Chưa quy định tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 ở Việt Nam

C.Nguyên - Đ.Chung - T.Trung |

Sáng 14.6, với 414/453 đại biểu có mặt tán thành, bằng 85.54%, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Giáo dục (sửa đổi) với nhiều nội dung đáng chú ý.

Chưa quy định tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2

Luật Giáo dục (sửa đổi) gồm 9 chương, 115 điều. Luật này quy định về hệ thống giáo dục quốc dân; cơ sở giáo dục, nhà giáo, người học; quản lý nhà nước về giáo dục; quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động giáo dục.

Kết quả biểu quyết thông qua Luật Giáo dục (sửa đổi). Ảnh: Thành Trung
Kết quả biểu quyết thông qua Luật Giáo dục (sửa đổi). Ảnh: Thành Trung

Trước đó, thay mặt Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình đã trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi).

Ông Bình cho biết, có ý kiến đề nghị bổ sung quy định ngôn ngữ thứ hai là tiếng Anh hoặc một ngoại ngữ khác.

"Về vấn đề này, như ý kiến phát biểu của các vị ĐBQH, Hiến pháp 2013 quy định “Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình”,“công dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp” (các điều 5, 42), chưa quy định về ngôn ngữ thứ hai", ông Bình nói.

Về đối ngoại, ông Bình cho biết, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế mạnh mẽ, việc dạy học ngoại ngữ đã được Bộ GDĐT rất chú trọng, tôn trọng sự lựa chọn của người học.

"Do đó, UBTVQH xin được giữ như quy định của dự thảo Luật (Điều 11). Chưa quy định tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai", ông Bình nhấn mạnh.

Tôn trọng sự khác biệt của người học

Liên quan tới phương pháp giảng dạy, ông Bình cho biết, có ý kiến đề nghị bổ sung quan điểm "lấy người học làm trung tâm"; “phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học” vào phương pháp giáo dục tại Điều 7.

Cũng có ý kiến đề nghị bổ sung quy định tôn trọng sự khác biệt vào yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục ở các cấp học.

Về nội dung này, ông Bình cho rằng, ý kiến của ĐBQH là xác đáng.

Do vậy, UBTVQH xin được tiếp thu và thể hiện cụ thể trong dự thảo: các điều 7, 24, 30, 43 quy định về phương pháp giảng dạy lấy người học là trung tâm.

Theo ông Bình, phương pháp này sẽ được triển khai cụ thể trong quá trình dạy học, sẽ chuyển từ giáo dục thiên về truyền thụ kiến thức sang giáo dục phát triển phẩm chất và năng lực, phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh, giúp giáo viên và học sinh chủ động, sáng tạo trong dạy và học.

"Ngoài ra, dự thảo Luật cũng quy định về yêu cầu phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất của người học đối với các cấp học của GDPT, điều này bao gồm tôn trọng sự khác biệt, phát triển của mỗi người học", ông Bình nói.

C.Nguyên - Đ.Chung - T.Trung
TIN LIÊN QUAN

NXB Giáo dục Việt Nam tặng 500 bộ sách giáo khoa cho học sinh khó khăn

An An |

Ngày 28.5.2019, tại tỉnh Sơn La, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam trao tặng 500 bộ sách giáo khoa cho học sinh là con thương binh, liệt sĩ, học sinh có hoàn cảnh khó khăn toàn tỉnh. Tổng trị giá 60 triệu đồng.

Sách giáo khoa phải sử dụng được lâu dài, nếu mỗi năm lại thay gây lãng phí

C.Nguyên - Đ.Chung - T.Trung |

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phải làm rõ việc sách giáo khoa (SGK) có thể sử dụng lâu dài, không phải mỗi năm lại thay sách khác gây lãng phí.

Học sinh khuyết tật nặng có được miễn thi trung học phổ thông?

Phạm Hằng |

Bạn đọc có email hoaitrangx@xx hỏi: Con trai tôi chuẩn bị tốt nghiệp trung học phổ thông. Cháu bị khuyết tật nặng, có giấy xác nhận của địa phương và đang được hưởng trợ cấp hàng tháng. Con tôi có được miễn thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông không?

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

NXB Giáo dục Việt Nam tặng 500 bộ sách giáo khoa cho học sinh khó khăn

An An |

Ngày 28.5.2019, tại tỉnh Sơn La, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam trao tặng 500 bộ sách giáo khoa cho học sinh là con thương binh, liệt sĩ, học sinh có hoàn cảnh khó khăn toàn tỉnh. Tổng trị giá 60 triệu đồng.

Sách giáo khoa phải sử dụng được lâu dài, nếu mỗi năm lại thay gây lãng phí

C.Nguyên - Đ.Chung - T.Trung |

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phải làm rõ việc sách giáo khoa (SGK) có thể sử dụng lâu dài, không phải mỗi năm lại thay sách khác gây lãng phí.

Học sinh khuyết tật nặng có được miễn thi trung học phổ thông?

Phạm Hằng |

Bạn đọc có email hoaitrangx@xx hỏi: Con trai tôi chuẩn bị tốt nghiệp trung học phổ thông. Cháu bị khuyết tật nặng, có giấy xác nhận của địa phương và đang được hưởng trợ cấp hàng tháng. Con tôi có được miễn thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông không?