Chuyển tư duy từ nông nghiệp sản lượng cao sang nông nghiệp công nghệ cao

Phạm Đông |

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tập trung chuyển đổi mô hình tăng trưởng, chuyển tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp, chuyển từ nền nông nghiệp sản lượng cao sang nông nghiệp công nghệ cao, sinh thái, trách nhiệm, bền vững, khởi tạo chuyển đổi số.

Chuyển nông nghiệp sản lượng cao sang nông nghiệp công nghệ cao, sinh thái

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo số 132/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp về tình hình thực hiện nhiệm vụ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các khó khăn, vướng mắc và nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới.

Thông báo nêu rõ quan điểm, định hướng phát triển ngành nông nghiệp: Ba trụ cột chính của ngành là nông nghiệp, nông thôn và nông dân, trong đó người nông dân phải là trung tâm, là chủ thể, nông thôn là nền tảng, là cơ sở và nông nghiệp là động lực.

Hoạt động phát triển nông nghiệp phải xoay quanh người nông dân nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, chất lượng sống cho người nông dân; giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa Nhà nước, xã hội và thị trường. Nông nghiệp-nông thôn-nông dân phải tiếp tục góp phần ổn định chính trị, xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tập trung chuyển đổi mô hình tăng trưởng, chuyển tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp, từ chuỗi liên kết cung ứng nông sản sang liên kết giá trị ngành hàng, chuyển từ nền nông nghiệp sản lượng cao sang nông nghiệp công nghệ cao, sinh thái, trách nhiệm, bền vững, khởi tạo chuyển đổi số.

Về nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu thực hiện đồng bộ, hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo 3 nhóm trục sản phẩm chủ lực, theo các ngành, lĩnh vực và cơ cấu lại sản xuất theo vùng. Đẩy mạnh thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) để góp phần xóa đói giảm nghèo, làm giàu và thúc đẩy sản xuất lớn trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế của vùng.

Tổ chức lại sản xuất, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả gắn với quá trình chuyển đổi số, kinh tế số, phát triển mạnh mẽ, hợp lý, phù hợp hệ thống hợp tác xã, gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Đẩy mạnh cơ giới hóa và ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp; phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, công nghiệp chế biến, bảo quản, tăng tỷ trọng chế biến sâu để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm; phát triển các cụm liên kết sản xuất gắn với vùng nguyên liệu, các hình thức hợp tác liên kết sản xuất, chế biến kết nối với hệ thống tiêu thụ trong nước và quốc tế.

Tăng cường quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

Phát huy tiềm năng, lợi thế từ biển, phát triển kinh tế biển, đẩy mạnh nuôi biển và khai thác hải sản bền vững; quyết liệt thực hiện các biện pháp giải quyết dứt điểm các khuyến nghị của EC để gỡ “Thẻ vàng”, ngăn chặn và xử lý nghiêm tàu cá khai thác trái phép ở nước ngoài; nghiên cứu, đề xuất trích lập Quỹ phát triển hạ tầng thủy sản để huy động được nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng thủy sản.

Phát triển công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề ở nông thôn để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho nông dân, chuyển dịch lao động nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ để từng bước thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị; đẩy mạnh hội nhập, hợp tác quốc tế để phát triển nông nghiệp, nông thôn, đồng thời chủ động đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích của quốc gia, bảo vệ hàng hóa nông sản Việt Nam.

Tăng cường quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, nhất là rừng tự nhiên, rừng phòng hộ; khẩn trương rà soát kiểm kê rừng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp toàn quốc, tạo điều kiện phát triển kinh tế-xã hội phù hợp.

Theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai, chủ động chỉ đạo sản xuất và triển khai ứng phó thiên tai kịp thời, hiệu quả, không để bị động, bất ngờ, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra. Bộ chủ trì, cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, triển khai thực hiện Dự án di dời dân cư tại các khu vực có nguy cơ sạt lở đất, lũ ống, lũ quét để bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản cho người dân.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Tìm hướng hỗ trợ vốn cho 800 dự án nông nghiệp

Văn Nguyễn |

Nhu cầu vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương cho 800 dự án đầu tư nông nghiệp tại các địa phương hiện lên tới 8.600 tỉ đồng và Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đang gấp rút hoàn thiện một nghị định trình Chính phủ nhằm sớm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2021-2025.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói về mục tiêu theo đuổi của ngành nông nghiệp

Minh Ánh - Tạ Quang |

Trong khuôn khổ Hội nghị toàn quốc về thúc đẩy công tác chế biến và phát triển thị trường nông sản năm 2021, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đánh giá về thực trạng vấn đề chế biến nông sản ở nước ta, đồng thời đề cao vai trò của giá trị sản phẩm.

Cấp bách ưu tiên nông nghiệp thuận thiên và hạ tầng

TRẦN LƯU - TẠ QUANG |

Tại phiên họp cuối cùng của Chính phủ khóa XIV ngày 31.3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhất trí về nguyên tắc chủ trương vay nguồn vốn quốc tế khoảng 2 tỉ USD (từ Ngân hàng Thế giới, Đức, Pháp) cho mục tiêu phát triển Đồng bằng sông Cửu Long. Theo các chuyên gia, vùng ĐBSCL đang rất cần một hạ tầng giao thông đồng bộ và chuyển nền nông nghiệp truyền thống sang hướng thuận thiên nâng cao chuỗi giá trị. Đó là hai vấn đề cấp bách cần được ưu tiên tập trung đầu tư cho vùng…

Chạy 42 km mỗi ngày trong cả năm nhưng từ chối nhận kỷ lục

Minh Anh |

“Tôi không cần kỷ lục, kỷ lục sẽ chỉ là của riêng tôi nhưng mục đích của tôi là muốn gây quỹ từ thiện và truyền cảm hứng vận động cho người khác. Đó mới là điều quan trọng", McKee chia sẻ.

Bên trong thế giới freelancer: Không phải ai cũng có thu nhập hấp dẫn

HẠNH DUY |

Không bị gò bó địa điểm, thời gian, không gian làm việc, freelancer có thể chủ động trong công việc của mình. Tuy nhiên, mức thu nhập của mỗi freelancer lại không giống nhau.

Chật vật xin việc khi doanh nghiệp ít tuyển lao động

ANH THƯ - LƯƠNG HẠNH |

Trên tay là bộ hồ sơ xin việc quen thuộc, chị Lương Ngọc Diễm (SN 2003, ở Quảng Hoà, Cao Bằng) đi lòng vòng trong Khu công nghiệp Quế Võ (Bắc Ninh) để tìm công ty có nhu cầu tuyển người lao động.

Trung Quốc mở cửa trở lại và áp lực lạm phát toàn cầu

Ngọc Vân |

Trung Quốc - Công xưởng lớn nhất thế giới và quốc gia đông dân nhất - đã mở cửa trở lại sau 3 năm đại dịch, dẫn đến lo ngại gây thêm áp lực lạm phát toàn cầu.

Khiếp vía ở những con đường nườm nượp xe container và xe khách

Đinh Trọng |

Bình Dương - Hằng ngày trên Quốc Lộ 13, đường Mỹ Phước Tân Vạn và ĐT 743 nườm nượp dòng xe khách, xe container vận chuyển hàng hóa lưu thông. Những phương tiện chạy ẩu, vi phạm quy định đã gây ra nguy hiểm cho người dân đi xe máy. Nhiều vụ tai nạn chết người đã xảy ra.

Tìm hướng hỗ trợ vốn cho 800 dự án nông nghiệp

Văn Nguyễn |

Nhu cầu vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương cho 800 dự án đầu tư nông nghiệp tại các địa phương hiện lên tới 8.600 tỉ đồng và Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đang gấp rút hoàn thiện một nghị định trình Chính phủ nhằm sớm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2021-2025.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói về mục tiêu theo đuổi của ngành nông nghiệp

Minh Ánh - Tạ Quang |

Trong khuôn khổ Hội nghị toàn quốc về thúc đẩy công tác chế biến và phát triển thị trường nông sản năm 2021, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đánh giá về thực trạng vấn đề chế biến nông sản ở nước ta, đồng thời đề cao vai trò của giá trị sản phẩm.

Cấp bách ưu tiên nông nghiệp thuận thiên và hạ tầng

TRẦN LƯU - TẠ QUANG |

Tại phiên họp cuối cùng của Chính phủ khóa XIV ngày 31.3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhất trí về nguyên tắc chủ trương vay nguồn vốn quốc tế khoảng 2 tỉ USD (từ Ngân hàng Thế giới, Đức, Pháp) cho mục tiêu phát triển Đồng bằng sông Cửu Long. Theo các chuyên gia, vùng ĐBSCL đang rất cần một hạ tầng giao thông đồng bộ và chuyển nền nông nghiệp truyền thống sang hướng thuận thiên nâng cao chuỗi giá trị. Đó là hai vấn đề cấp bách cần được ưu tiên tập trung đầu tư cho vùng…