thanh tra được trích một phần từ các khoản tiền thu hồi phát hiện qua thanh tra sau khi nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để hỗ trợ nâng cao năng lực hoạt động thanh tra, tăng cường cơ sở vật chất và khen thưởng, động viên tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác thanh tra”.

Do vậy, theo TTCP việc xây dựng, ban hành Nghị quyết này là cần thiết nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí được trích một phần từ khoản thu hồi phát hiện qua thanh tra sau khi nộp vào ngân sách nhà nước cho cơ quan thanh tra để hỗ trợ nâng cao năng lực hoạt động thanh tra, tăng cường cơ sở vật chất và khen thưởng, động viên tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác thanh tra.

Nội dung dự thảo Nghị quyết cơ bản kế thừa các quy định của pháp luật hiện hành, đồng thời có sự điều chỉnh một số nội dung cho phù hợp với thực tiễn.

Cụ thể như: Căn cứ Luật Thanh tra 2010, khoản 2 Điều 72 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22.9.2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra đã quy định: “Các cơ quan thanh tra nhà nước được trích một phần số tiền từ các khoản thu hồi phát hiện qua thanh tra thực nộp vào ngân sách nhà nước để hỗ trợ nâng cao năng lực hoạt động thanh tra, tăng cường cơ sở vật chất và khen thưởng, động viên tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác thanh tra”.

Để hướng dẫn thực hiện quy định này, ngày 30.5.2012, Bộ Tài chính và Thanh tra Chính phủ ban hành Thông tư liên tịch số 90/2012/TTLTBTC-TTCP quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí được trích từ các khoản thu hồi phát hiện qua công tác thanh tra đã thực nộp vào ngân sách nhà nước.

Sau 4 năm thực hiện, qua đánh giá có một số vướng mắc, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 327/2016/TT-BTC ngày 26.12.2016, thay thế Thông tư liên tịch số 90/2012/TTLT-BTC-TTCP ngày 30.5.2012.

Thực hiện Thông tư số 327/2016/TT-BTC, hàng năm các cơ quan thanh tra tổng hợp các khoản thu hồi phát hiện qua thanh tra đã nộp vào ngân sách nhà nước, lập dự toán sử dụng nguồn kinh phí được trích báo cáo cơ quan tài chính cùng cấp để phê duyệt, phân bổ cho cơ quan thanh tra quản lý, sử dụng.

Theo TTCP, việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí trích từ khoản thu hồi thực nộp ngân sách nhà nước trong 5 năm qua đã được các cơ quan thanh tra triển khai thực hiện theo quy định của pháp luật, hàng năm, cơ quan thanh tra đều lập dự toán, thanh toán, quyết toán theo quy định, có sự giám sát, kiểm tra, kiểm toán của cơ quan tài chính và Kiểm toán Nhà nước.

Khoản tiền các cơ quan thanh tra đã sử dụng từ nguồn kinh phí trích (1.837 tỉ đồng; bình quân 367 tỉ đồng/năm) chiếm khoảng 20,39% so với kinh phí chi thường xuyên do ngân sách nhà nước cấp cho cơ quan thanh tra.

Nguồn kinh phí trích cho cơ quan thanh tra đã bù đắp được sự thiếu hụt của nguồn ngân sách nhà nước cấp chi theo định mức biên chế vì các cơ quan thanh tra là một trong 9 cơ quan trong khối Nội chính nên hoạt động có tính đặc thù, phức tạp, nhất là sự đấu tranh tiên quyết, quyết liệt trong công tác thanh tra, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo để chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước, giữ gìn kỷ cương phép nước, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Xuất phát từ lý do trên, việc ban hành Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội để thực hiện khoản 3 Điều 112 Luật Thanh tra 2022 đảm bảo đầy đủ cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn, đáp ứng yêu cầu hoạt động của các cơ quan thanh tra.

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Thanh tra chỉ ra loạt vấn đề tại Bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam

ĐÌNH TRƯỜNG |

Bộ Tài chính vừa có kết luận thanh tra chuyên đề tại Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam. Cơ quan chức năng đã chỉ ra những vấn đề tồn tại ở doanh nghiệp này liên quan đến hạch toán chi phí và đại lý bảo hiểm, nhân viên ngân hàng không thực hiện đúng quy định;...

Thanh tra, xử lí nhà thuốc hoạt động "chui" sau phản ánh của Báo Lao Động

Khánh Linh - Minh Nguyễn |

Hoà Bình - Sở Y tế đã thành lập đoàn kiểm tra nhà thuốc “chui” sau phản ánh của Báo Lao Động, đồng thời siết chặt việc quản lí các nhà thuốc trên địa bàn tỉnh và đang làm thủ tục để xử lí vi phạm hành chính của cá nhân dược sĩ Bùi Thị Ngánh (phụ trách quầy thuốc).

Thanh tra bảo hiểm nhân thọ: Điểm tên các doanh nghiệp bảo hiểm hiện nay

Thanh Giang |

Thông tin Quốc hội yêu cầu thanh tra toàn diện bảo hiểm nhân thọ là nội dung được dư luận quan tâm.

Những cán bộ y tế cơ sở "không được thừa nhận"

Nhóm PV |

Hành trình của chúng tôi dọc các tỉnh miền núi phía Bắc và nhiều địa phương khác trên cả nước đã ghi nhận những câu chuyện đáng ngạc nhiên, thực trạng đáng buồn về những cán bộ y tế cơ sở không được thừa nhận. Dù cũng nằm trong lực lượng y tế, nhưng họ lại đang “lạc loài” giữa chính đồng nghiệp của mình.

Nợ lương triền miên, bị yêu cầu báo cáo nhưng công ty xe buýt Đà Nẵng vẫn làm thinh

THÙY TRANG |

Trước vụ việc gần 100 lao động là tài xế, phụ xe của Công ty CP Quảng An 1 - đơn vị vận hành xe buýt Đà Nẵng ngưng việc tập thể, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP Đà Nẵng cho biết, hơn một tháng trước, người lao động cũng từng gửi đơn khiếu nại, sở đã có văn bản yêu cầu doanh nghiệp báo cáo sự việc nhưng doanh nghiệp này im lặng, ngó lơ.

Phụ huynh trắng đêm giành suất học cho con, Sở GDĐT Hà Nội nói thành phố không thiếu chỗ học

HOÀI ANH - PHẠM ĐÔNG |

Liên quan đến hình ảnh phụ huynh Hà Nội vạ vật, chen chúc giành suất học cho con, Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội khẳng định, thành phố không thiếu chỗ học.

Tổng cục Thuế cảnh báo về việc giả danh cơ quan thuế để trục lợi

TRÍ MINH |

Chiều ngày 5.7, Tổng cục Thuế cho biết trên các nền tảng mạng xã hội đã xuất hiện quảng cáo các dịch vụ trực tuyến về những tên miền, ứng dụng (App) giả mạo cơ quan thuế được các đối tượng xấu thiết lập và sử dụng với mục đích lừa đảo về việc ủy quyền đóng thuế; mua bán hóa đơn bất hợp pháp.

MB Ageas ôm nghìn tỉ đồng trái phiếu, lãi giảm sâu vì trích lập dự phòng

Quang Dân |

Kết thúc năm 2022, MB Ageas đã sử dụng 7.731 tỉ đồng, tương ứng khoảng 80% tổng tài sản doanh nghiệp cho các hoạt động đầu tư tài chính, trong đó, doanh nghiệp bảo hiểm này đang ôm khoảng 2.395 tỉ đồng trái phiếu doanh nghiệp.

Thanh tra chỉ ra loạt vấn đề tại Bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam

ĐÌNH TRƯỜNG |

Bộ Tài chính vừa có kết luận thanh tra chuyên đề tại Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam. Cơ quan chức năng đã chỉ ra những vấn đề tồn tại ở doanh nghiệp này liên quan đến hạch toán chi phí và đại lý bảo hiểm, nhân viên ngân hàng không thực hiện đúng quy định;...

Thanh tra, xử lí nhà thuốc hoạt động "chui" sau phản ánh của Báo Lao Động

Khánh Linh - Minh Nguyễn |

Hoà Bình - Sở Y tế đã thành lập đoàn kiểm tra nhà thuốc “chui” sau phản ánh của Báo Lao Động, đồng thời siết chặt việc quản lí các nhà thuốc trên địa bàn tỉnh và đang làm thủ tục để xử lí vi phạm hành chính của cá nhân dược sĩ Bùi Thị Ngánh (phụ trách quầy thuốc).

Thanh tra bảo hiểm nhân thọ: Điểm tên các doanh nghiệp bảo hiểm hiện nay

Thanh Giang |

Thông tin Quốc hội yêu cầu thanh tra toàn diện bảo hiểm nhân thọ là nội dung được dư luận quan tâm.