Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân: “Tôi rất thương học sinh hiện nay học quá khổ!”

HUYÊN NGUYỄN |

Trong phiên họp Thường vụ Quốc hội ngày 12.9, các đại biểu tiếp tục cho ý kiến về Luật Giáo dục sửa đổi. Trong đó, vấn đề quá tải trong chương trình học tiếp tục được nhiều đại biểu đặt ra. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bày tỏ, học sinh hiện nay học quá khổ sở, nhiều nội dung còn cao siêu, hàn lâm.

Giáo dục còn quá hình thức, quá tải

Tại phiên họp, bà Nguyễn Thanh Hải - Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội trăn trở về thời điểm khai giảng và bế giảng năm học. Theo bà Hải, hiện nay các trường đều tổ chức học 2 - 3 tuần, thậm chí 1 tháng mới khai giảng. Như vậy, khai giảng có ý nghĩa gì đối với học sinh?

“Nhiều người cho rằng thiếu thời gian học nên phải tổ chức học sớm, tôi không đồng tình vì thời điểm bế giảng thì đã thi xong, cô và trò đến trường đã hết chương trình, chỉ làm điểm và chờ bế giảng. Chúng ta đang mất khoảng 2-3 tuần, như vậy rất lãng phí thời gian”, bà Hải nói.

Trưởng Ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải
Trưởng Ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải trăn trở về thời điểm khai giảng và bế giảng năm học.

Ông Đỗ Bá Tỵ - Phó Chủ tịch Quốc hội lo ngại chương trình giáo dục gây áp lực cho học sinh. “Cần nghiên cứu giảm tải ngay các môn học trong chương trình phổ thông, đặc biệt là cấp tiểu học và trung học. Những môn mang tính chất hàn lâm nên đưa ra khỏi chương trình".

Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ lo ngại về vấn đề quá tải trong chương trình giáo dục.
Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ lo ngại về vấn đề quá tải trong chương trình giáo dục

Ông Tỵ cho rằng, phải làm sao để các em chỉ học 1 buổi, còn 1 buổi có thể ở nhà giúp gia đình, tự học, tiếp thu kiến thức thực tế, gắn học tập với thực hành, học mà chơi, chơi mà học. Học sinh học con trâu, học con dế mèn... mà không biết các con vật đó thực tế bên ngoài như thế nào, ông Tỵ nói.

“Thực nghiệm gì mấy chục năm vẫn còn thực nghiệm”

Đồng quan điểm, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bày tỏ, ngày khai giảng hiện được tổ chức hình thức quá, đánh trống khai giảng mà đã học trước nửa tháng.

“Tôi thấy rất thương học sinh hiện nay học quá khổ sở. Thế hệ chúng tôi học cách đây đã 50, 60 năm nhưng kiến thức không quên điều gì. Tất cả các bài từ vỡ lòng vẫn nắm chắc. Trong đó, 3 tháng hè chúng tôi vẫn được nghỉ trọn vẹn. Học sinh hiện nay không có 3 tháng hè trọn vẹn, không có tuổi thơ, không có vui chơi. Tôi thấy có cải cách như thế nào, tất nhiên phải đổi mới căn bản toàn diện nhưng sau khi đổi mới rồi phải có tính ổn định và thống nhất đồng bộ. Không thể có sách giáo khoa tự chọn, trường này muốn học sách này, trường kia muốn học sách kia”, bà Ngân nói.

Chủ tịch Quốc hội: “Hết cái này đến cái kia thực nghiệm, học sinh khổ lắm!”
Chủ tịch Quốc hội: “Hết cái này đến cái kia thực nghiệm, học sinh khổ lắm!”

Chủ tịch Quốc hội trăn trở: “Thực nghiệm gì mấy chục năm vẫn còn thực nghiệm. Hết chương trình này thí điểm, chương trình kia thực nghiệm, khổ lắm. Một giáo viên bày tỏ với tôi rằng kiểu giáo dục bây giờ rất khó, không làm cho học sinh tiếp thu dễ dàng mà đặt ra nhiều vấn đề quá cao siêu, hàn lâm. Thực hiện đổi mới nhiều quá không biết kinh nghiệm ở đâu mà làm quá khổ học sinh”.

Bà Ngân cũng đề cập đến chất lượng giáo dục khi học sinh học tập nhiều, không có thời gian nghỉ hè, nhưng khi hỏi về kiến thức lịch sử, địa lý… thì không trả lời được.

Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân cũng thẳng thắn chỉ rõ những bất cập trong sách giáo khoa: “Tỉnh Quảng Nam có sách vở riêng cho Quảng Nam, rồi tỉnh nào có riêng cho tỉnh đó thì nên giáo dục như thế là không được”.

Chủ tịch Kim Ngân nêu bất cập về việc sử dụng từ ngữ vùng miền khiến học sinh không nắm bắt được… Sách giáo khoa phải thông dụng cho học sinh cả một dải đất nước hình chữ S.

Chủ tịch Quốc hội cho rằng, việc sửa đổi Luật Giáo dục có quá nhiều vấn đề cần phải bàn luận kỹ. Chủ tịch đề nghị Uỷ ban Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội tiếp tục đầu tư về nội dung này, cần trách nhiệm trước thế hệ con em chúng ta, vì trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai.

HUYÊN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức lên tiếng về tài liệu đọc thơ theo ô vuông, tam giác

HUYÊN NGUYỄN |

Trước những ồn ào về tài liệu Tiếng Việt 1 – Công nghệ Giáo dục (TV1-CNGD), lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã chính thức lên tiếng về việc này.

Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: “Giáo dục đại học đã trở thành đầu vào tạo nên sự phát triển của đất nước”

Anh Nhàn |

Nguyên Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang cho rằng, một quốc gia muốn phát triển phải có được một hệ thống giáo dục đại học có chất lượng và một lực lượng lao động được đào tạo bài bản. Trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, chất lượng đào tạo không chỉ là đo lường bằng trí tuệ, bằng sự sáng tạo của người học mà còn cả yếu tố nhân cách, nhân bản, tinh thần yêu nước và yêu dân tộc. 

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Mong tạo ra được hệ sinh thái tốt cho phát triển giáo dục

Đặng Chung (ghi) |

Ngày 5.9, lễ khai giảng năm học 2018-2019 diễn ra đồng thời trên khắp cả nước. Trong dịp đặc biệt này, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo (GDĐT) Phùng Xuân Nhạ chia sẻ về những mục tiêu, kì vọng trong năm học mới; cũng như những khó khăn, thách thức và giải pháp khắc phục thời gian trước mắt và lâu dài.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Chờ đợi cuộc tái cấu trúc trên thị trường bất động sản

ANH HUY |

Ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn. 

Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức lên tiếng về tài liệu đọc thơ theo ô vuông, tam giác

HUYÊN NGUYỄN |

Trước những ồn ào về tài liệu Tiếng Việt 1 – Công nghệ Giáo dục (TV1-CNGD), lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã chính thức lên tiếng về việc này.

Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: “Giáo dục đại học đã trở thành đầu vào tạo nên sự phát triển của đất nước”

Anh Nhàn |

Nguyên Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang cho rằng, một quốc gia muốn phát triển phải có được một hệ thống giáo dục đại học có chất lượng và một lực lượng lao động được đào tạo bài bản. Trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, chất lượng đào tạo không chỉ là đo lường bằng trí tuệ, bằng sự sáng tạo của người học mà còn cả yếu tố nhân cách, nhân bản, tinh thần yêu nước và yêu dân tộc. 

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Mong tạo ra được hệ sinh thái tốt cho phát triển giáo dục

Đặng Chung (ghi) |

Ngày 5.9, lễ khai giảng năm học 2018-2019 diễn ra đồng thời trên khắp cả nước. Trong dịp đặc biệt này, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo (GDĐT) Phùng Xuân Nhạ chia sẻ về những mục tiêu, kì vọng trong năm học mới; cũng như những khó khăn, thách thức và giải pháp khắc phục thời gian trước mắt và lâu dài.