Chủ tịch Quốc hội: Tiết kiệm không phải như “cây kéo” để cắt xén chi tiêu

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội lưu ý, tiết kiệm, chống lãng phí không phải đơn thuần như “cây kéo” để cắt xén chi tiêu, mà phải kịp thời tháo gỡ khó khăn, tạo ra nhiều giá trị gia tăng hơn. Luôn thực hiện tinh thần nếu 1 tỉ đồng mà cần thiết thì chi ngay nhưng 1 đồng mà không cần thiết cũng không chi.

Mỗi năm phải tập trung vào một số lĩnh vực cụ thể

Sáng 23.8, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã dự cuộc làm việc của Đoàn giám sát của Quốc hội với Bộ Tài chính về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Báo cáo tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, Bộ đã thực hiện nghiêm kỷ luật tài chính – ngân sách nhà nước (NSNN), tăng cường kiểm tra, giám sát và công khai, minh bạch việc sử dụng ngân sách nhà nước, tiết kiệm được 6.087,9 tỉ đồng trong công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự toán, quyết toán, quản lý, sử dụng kinh phí NSNN.

Giai đoạn 2016 - 2021, Bộ Tài chính tinh giản được 1.166 biên chế, đạt 105% kế hoạch.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc.

Qua ý kiến thảo luận tại cuộc làm việc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, kết quả quan trọng nhất là dự thảo Nghị quyết giám sát trình Quốc hội như thế nào để tạo chuyển biến thực sự, rõ nét trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Theo Chủ tịch Quốc hội, thay vì chương trình năm nào cũng gần giống nhau, còn hình thức thì mỗi năm nên tập trung vào một số lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm nổi lên, có mục tiêu cụ thể để tạo chuyển biến rõ rệt.

Khi trình ra Quốc hội cũng nên cải tiến cách thức báo cáo và thảo luận, bảo đảm tính toàn diện nhưng mỗi năm phải tập trung vào một số lĩnh vực cụ thể.

Chủ tịch Quốc hội nêu ví dụ hai năm COVID-19, nước ta cắt giảm triệt để các khoản chi thường xuyên để tăng nguồn lực chống dịch. Vậy những năm tới, Chính phủ, Quốc hội xác định năm nào tập trung trọng điểm vấn đề tiêu chuẩn, định mức; năm nào tập trung giải quyết vấn đề thất thoát, lãng phí trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai; năm nào tập trung vào tài sản công...

Cùng với đó, Chủ tịch Quốc hội cũng gợi mở, Đoàn giám sát nghiên cứu kiến nghị phát động một cuộc vận động thực hiện phong trào thi đua thực hành tiết kiệm, chống lãng phí sâu rộng trong toàn dân, cả khu vực công và khu vực tư, cả khu vực sản xuất, sinh hoạt, tiêu dùng, nhân lực, vật lực, tài lực...

Bởi thất thoát do lãng phí nhiều khi không kém gì thất thoát do các vụ án tham nhũng, tiêu cực. Một cuộc vận động với mục tiêu, tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể, gắn với đó là chính sách quốc gia về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí sẽ dễ được nhân dân ủng hộ và phát huy hiệu quả.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Một đồng mà không cần thiết cũng không chi

Bộ Tài chính thay mặt Chính phủ quản lý nhà nước về lĩnh vực quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công. Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội lưu ý, tiết kiệm, chống lãng phí không phải đơn thuần như “cây kéo” để cắt xén chi tiêu, mà một khía cạnh khác rất quan trọng là phải kịp thời tháo gỡ khó khăn, kiến tạo thể chế, kiến tạo sự phát triển, tạo ra nhiều giá trị gia tăng hơn.

Ngành tài chính phải lo cân đối ngân sách, bảo đảm an toàn tài chính quốc gia nên cũng luôn phải cẩn trọng hơn, luôn thực hiện tinh thần nếu 1 tỉ đồng mà cần thiết thì chi ngay nhưng 1 đồng mà không cần thiết cũng không chi.

Do đó, đánh giá việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đối với ngành tài chính cần tiếp cận theo hướng này chứ phải chỉ là câu chuyện mỗi năm tiết kiệm được bao nhiêu tiền.

Bộ Tài chính cần phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành rà soát lại, chỉ rõ những văn bản nào đang gây ách tắc cả về nhân lực, vật lực, tài lực để tập trung tháo gỡ, nhất là trong 3 lĩnh vực hết sức quan trọng thuộc phạm vi quản lý của Bộ gồm: dịch vụ công, dịch vụ sự nghiệp công và dịch vụ, sản phẩm công ích.

Chủ tịch Quốc hội cũng nhấn mạnh việc đánh giá lại việc khoán xe công, xem xét lại các định mức về chi tiêu công, tài sản công và xe công; đánh giá, báo cáo tổng hợp nguồn cải cách tiền lương. Thu hồi các khoản cho vay của NSNN; xem xét lại trách nhiệm quản lý nhà nước đối với phát hành trái phiếu doanh nghiệp, nhất là trái phiếu phát hành riêng lẻ; rà soát, xác định lộ trình sửa đổi, bổ sung các luật về thuế...

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội cần kiểm đếm tình trạng lấn chiếm, sử dụng trái phép đất nông nghiệp

PHẠM ĐÔNG |

Làm việc với Hà Nội về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Chủ tịch Quốc hội đề nghị cần kiểm đếm diện tích đất nông nghiệp chưa sử dụng, tình trạng lấn chiếm, sử dụng trái phép đất nông nghiệp, giải quyết câu chuyện đất dịch vụ bởi đây là đặc thù của thành phố.

Nhiều dự án giao thông chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư gây lãng phí

PHẠM ĐÔNG |

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, giao thông là “mạch máu” của nền kinh tế, nên thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là tiết kiệm “máu” cho nền kinh tế. Bộ Giao thông Vận tải cũng là Bộ sử dụng nguồn vốn đầu tư công lớn, nên càng phải nêu cao tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí.

Bộ GDĐT bị đánh giá lãng phí trong đào tạo tiến sĩ, mua sắm trang thiết bị

PHẠM ĐÔNG |

Đoàn Giám sát của Quốc hội yêu cầu làm rõ trách nhiệm, bài học kinh nghiệm về việc lãng phí trong đào tạo tiến sĩ với sự xuất hiện những luận án hàm lượng khoa học và tính ứng dụng thấp. Những thất thoát, lãng phí trong mua sắm trang thiết bị trong lĩnh vực giáo dục đã bị cơ quan có thẩm quyền xử lý.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Hà Nội cần kiểm đếm tình trạng lấn chiếm, sử dụng trái phép đất nông nghiệp

PHẠM ĐÔNG |

Làm việc với Hà Nội về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Chủ tịch Quốc hội đề nghị cần kiểm đếm diện tích đất nông nghiệp chưa sử dụng, tình trạng lấn chiếm, sử dụng trái phép đất nông nghiệp, giải quyết câu chuyện đất dịch vụ bởi đây là đặc thù của thành phố.

Nhiều dự án giao thông chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư gây lãng phí

PHẠM ĐÔNG |

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, giao thông là “mạch máu” của nền kinh tế, nên thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là tiết kiệm “máu” cho nền kinh tế. Bộ Giao thông Vận tải cũng là Bộ sử dụng nguồn vốn đầu tư công lớn, nên càng phải nêu cao tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí.

Bộ GDĐT bị đánh giá lãng phí trong đào tạo tiến sĩ, mua sắm trang thiết bị

PHẠM ĐÔNG |

Đoàn Giám sát của Quốc hội yêu cầu làm rõ trách nhiệm, bài học kinh nghiệm về việc lãng phí trong đào tạo tiến sĩ với sự xuất hiện những luận án hàm lượng khoa học và tính ứng dụng thấp. Những thất thoát, lãng phí trong mua sắm trang thiết bị trong lĩnh vực giáo dục đã bị cơ quan có thẩm quyền xử lý.