Chuyển đổi mô hình chống dịch, nếu "khóa cứng" địa phương sẽ làm đổ vỡ kinh tế

Phạm Đông |

Các chuyên gia cho rằng, việc quan trọng nhất hiện nay là chuyển đổi mô hình chống dịch. Việc "khóa cứng” địa phương sẽ dẫn đến đổ vỡ hoạt động kinh tế.

Phát biểu tại Tọa đàm tham vấn chuyên gia về kinh tế xã hội của Quốc hội sáng nay (27.9), TS Nguyễn Sỹ Dũng - nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, điều quan trọng hiện nay của nước ta là mô hình chống dịch. Mô hình chống dịch năm 2020 kéo dài, đây là nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng tới kinh tế - xã hội. Vừa qua, Thủ tướng đã nói chuyển từ không có COVID-19 sang thích ứng an toàn, thúc đẩy phát triển kinh tế.

Theo ông Dũng, chúng ta đã áp đặt mô hình zero COVID kéo dài, phong toả cứng đất nước. Thực chất việc phong tỏa cứng thì dài nhất chỉ nên 7 ngày, cùng lắm 10 ngày.

"Việc quan trọng nhất hiện nay là chuyển đổi mô hình chống dịch" - ông Dũng nêu ý kiến.

Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết, mới đây, Thủ tướng Chính phủ mới nói về chuyển đổi mô hình chống dịch, tức là thích ứng an toàn với COVID-19. Dù Thủ tướng đã có quan điểm như vậy nhưng ở các địa phương vẫn thực hiện khác nhau, mỗi nơi mỗi kiểu.

“Để bùng phát dịch bệnh, người đứng đầu phải chịu trách nhiệm, đó như một vòng kim-cô đối với lãnh đạo các địa phương. Do đó, khi có dịch, lãnh đạo tỉnh sẽ “khóa cứng” địa phương, dẫn đến đổ vỡ hoạt động kinh tế” - ông Dũng khẳng định.

Bên cạnh đó, ông Dũng cho rằng, một loạt chính sách thời gian qua đã tạo ra khoản "tô" khổng lồ (mang lại một khoản lợi ích). Ví dụ như TPHCM khoá cứng không cho chợ truyền thống, chợ dân sinh, chợ đầu mối mở; chỉ cho siêu thị hoạt động. Do đó, siêu thị nhận được khoản thu rất lớn. Những khoản "tô" đó có nhiều ở tỉnh, tất cả đánh vào người dân khó khăn.

“Nếu chuyển đổi mô hình chống dịch thì phải cho mở cửa chợ truyền thống, đầu mối sẽ giảm bớt gánh nặng cho hàng triệu người. Phải có sự thống nhất chứ không thể cách làm hiện nay, mỗi tỉnh mỗi kiểu thì đứt gãy hết chuỗi cung ứng” - nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nói.

Toàn cảnh buổi toạ đàm.
Toàn cảnh buổi toạ đàm.

Về vấn đề việc làm, ông Nguyễn Sỹ Dũng nêu rõ, nghịch lý lao động hiện nay là nơi thiếu cứ thiếu, nơi thừa cứ thừa. Ở các khu công nghiệp TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, người lao động phải chạy về, chưa biết bao giờ trở lại. Trong khi, chuỗi cung ứng toàn cầu không thể đứt gãy. Trong khi cầu của thế giới đang quay lại, nếu không có chính sách để lôi kéo lao động trở lại sẽ khiến sản xuất chúng ta gặp nhiều khó khăn.

“Tôi cho rằng, phân cấp, phân quyền là quan trọng, nhưng ở thời điểm này, phải cần mệnh lệnh từ Trung ương. Còn mỗi tỉnh mỗi kiểu, tỉnh đòi loại giấy này, tỉnh đòi loại giấy khác; tỉnh cho qua, tỉnh không thì làm sao kinh tế không đổ vỡ được”, ông Dũng khuyến nghị.

Về giải pháp năm 2022, ông Dũng cho rằng, nếu đẩy mạnh xuất khẩu thì rất tốt nhưng cầu trong nước sẽ giảm vì số người về quê sống tự cấp, tự túc vừa qua rất nhiều.

TS Võ Trí Thành phát biểu tại toạ đàm.
TS Võ Trí Thành phát biểu tại toạ đàm.

Bàn thêm về giải pháp chuyển đổi mô hình chống dịch, TS Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, đề xuất Chính phủ cần tăng cường chi tiêu tài khóa nhiều hơn nữa. Gói hỗ trợ cho phục hồi 2 năm tới thứ nhất là vượt khó, thứ hai là bắt nhịp đà phục hồi của thế giới và thứ 3 là nắm bắt xu hướng lớn của thế giới như tiêu dùng, lối sống và cuộc Cách mạng 4.0, năng lượng tái tạo.

Hiện nay, theo ông Thành, khó khăn lớn nhất đối với các doanh nghiệp (đặc biệt ở khu vực phía nam) là họ đang rất băn khoăn với mô hình, khuôn khổ chống dịch của Chính phủ để có thể chủ động quay lại sản xuất. Đối với vấn đề lao động, thực sự đang trở thành “đại sự cho cả trước mắt và lâu dài".

"Nhiều doanh nghiệp cho biết họ ít nhất phải mất 2 năm mới thu hút được lao động quay lại. Cuối cùng là vấn đề cạn kiệt dòng tiền, doanh nghiệp cần phải được hỗ trợ bằng gói tài khóa, hỗ trợ lãi suất" - ông Thành nêu ý kiến.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Chuyên gia khuyến nghị 3 giai đoạn phục hồi kinh tế trong và sau dịch

Phạm Đông |

Báo cáo tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2021 và triển vọng năm 2022, TS Nguyễn Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đưa ra 6 khuyến nghị chính sách cần sớm xây dựng và thực hiện Chương trình tổng thể phục hồi, phát triển kinh tế trong và sau đại dịch COVID-19 với 3 giai đoạn.

Các địa phương khẩn trương xây dựng và công bố kế hoạch phục hồi kinh tế

Vũ Long |

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị các địa phương và doanh nghiệp sớm có kế hoạch phục hồi, phát triển kinh tế trong tình hình mới.

Quốc hội khoá XV lần đầu tiên tổ chức toạ đàm về kinh tế-xã hội

Phạm Đông |

Ngày 27.9 tới, Văn phòng Quốc hội phối hợp với Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức toạ đàm tham vấn chuyên gia về kinh tế- xã hội.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Chuyên gia khuyến nghị 3 giai đoạn phục hồi kinh tế trong và sau dịch

Phạm Đông |

Báo cáo tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2021 và triển vọng năm 2022, TS Nguyễn Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đưa ra 6 khuyến nghị chính sách cần sớm xây dựng và thực hiện Chương trình tổng thể phục hồi, phát triển kinh tế trong và sau đại dịch COVID-19 với 3 giai đoạn.

Các địa phương khẩn trương xây dựng và công bố kế hoạch phục hồi kinh tế

Vũ Long |

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị các địa phương và doanh nghiệp sớm có kế hoạch phục hồi, phát triển kinh tế trong tình hình mới.

Quốc hội khoá XV lần đầu tiên tổ chức toạ đàm về kinh tế-xã hội

Phạm Đông |

Ngày 27.9 tới, Văn phòng Quốc hội phối hợp với Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức toạ đàm tham vấn chuyên gia về kinh tế- xã hội.