Chủ tịch Quốc hội: Bỏ sổ hộ khẩu, giảm bớt thủ tục rườm rà cho dân nhờ

Vương Trần |

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh điều này tại phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sáng 10.8 khi cho ý kiến về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Cư trú (sửa đổi).

Có đủ thời gian thực hiện ngay việc bỏ sổ hộ khẩu giấy?

Sáng 10.8, tại phiên họp thứ 47, Ủy ban Thường vụ Quốc hội   đã cho ý kiến về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Cư trú (sửa đổi).

Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Cư trú (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết có ý kiến băn khoăn về tính khả thi của phương thức quản lý này và cho rằng, quy định thời điểm có hiệu lực của luật từ ngày 1.7.2021 là “không đủ thời gian để bảo đảm các cơ sở dữ liệu liên quan có thể hoàn thiện và vận hành ngay được trên thực tế”.

Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng. Ảnh Quochoi.vn
Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng. Ảnh Quochoi.vn

Theo ông Tùng, để áp dụng phương thức quản lý cư trú mới theo quy định của luật này, Ủy ban Pháp luật cho rằng, cần ít nhất 2 điều kiện cơ bản.

Thứ nhất, phải hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu về cư trú và cấp đầy đủ số định danh cá nhân cho mọi công dân.

Thứ hai, tất cả các cơ quan đăng ký cư trú theo quy định mới của luật (cơ quan công an từ cấp xã) phải được trang bị đủ máy móc, thiết bị, hạ tầng mạng; cán bộ, chiến sĩ đủ năng lực để thực hiện việc cập nhật, quản lý, xử lý thông tin về cư trú trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia.

Ông Tùng cũng cho biết, nhiều ý kiến đề nghị trong luật cần quy định về lộ trình chuyển tiếp phù hợp để bảo đảm việc chuyển sang phương thức quản lý cư trú mới thực sự khả thi. Trong quá trình đó, cần tiếp tục sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.

Từ đó, ông Tùng cho biết, Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị bổ sung vào dự thảo luật quy định một thời kỳ chuyển tiếp, cho phép sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã được cấp song song với hệ thống điện tử cho tới hết 31.12.2025.

"Giảm bớt thủ tục cho dân được nhờ"

Phát biểu ngay sau báo cáo của ông Tùng, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm tiếp tục đề nghị giữ nguyên phương án Chính phủ trình, để luật có hiệu lực từ 1.7.2021 và không để thời gian chuyển tiếp tới năm 2025 như đề xuất của Ủy ban Pháp luật.

“Chúng tôi thấy bây giờ vẫn lưu lại sổ hộ khẩu cho tới năm 2025 là không phù hợp, không thực tế. Đây là sự thay đổi rất căn bản, là mong muốn của nhân dân, các công dân. Bây giờ lại kéo dài thêm 1 nhiệm kỳ, 5 năm nữa thì quyết tâm thực hiện cái này không cao”, ông Lâm nói.

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm. Ảnh Quochoi.vn
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm. Ảnh Quochoi.vn

Bộ trưởng Bộ Công an cho rằng, nếu tất cả các cơ quan liên quan có sự phối hợp để thực hiện thì việc triển khai quản lý dân cư theo phương thức mới sẽ có đủ điều kiện về thời gian cũng như các điều kiện khác. “Chúng tôi là cơ quan chủ trì thấy hoàn toàn có đủ khả năng điều kiện”, ông Lâm quả quyết, và cho rằng "không có căn cứ gì kéo dài giữ sổ hộ khẩu song hành cho tới năm 2025, nếu đối chiếu với các công việc đang triển khai".

Đồng tình việc kéo dài thời gian chuyển tiếp đến 2025 là quá dài, song Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cũng lo ngại nếu bỏ ngay sổ hộ khẩu, sổ tạm trú thì sẽ có nhiều vướng mắc, vì liên quan đến nhiều thủ tục đi kèm.

“Đến năm 2025 đúng là quá dài thật, nhưng vẫn phải có thời gian chuyển tiếp linh hoạt để tạo điều kiện trong thủ tục hành chính”, ông Thanh đề nghị.

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân một lần nữa hoan nghênh tinh thần cải cách mạnh mẽ của Bộ Công an. Bởi trên thế giới không còn bao nhiêu nước sử dụng sổ hộ khẩu trong khi nước ta để quá lâu nên đến lúc cần bỏ.

“Tôi ủng hộ việc này. Cái nào tiến bộ hơn, văn minh hơn, hiện đại hơn thì ủng hộ. Thủ tục định ra mà lạc hậu rồi thì phải bỏ, phải cải cách, tại sao cứ bám những cái cũ? Giảm bớt thủ tục cho dân nhờ. Cái gì thuận tiện cho nhân dân, hiện đại thì ta làm. Đừng luyến tiếc thủ tục hành chính quá rườm rà. Tôi từng mất sổ hộ khẩu, làm lại vất vả, khai tới khai lui” – Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân nói.

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Nhìn lại sứ mệnh lịch sử hơn 70 năm của sổ hộ khẩu

Lan Anh - Thùy Dung |

Việc bỏ sổ hộ khẩu và quản lý đăng ký dân cư bằng mã số định danh cá nhân nếu được Quốc hội thông qua sẽ triển khai thực hiện từ tháng 7.2021. Việc bỏ sổ hộ khẩu đã kết thúc sứ mệnh lịch sử hơn 70 năm của sổ hộ khẩu đối với mỗi người dân và gia đình Việt Nam.

Bỏ sổ hộ khẩu giấy: Bước tiến quản lý dân cư, nhưng phải tránh lãng phí, phiền hà

Đ.Chung-C.Nguyên- T.Vương |

Chiều 9.6, tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp 9 Quốc hội khoá XIV, các đại biểu thảo luận tại tổ về Dự án Luật Cư trú (sửa đổi). Nhiều ý kiến đồng tình cho rằng, quy định mới về việc bỏ sổ hộ khẩu giấy, quản lý công dân bằng mã định danh cá nhân trong dự luật là bước tiến rất lớn. Việc này không chỉ giúp cắt giảm thủ tục hành chính mà còn giúp người dân tiếp kiệm thời gian, tránh lãng phí và phiền hà.

Bỏ sổ hộ khẩu, quản lý dân cư bằng mã số định danh: Phải bảo mật tuyệt đối, tránh lọt lộ thông tin cá nhân

VƯƠNG TRẦN - CAO NGUYÊN - ĐẶNG CHUNG |

Hôm nay (23.5), tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XIV, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ sẽ trình bày Tờ trình về dự án Luật Cư trú (sửa đổi). Một trong những nội dung lớn nhận được sự quan tâm của đông đảo người dân và nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH), đó là đề xuất về việc bỏ quản lý cư trú bằng sổ hộ khẩu, bãi bỏ 13 nhóm thủ tục liên quan để quản lý dân cư bằng mã số định danh.

Cục An toàn thực phẩm lên tiếng vụ bê bối sữa bột nhiễm khuẩn tại Pháp

Thuỳ Linh |

Công ty sản xuất thực phẩm Lactalis của Pháp đã bị buộc tội liên quan đến vụ bê bối toàn cầu kéo dài 5 năm qua. Hàng chục trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng sức khỏe do uống sữa công thức (sữa bột) nhiễm khuẩn đường ruột salmonella.

Theo chân những phụ nữ lái đò tại Khu du lịch sinh thái Tràng An

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Ngày cuối tuần, khách du lịch tới tham quan tại Khu du lịch sinh thái Tràng An (Ninh Bình) cũng đông hơn ngày thường. Tại bến thuyền Tràng An, hàng nghìn phụ nữ làm nghề chèo đò ở đây cũng tất bật hơn...

Nguy cơ tiềm ẩn từ thiết bị định vị, camera giám sát người già

Thúy Ngọc (Theo Reuters) |

Chuyên gia cho rằng, những thiết bị định vị GPS, camera giám sát người cao tuổi trong nhà hữu ích, nhưng tiềm ẩn nguy cơ xâm phạm quyền riêng tư.

Giới trẻ “cuồng” ăn thô để giảm cân và những hệ luỵ khó lường

Phùng Nhung |

Hiện nay trên mạng xã hội có rất nhiều người chia sẻ về chế độ ăn thô với mục đích tự chữa lành hoặc giảm cân nhanh chóng. Theo các bác sĩ, nếu ăn thô không đúng cách rất dễ gây mất cân bằng dinh dưỡng, ngộ độc, ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.

Hà Nội: Loạn số nhà, người dân khó tìm đúng địa chỉ

HỮU CHÁNH |

Nhiều tuyến phố Hà Nội hiện còn tình trạng loạn số nhà khi việc đánh số không tuân thủ theo quy tắc nào. Điều này khiến nhiều người phải loay hoay tìm đường, thậm chí mất vài chục phút mới đến được địa chỉ chính xác.

Nhìn lại sứ mệnh lịch sử hơn 70 năm của sổ hộ khẩu

Lan Anh - Thùy Dung |

Việc bỏ sổ hộ khẩu và quản lý đăng ký dân cư bằng mã số định danh cá nhân nếu được Quốc hội thông qua sẽ triển khai thực hiện từ tháng 7.2021. Việc bỏ sổ hộ khẩu đã kết thúc sứ mệnh lịch sử hơn 70 năm của sổ hộ khẩu đối với mỗi người dân và gia đình Việt Nam.

Bỏ sổ hộ khẩu giấy: Bước tiến quản lý dân cư, nhưng phải tránh lãng phí, phiền hà

Đ.Chung-C.Nguyên- T.Vương |

Chiều 9.6, tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp 9 Quốc hội khoá XIV, các đại biểu thảo luận tại tổ về Dự án Luật Cư trú (sửa đổi). Nhiều ý kiến đồng tình cho rằng, quy định mới về việc bỏ sổ hộ khẩu giấy, quản lý công dân bằng mã định danh cá nhân trong dự luật là bước tiến rất lớn. Việc này không chỉ giúp cắt giảm thủ tục hành chính mà còn giúp người dân tiếp kiệm thời gian, tránh lãng phí và phiền hà.

Bỏ sổ hộ khẩu, quản lý dân cư bằng mã số định danh: Phải bảo mật tuyệt đối, tránh lọt lộ thông tin cá nhân

VƯƠNG TRẦN - CAO NGUYÊN - ĐẶNG CHUNG |

Hôm nay (23.5), tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XIV, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ sẽ trình bày Tờ trình về dự án Luật Cư trú (sửa đổi). Một trong những nội dung lớn nhận được sự quan tâm của đông đảo người dân và nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH), đó là đề xuất về việc bỏ quản lý cư trú bằng sổ hộ khẩu, bãi bỏ 13 nhóm thủ tục liên quan để quản lý dân cư bằng mã số định danh.