Chủ tịch nước Tô Lâm: Công chứng phải chuẩn xác, giúp cải cách hành chính

Nhóm phóng viên |

Chủ tịch nước Tô Lâm cho rằng, dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) phải quy định trong những trường hợp nào phải công chứng, chứ không phải một cơ quan hay cán bộ nào đặt ra thủ tục buộc phải công chứng.

Chiều 17.6, kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV tiến hành thảo luận tại tổ về dự án Luật Công chứng (sửa đổi); dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi); dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về việc giảm thuế giá trị gia tăng.

Liên quan đến dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi), Chủ tịch nước Tô Lâm cho rằng, nếu đọc tổng thể thì dự thảo luật này đang phục vụ hành nghề công chứng; nếu nói là luật công chứng thì chưa toàn diện.

Chủ tịch nước cho biết, công chứng ra đời phục vụ nền quản lý hành chính và tư pháp.

“Trước đây không có công chứng vì tất cả giao dịch đều rất đơn giản. Sau khi các giao dịch phát triển lên, nhu cầu quản lý hành chính Nhà nước và phát triển của tư pháp mới sinh ra công chứng, có lẽ mới chỉ khoảng vài chục năm nay, từ đơn giản là sao y bản chính, chứng thực văn bản. Thẩm quyền ban đầu của UBND làm việc xác nhận. Sau đó xã hội phát triển mới hình thành nên nghề công chứng” - Chủ tịch nước cho biết.

Theo Chủ tịch nước, luật này trước hết phải phục vụ cho người dân có nhu cầu; phục vụ cho quản lý Nhà nước, quản trị xã hội là chính; và liên quan đến pháp lý, chứng cứ tư pháp, nên cần độ chuẩn xác rất lớn.

Theo Chủ tịch nước Tô Lâm, các cơ quan hành chính có những giai đoạn rất tùy tiện, cái gì cũng phải xác nhận và xin công chứng mới được giải quyết. Chủ tịch nước cho rằng, vừa qua, quản lý, quản trị hành chính Nhà nước cải tiến rất nhiều, cải cách thủ tục hành chính chính đã giúp công chứng giảm đi.

Chủ tịch nước nêu ví dụ, trước đây phải đi photo hộ khẩu, đến công chứng xác minh hộ khẩu, nhưng giờ không còn hộ khẩu giấy nữa. Trước đây đi làm hộ chiếu, đăng ký xe máy phải một tập giấy tờ, công chứng xác nhận...

Hiện nay, căn cước công dân là giấy tờ duy nhất xác định địa vị pháp lý của người dân; chỉ cần số định danh là giao dịch được trên môi trường điện tử, có thể khám sức khỏe, xác nhận thuế, bảo hiểm y tế...

“Trước đây, để làm các thủ tục phải xếp hàng, đến từ mấy giờ sáng, mang đầy đủ giấy tờ mới được giải quyết, còn bây giờ chỉ mang Căn cước công dân đến là được xem xét, giải quyết rồi, thậm chí cũng không cần phải đến nữa mà giao dịch điện tử. Cái đó mới là cái quan trọng, mới là cái cần phải cải tiến"- Chủ tịch nước lưu ý.

Chủ tịch nước cũng cho rằng, luật phải quy định trong những trường hợp nào phải công chứng, chứ không phải một cơ quan hay cán bộ nào đặt ra thủ tục buộc người ta phải công chứng.

Chủ tịch nước nhấn mạnh, yêu cầu cao nhất của luật công chứng (sửa đổi) là phải phục vụ nhân dân.

Do đó, Chủ tịch nước cho rằng, cần rà soát lại tổng thể hơn để luật đi vào cuộc sống và nhận được sự hưởng ứng rộng rãi hơn. Các cơ quan quản lý Nhà nước cũng phải vào cuộc, quy định cái nào là công chứng và công chứng là phải chuẩn xác; đồng thời phải đẩy mạnh cải cách hành chính.

Nhóm phóng viên
TIN LIÊN QUAN

Giới hạn độ tuổi hành nghề công chứng là 70 tuổi sẽ gây lãng phí?

NHÓM PV |

Có ý kiến cho rằng, công chứng viên cao tuổi có nhiều kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng hành nghề công chứng, việc dự thảo luật giới hạn độ tuổi hành nghề công chứng là 70 tuổi sẽ gây lãng phí nguồn lực xã hội.

Văn bản thỏa thuận mang thai hộ có bắt buộc phải công chứng?

nguyễn thêu |

Bạn đọc có email caohuanxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Xin hỏi, văn bản thỏa thuận về việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo có bắt buộc phải công chứng không?

Kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu công chứng và địa chính phạm vi toàn TPHCM

Huyền Trân |

UBND TPHCM vừa có ý kiến chấp thuận chủ trương cho phép triển khai việc kết nối cơ sở dữ liệu công chứng và cơ sở dữ liệu địa chính trên phạm vi toàn thành phố.

Tối nay, Tổng thống Nga Vladimir Putin đến Việt Nam

Thanh Hà |

Theo lịch trình, tối 19.6, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ tới Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam từ ngày 19-20.6.

Xem xét tính hiệu quả của việc xây dựng Trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài

Nhóm phóng viên |

Đại biểu Quốc hội lo lắng việc duy trì, phát triển có hiệu quả hay không bởi đầu tư xây dựng Trung tâm văn hóa ở nước ngoài, nhất là ở các nước phát triển rất tốn kém.

Vẻ hoành tráng của dự án ga T3 Tân Sơn Nhất đang thẳng tiến về đích

MINH QUÂN |

TPHCM - Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất có quy mô 1 tầng hầm, 4 tầng nổi đã xây dựng xong phần thô, đang tiến hành lắp khung phần mái. Đây là ga quốc nội lớn nhất nước phục vụ 20 triệu lượt khách mỗi năm, sẽ hoàn thành đưa vào khai thác vào dịp 30.4.2025.

Nhận định bóng đá Croatia - Albania, vòng bảng EURO 2024

An An |

Nhận định bóng đá trận Croatia - Albania trong khuôn khổ bảng B, EURO 2024.

TP Uông Bí yêu cầu làm rõ video clip khóa tu mùa hè ở chùa Ba Vàng

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Sáng nay (19.6), TP Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh) thông tin ban đầu về clip được cho là hình ảnh trong khóa tu mùa hè tại chùa Ba Vàng gây xôn xao dư luận.

Giới hạn độ tuổi hành nghề công chứng là 70 tuổi sẽ gây lãng phí?

NHÓM PV |

Có ý kiến cho rằng, công chứng viên cao tuổi có nhiều kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng hành nghề công chứng, việc dự thảo luật giới hạn độ tuổi hành nghề công chứng là 70 tuổi sẽ gây lãng phí nguồn lực xã hội.

Văn bản thỏa thuận mang thai hộ có bắt buộc phải công chứng?

nguyễn thêu |

Bạn đọc có email caohuanxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Xin hỏi, văn bản thỏa thuận về việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo có bắt buộc phải công chứng không?

Kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu công chứng và địa chính phạm vi toàn TPHCM

Huyền Trân |

UBND TPHCM vừa có ý kiến chấp thuận chủ trương cho phép triển khai việc kết nối cơ sở dữ liệu công chứng và cơ sở dữ liệu địa chính trên phạm vi toàn thành phố.