Chủ tịch Quốc hội lo ngại tình trạng ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường tại Hà Nội

Phạm Đông |

Cho ý kiến về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường là vấn đề yếu kém của Thủ đô Hà Nội.

Sáng 14.3, tiếp tục phiên họp thứ 31, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Phát biểu tại phiên họp, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, các nội dung của dự thảo Luật đã cơ bản đạt được sự thống nhất và thông suốt cả về quan điểm, tư duy và tầm nhìn giữa các cơ quan.

Nếu Luật Thủ đô hiện hành chủ yếu mang tính chất khung, thì dự thảo luật sửa đổi lần này đã đi vào những nội hàm rất cụ thể liên quan đến phân cấp, phân quyền.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì phiên họp. Ảnh: Phạm Thắng
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì phiên họp. Ảnh: Phạm Thắng/QH

Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường là vấn đề yếu kém của Thủ đô Hà Nội.

"Thủ đô phát triển mà cứ tắc nghẽn thế này, môi trường cứ ô nhiễm thế này thì làm sao? Nhiều người nước ngoài thích ở Hà Nội lắm nhưng người ta ngại nhất là vấn đề ô nhiễm không khí. Trên truyền hình đưa tin hiếm hôm nào mà chất lượng không khí tốt, khá và trung bình là thấy mừng rồi", Chủ tịch Quốc hội nói.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lưu ý, dự thảo luật lần này cần phải nghiên cứu, rà soát thêm để có những quy định phù hợp trong phân cấp, phân quyền, thẩm quyền khai thác các nguồn lực, trao quyền linh động… để làm sao Thủ đô giải quyết được những vấn đề này.

"Ví dụ tiêu chuẩn về khí thải của ô tô, xe máy chẳng hạn. Nếu các đồng chí không có tiêu chuẩn, tiêu chí khí thải ô tô và xe máy thì không giải quyết được vấn nạn tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường. Trong dự thảo luật dường như chưa được quan tâm lắm, chưa cụ thể", Chủ tịch Quốc hội nhìn nhận.

Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: Phạm Thắng
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: Phạm Thắng/QH

Nhận định nhiều vấn đề nổi cộm tại Thủ đô lại thuộc vấn đề liên ngành, phải xin ý kiến của các bộ, ngành, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dẫn ví dụ về tình trạng ngập úng.

Hay về vấn đề xử lý rác thải, cụ thể là các dự án nhà máy đốt rác, Chủ tịch Quốc hội cho biết, có quy hoạch, nhà máy vận hành rồi nhưng lại chưa có quy hoạch điện.

"Nói thật với các đồng chí là gian nan, vất vả lắm, địa phương nào cũng vướng. Nhà máy đốt rác ở Sóc Sơn có khả năng xử lý khoảng 4.500 tấn rác/ngày, phát 100kWh điện, trường hợp nếu đảm bảo kết nối được thì giao cho thành phố quyết định được không? Bởi vì điện đó chỉ là sản phẩm phụ thôi, nó không nhất thiết phải theo quy hoạch điện. Các đồng chí nhớ khoá trước không, cuối cùng tôi phải mời Bộ Công Thương về để giải quyết cho từng dự án một, rất vất vả", Chủ tịch Quốc hội dẫn ví dụ.

Trong khi các địa phương khác chưa thể giải quyết, Chủ tịch Quốc hội đặt vấn đề khi Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua thì Hà Nội có thể gỡ vướng được vấn đề này.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gợi ý, nếu nhà máy điện rác đủ tiêu chuẩn hoạt động, đấu nối lưới điện rồi thì nên giao thẩm quyền cho Hà Nội quyết.

Ngoài ra, về các biện pháp, giải pháp thu hút, huy động nguồn lực, thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, cần phải rà soát, làm rõ, đảm bảo thể chế hóa Nghị quyết só 19 của Trung ương. Đồng thời, cân nhắc việc sử dụng thuật ngữ “doanh nghiệp khởi nguồn”.

Đối với nội dung về liên kết vùng, hiện dự thảo Luật đã bỏ khái niệm “vùng Thủ đô”, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, quy định như vậy là rất mới.

Tuy nhiên đây là vấn đề quan trọng liên quan đến Luật Quy hoạch và Luật Xây dựng, do vậy, cơ quan soạn thảo cần phải lý giải một cách thật đầy đủ, thuyết phục, rõ tính khoa học trước Quốc hội.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Chất vấn Bộ trưởng Ngoại giao về giải pháp phòng chống tham nhũng

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho hay tại phiên họp tháng 3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến vào 7 dự án luật và tiến hành chất vấn 2 Bộ trưởng Tài chính và Ngoại giao.

Sửa Luật Thủ đô, bước đột phá để thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù

Phạm Đông |

Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) kỳ vọng việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; giải pháp chính sách về huy động và sử dụng nguồn lực thiết kế trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ tạo ra các bước chuyển có tính đột phá, tạo bệ phóng cho Hà Nội phát triển.

Xây dựng cơ chế đặc thù, rõ ràng trong thu hút, sử dụng nhân tài khi sửa Luật Thủ đô

Phạm Đông |

ĐBQH cho rằng, cần tạo cơ sở pháp lý rõ ràng trong chính sách về thu hút nhân tài tại dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), trong đó phải thể hiện rõ chế độ thù lao dành cho ứng viên tài năng, chất lượng cao và nên có sự tách bạch giữa nhân tài trong khu vực công và tư.

Nhiều ý kiến Thường vụ Quốc hội đồng ý cấm tuyệt đối nồng độ cồn với tài xế

PHẠM ĐÔNG |

4 ý kiến phát biểu của thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều bày tỏ đồng tình cần cấm tuyệt đối nồng độ cồn với tài xế.

Đảm bảo tính định hướng, hấp dẫn trong tác phẩm báo chí

MINH QUÂN |

TPHCM - Sáng 15.3, Hội Báo toàn quốc 2024 khai mạc tại đường Lê Lợi (Quận 1, TPHCM) với chủ đề “Báo chí Việt Nam - tiên phong, đổi mới vì Sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân".

Biệt thự triệu USD Hà Nội bán cắt lỗ cũng không ai dám chốt mua

Thu Giang |

Loạt căn biệt thự có giá hàng triệu USD nằm ở trung tâm TP Hà Nội thời gian qua đang được rao bán cắt lỗ trên mạng xã hội, khiến nhiều người nghe xong cảm thấy choáng váng.

Vừa ngồi "ghế nóng" hơn 2 tháng, cựu sếp SCB gây thiệt hại hơn 2.400 tỉ đồng

Nhóm PV |

TPHCM - Hôm nay 15.3, phiên tòa xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan (cựu Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) cùng 85 bị cáo khác trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các đơn vị khác tiếp tục với phần xét hỏi bị hại và những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.

Căn nhà bị "nuốt chửng" khi bờ sông Cầu ở Bắc Ninh sạt lở

Trần Tuấn |

Một căn nhà bị nhấn chìm khi bờ sông Cầu sạt lở. UBND TP Bắc Ninh đã di dời khẩn cấp 7 hộ dân trong khu vực bị đe dọa sạt lở này.

Chất vấn Bộ trưởng Ngoại giao về giải pháp phòng chống tham nhũng

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho hay tại phiên họp tháng 3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến vào 7 dự án luật và tiến hành chất vấn 2 Bộ trưởng Tài chính và Ngoại giao.

Sửa Luật Thủ đô, bước đột phá để thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù

Phạm Đông |

Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) kỳ vọng việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; giải pháp chính sách về huy động và sử dụng nguồn lực thiết kế trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ tạo ra các bước chuyển có tính đột phá, tạo bệ phóng cho Hà Nội phát triển.

Xây dựng cơ chế đặc thù, rõ ràng trong thu hút, sử dụng nhân tài khi sửa Luật Thủ đô

Phạm Đông |

ĐBQH cho rằng, cần tạo cơ sở pháp lý rõ ràng trong chính sách về thu hút nhân tài tại dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), trong đó phải thể hiện rõ chế độ thù lao dành cho ứng viên tài năng, chất lượng cao và nên có sự tách bạch giữa nhân tài trong khu vực công và tư.