Chúng tôi là “dân Lao Động”

Huỳnh Dũng Nhân |

- Alo! Anh Phạm Hoàn đây. Huỳnh Dũng Nhân vừa ra tập thơ hả? Gửi anh một cuốn nhé!

- Alo! Anh Phạm Hoàn đây. Huỳnh Dũng Nhân vừa ra tập thơ hả? Gửi anh một cuốn nhé!

- Alo! Chú Nhân đấy à, anh Nguyễn Hữu Tính đây, anh vừa từ quê Hưng Yên vào TPHCM,  thu xếp gặp nhau nhé?

- Alo! Lê Thanh Nguyên ơi ! Huỳnh Dũng Nhân đây, mình vừa xuống Cần Thơ, hẹn Lê Thanh Nguyên và Lê Vũ Tuấn họp mặt cựu phóng viên Lao Động đi!

- Chào Lê Phi Long, anh Huỳnh Dũng Nhân nè, vừa đến Quảng Bình, mình hẹn nhau quán Bờ Kè nào...

- Xin chào anh Đặng Bá Tiến, mình vừa lên Buôn Ma Thuột, xin anh cái hẹn gặp nhau lai rai ôn chuyện Lao Động một thời...

- Alo! Anh Ngô Mai Phong có nhận ra giọng ai không, cho mình gửi cái bài tản mạn số tới với nhé !

- Anh Nhân ơi, Hoàng Văn Minh đây, sắp tới Văn phòng miền Trung in tập phóng sự, nhờ anh viết cho đôi dòng giới thiệu ...

Cứ thế và cứ như thế...Dân Lao Động hầu như đã, đang, và sẽ gắn kết với nhau bằng tình đồng nghiệp lâu dài. Tuy tôi đã rời khỏi báo Lao Động từ năm 2008, nhưng mỗi lần đi đâu làm gì, có việc gì đó, tôi và anh em Báo Lao Động lại lập tức kết nối với nhau như người nhà thân thiết. Bởi vì trong ký ức và hoài niệm của tôi, những tình cảm và sự liên kết với Báo Lao Động vẫn chưa hề đứt mạch một ngày. Khi đi đường phát hiện ra những vụ việc có thể làm tin bài tôi lập tức móc điện thoại gọi cho Báo Lao Động. Mỗi khi ngẫu hứng thì dù là lĩnh vực thơ ca hay bóng đá, tôi vẫn gửi bài ngay cho Lao Động điện tử, với hy vọng các đồng nghiệp nể tình “người cũ” mà đăng giúp. Trên các thông tin cá nhân của tôi trên mạng vẫn ghi nghề nghiệp là phóng viên Báo Lao Động, bạn bè vẫn nhớ tôi là dân Báo Lao Động, bạn đọc vẫn nhắc những bài phóng sự của tôi trên báo Lao Động. Và khi lai rai cũng vui nhất là được cụng ly với dân Lao Động, dù là người mới hay người cũ, dù là chiến hữu trên từng cây số trước kia hay lính mới gia nhập gia đình Lao Động sau này. 

 
 

Mới đây, tôi có chuyến thăm Hải Phòng thật thú vị. Anh Hà Linh Quân, một cây bút sắc sảo dày dặn trấn giữ văn phòng Báo Lao Động ở Hải Phòng trước đây lấy xe máy chở tôi đi giới thiệu những đổi thay của đất Hải Phòng. Tôi có cảm giác anh quen biết tất cả dân văn nghệ sĩ và các giới chức sắc ở thành phố Cảng này. Câu chuyện giữa chúng tôi và những người mà anh quen biết bao giờ cũng bắt đầu bằng những câu chuyện về Hải Phòng và Báo Lao Động. Mỗi góc phố Hải Phòng đều như gắn với kỷ niệm một bài báo của anh Hà Linh Quân, của các đồng nghiệp. Tôi đang ở Hải Phòng thì được biết Đỗ Quang Hạnh vừa từ Mỹ về, thế là anh Hà Linh Quân gọi điện thoại rủ Đỗ Quang Hạnh xuống Hải Phòng gặp nhau chơi. Tưởng là lời mời cũng khó thực hiện, không ngờ trưa hôm sau Đỗ Quang Hạnh có mặt tại Hải Phòng ngay. Cái tình đồng nghiệp của dân Lao động là vậy. Chuyến đi Hải Phòng cho tôi thêm cảm giác tự hào từng là phóng viên của Báo Lao Động và cũng thêm khâm phục vai trò Phụ trách địa bàn sát sao sâu sắc của cây bút đàn anh Hà Linh Quân. 

Bây giờ nhìn lại, thế hệ phóng viên thập kỷ 1990 ở phía Nam nay hầu như đã nhường chỗ cho thế hệ mới. Người đã mất, người về hưu, người chuyển công tác. Tờ Lao Động hiện nay cũng có những thay đổi đáng kể về nhân sự, về nội dung, về hình thức cũng như các hoạt động sau mặt báo. Các phóng viên Báo Lao Động đã nghỉ hay đã chuyển cơ quan khác thỉnh thoảng vẫn gặp nhau trên Facebook hoặc đây đó trên quán nhậu vẫn hỏi nhau chuyện Báo Lao Động, vẫn gọi vui nhau là “ Lao Kiều”, vẫn thường xuyên dõi theo những bước phát triển của báo, chia vui với những đồng nghiệp thành đạt, san sẻ nỗi buồn tai nạn nghề nghiệp, thăm hỏi nhau những khó khăn riêng tư sau khi đã rời khỏi báo. 

Bây giờ điểm danh lại, thấy hầu hết các cán bộ phóng viên ra đi từ Báo Lao Động đều đảm nhiệm những vị trí chủ chốt nếu là lãnh đạo ở nhiều báo đài, là cây bút chủ lực nếu là phóng viên, tính ra cũng đến 10 người làm Tổng biên tập các báo hoặc tương đương, còn cỡ trưởng phó ban thì còn nhiều hơn thế. Một trong những mẫu số chung là họ đã được tôi luyện từ môi trường của Báo Lao Động, một tờ báo được đông đảo độc giả ghi nhận về bản lĩnh nghề nghiệp, tính chuyên nghiệp và có các chuyên mục mạnh như phóng sự, bình luận, tin tức, tản văn, thể thao, văn hóa văn nghệ, công đoàn, bạn đọc, giới thiệu việc làm, công tác xã hội...

Với riêng tôi, 18 năm công tác tại Báo Lao Động là một quãng thời gian không thể nào quên được. Đó là những năm 1990 khốn khó nhưng Báo Lao Động đã tạo thương hiệu nổi bật trong làng báo chí Việt Nam, đó là thập niên 2000 với những bứt phá tìm tòi, những bước đi khá vững chắc. Rồi có những lúc thăng trầm, rồi kiến tạo “vượt qua chính mình” trong giai đoạn báo chí đa dạng và phức tạp hiện nay, nhưng dù sao đi nữa, Báo Lao Động vẫn có nền tảng khá vững vàng trong làng báo và có một vị trí xứng đáng trong lòng độc giả, nhất là các độc giả phía Bắc. Gần đây tôi tham gia giảng dạy một lớp thông tin viên của Báo Hải Quân Việt Nam. Nhiều sĩ quan học viên trong lớp cho biết họ theo dõi thông tin trên báo Lao Động khá đều đặn, nhất là các bài về biển đảo, về Trường Sa, Hoàng Sa, một phần vì biển đảo là vấn đề lính biển quan tâm, một phần vì họ thích cái “chất của Lao Động”. Tôi nghe vậy cũng tự hào lây, song cũng tự hỏi: “ Cái chất của Lao Động ấy là gì?” Và rồi tôi cũng tìm được một chút gọi là “chất của Lao Động” ấy…

Mới đây nhà báo Ngô Sơn nhắn tin cho tôi:” Báo cáo bác, em đã trở về Báo Lao Động”. Tôi lấy làm ngạc nhiên, đã từ Báo Lao Động sang Báo Hà Nội Mới “ngon” thế sao lại quay về, khi hỏi lại thì Ngô Sơn bảo: ”Biết là về Lao Động sẽ vất vả hơn, sẽ không còn thời gian cho riêng mình, nhưng em thích “chiến”, phải có những bài báo đấu tranh với tiêu cực bác ạ”. Báo Lao Động là thế đấy. Cái tâm và cái tầm luôn là một giá trị để các đồng nghiệp Lao Động của tôi phấn đấu và để gắn bó, yêu thương. Đúng như nhà thơ Chế Lan Viên đã viết trong bài Tiếng hát con tàu: ”Nơi ta ở chỉ là nơi đất ở. Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”.

Tác giả nguyên là Phó Trưởng CQTT Báo Lao Động tại TPHCM.

Huỳnh Dũng Nhân
TIN LIÊN QUAN

89 năm Báo Lao Động - đôi dòng lược sử

nguyễn huy minh |

Suốt quãng thời gian kể từ ngày thành lập đến nay, Báo Lao Động mang trong mình một lịch sử dày đặc các sự kiện. Nhân dịp kỷ niệm 89 năm ngày thành lập (14.8.1929 – 14.8.2018), chúng tôi xin được điểm lại một số đường nét trong sự nghiệp lâu dài này.

Báo Lao Động trong mắt cán bộ công đoàn, người lao động: “Nhiều bài báo giúp giải quyết vấn đề thực tiễn”

CĐ |

Theo các cán bộ CĐ và người lao động, trên các ấn phẩm của Báo Lao Động, họ đều tìm được ở mỗi trang báo những thông tin, kinh nghiệm cần thiết cho công việc cũng như cuộc sống hằng ngày. 

Công đoàn cơ sở cần chủ động tiếp cận thông tin từ báo ngành

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Sáng 10.8, tại tỉnh Ninh Bình, lãnh đạo Báo Lao Động và LĐLĐ tỉnh Ninh Bình đã có buổi làm việc đánh giá về kết quả phối hợp giữa Báo Lao Động với LĐLĐ tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2013 - 2018 và ký kết phối hợp giai đoạn 2018 - 2023.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

89 năm Báo Lao Động - đôi dòng lược sử

nguyễn huy minh |

Suốt quãng thời gian kể từ ngày thành lập đến nay, Báo Lao Động mang trong mình một lịch sử dày đặc các sự kiện. Nhân dịp kỷ niệm 89 năm ngày thành lập (14.8.1929 – 14.8.2018), chúng tôi xin được điểm lại một số đường nét trong sự nghiệp lâu dài này.

Báo Lao Động trong mắt cán bộ công đoàn, người lao động: “Nhiều bài báo giúp giải quyết vấn đề thực tiễn”

CĐ |

Theo các cán bộ CĐ và người lao động, trên các ấn phẩm của Báo Lao Động, họ đều tìm được ở mỗi trang báo những thông tin, kinh nghiệm cần thiết cho công việc cũng như cuộc sống hằng ngày. 

Công đoàn cơ sở cần chủ động tiếp cận thông tin từ báo ngành

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Sáng 10.8, tại tỉnh Ninh Bình, lãnh đạo Báo Lao Động và LĐLĐ tỉnh Ninh Bình đã có buổi làm việc đánh giá về kết quả phối hợp giữa Báo Lao Động với LĐLĐ tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2013 - 2018 và ký kết phối hợp giai đoạn 2018 - 2023.